Người cao tuổi cần biết: Biểu hiện mắc cúm A/H5N1 và cách phòng tránh
Y tế 27/02/2023 18:19
Gần đây nhất, ca mắc cúm gia cầm H5N1 đầu tiên được Bộ Y tế Campuchia công bố hôm 22/2 khi một bé gái 11 tuổi ở làng Roleang, xã Romlech, huyện Sithor Kandal thuộc tỉnh Prey Veng tử vong vì virus. Đây là ca tử vong đầu tiên ở Campuchia do virus A/H5N1 trong vòng 10 năm trở lại đây.
Một ống nghiệm có dán nhãn "Cúm gia cầm". Ảnh: Reuters |
Biểu hiện mắc cúm A/H5N1 và cách phòng tránh
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cúm gia cầm A/H5N1 là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài chim và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Khi nhiễm cúm A/H5N1 ở người các biểu hiện thường giống như cúm mùa thông thường. Các dấu hiệu sớm của cúm A/H5N1 ở người thường bắt đầu trong vòng 2-5 ngày kể từ ngày bị nhiễm.
Người bệnh có các biểu hiện sốt cao đột ngột có thể trên 38 độ C, đau ngực, khó thở… kèm theo đó người bệnh có biểu hiện đau họng, ho khan, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi rã rời.
Bệnh cúm A/H5N1 ở người diễn biến nhanh gây khó thở, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Ở một vài trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng viêm kết mạc. Tùy vào từng thể trạng khác nhau ở mỗi người, giai đoạn bệnh mà các triệu chứng sẽ khác nhau.
Để phòng tránh cúm gia cầm H5N1 cần: Tuyệt đối không ăn, giết mổ gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Cần đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Tuyệt đối không được ăn tiết canh.
Không được vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Nếu phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, đặc biệt gia cầm, thủy cầm mắc bệnh. Nếu cần thiết tiếp xúc với người bệnh, gia cầm, thủy cầm mắc bệnh phải đeo khẩu trang y tế, đeo kính, mũ, mặc quần áo bảo hộ, ủng, găng tay. Rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc.
Người mắc bệnh mạn tính, trẻ em là những đối tượng có nguy cơ mắc cúm cao, không nên tiếp xúc với nguồn bệnh. Thời tiết chuyển lạnh cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng giúp phòng bệnh.
Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Tăng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở NMO - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 05/2023/NĐ-CP ngày 15/2/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày ... |
Người cao tuổi cần biết: Thủ tục khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế năm 2023 Tham gia bảo hiểm y tế giúp giảm thiểu chi phí khám, chữa bệnh cho người dân, đặc biệt là đối với những người có ... |
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân: Đảng, Nhà nước luôn chăm lo, lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cho ngành y tế Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2023), sáng 23/2, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ ... |