Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Hội thảo khoa học quốc tế về Nguyễn Đình Chiểu

Nằm trong chuỗi các sự kiện hoạt động nhằm kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ, nhà giáo, thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu, ngày 29/6, tại TP Bến Tre, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, UBND tỉnh Bến Tre phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay".
undefined
Ông Lê Đức Thọ, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre phát biểu khai mạc

Đến dự hội thảo có ông Christian Manhart, Trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ; TS Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Phạm Vinh Quang, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại, Bộ Ngoại Giao, kiêm Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam; ông Lê Đức Thọ, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; bà Hồ Thị Hoàng Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre; ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre; ông Cao Văn Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre; GS.TS Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa - Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch); cùng gần 200 học giả, khách mời trong nước và quốc tế đến từ các nước Pháp, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc…

undefined
Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu chào mừng hội thảo, TS.Lê Đức Thọ, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cho biết, Hội thảo khoa học quốc tế “Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay" là một trong những hoạt động quan trọng mà tỉnh Bến Tre thay mặt Việt Nam cam kết với UNESCO, về việc vinh danh nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu là Danh nhân văn hóa, cùng kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông (1/7/1822 – 1/7/2022). Đây còn là dịp để tỉnh Bến Tre được đón tiếp các quý vị đại biểu quốc tế và trong nước tới thăm, tìm hiểu thêm về vùng đất, con người Bến Tre.

Theo Tiến sĩ Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nguyễn Đình Chiểu là tác giả Việt Nam có tác phẩm được phổ biến ở nước ngoài chỉ đứng sau Đại thi hào Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu đã được nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và quốc tế tìm hiểu trong suốt hơn 150 năm qua. Những giới thiệu về tác phẩm của ông được người Pháp tiến hành ngay từ khi nhà thơ còn sống. Trải qua thời gian, tác phẩm, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu đã đi vào lịch sử, văn học, văn hóa - nghệ thuật vào đời sống của người dân Nam Bộ cũng như cả trong nước và nước ngoài.

undefined
Ông Madan Mohan Sethi (ngồi giữa), Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP Hồ Chí Minh

Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận, tiếp tục làm rõ nhiều vấn đề xung quanh thời đại, quê hương và gia đình của Nguyễn Đình Chiểu; vị thế của nhà văn hóa được UNESCO vinh danh và giá trị các tác phẩm,... Từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục bảo vệ và phát huy di sản của danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu.

Đồng thời, thảo luận về nhân cách văn hóa Nguyễn Đình Chiểu, những giá trị văn hóa trường tồn; tinh thần hiếu học của cụ Đồ trong xã hội thế kỷ XIX và dòng chảy lịch sử; giá trị văn hóa, sức sống, tầm ảnh hưởng các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu với đương thời và hôm nay. Đặc biệt là hướng về nội dung bảo vệ và phát huy giá trị tư tưởng, nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Di sản Nguyễn Đình Chiểu và phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam, du lịch danh nhân ở Việt Nam nói chung, Bến Tre nói riêng.

Cũng qua Hội thảo, tỉnh Bến Tre mong muốn UNESCO, các quốc gia thành viên của UNESCO, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các bộ, ban, ngành Trung ương của Việt Nam, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam tiếp tục đồng hành, hỗ trợ để hoạt động gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, thơ văn của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu xứng tầm với danh hiệu cao quý được công nhận, vinh danh ở tầm quốc tế. Đồng thời, đề nghị đưa kỷ niệm Ngày sinh của Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu được tổ chức cấp Nhà nước vào những năm chẵn, năm tròn theo quy định hiện hành.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, Trưởng ban Tổ chức hội thảo Trần Ngọc Tam cho biết: Triết lý và mẫu người văn hóa, sự nhất quán giữa hành động trong đời thực và triết lý thể hiện trong tác phẩm văn chương của Nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu cần nghiên cứu kỹ hơn, nhất là người thầy thuốc, thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu. Thời đại ngày nay rất khác với thời đại mà Nguyễn Đình Chiểu sống. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 khiến nhiều vấn đề trong đời sống của nhân loại biến đổi. Vấn đề bảo vệ, phát huy di sản văn hóa, giá trị của di sản văn hóa của danh nhân Nguyễn Đình chiểu cần đặt trong bối cảnh thời đại này.

Các tham luận của các học giả nước ngoài cho thấy, Nguyễn Đình Chiểu từ lâu đã được nghiên cứu và ngưỡng mộ ở nhiều nước. Giáo sư AYa Sokolovsky, Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn đông, Nga, chia sẻ: “Tên tuổi của nhà thơ yêu nước Việt Nam vĩ đại nhất thế kỷ 19, Nguyễn Đình Chiểu được nhiều người biết đến ở Nga. Ông chủ yếu được biết đến với tư cách là một đại biểu xuất sắc của văn học chống Pháp tại Việt Nam thời thuộc địa. Tác phẩm chính của ông được biết đến ở đất nước chúng tôi, nhờ vào những bản dịch và nghiên cứu của những nhà Phương Đông học”.

Tiến sĩ Pascal Bourdeaux đến từ Viện khảo cứu cao cấp Pháp: “Nguyễn Đình Chiểu thuộc thế hệ nếm trải cuộc xâm lăng của Pháp và hứng chịu những hậu quả đầu tiên của chế độ thực dân. Sự nghiệp văn chương của ông phản ánh rõ điều này. Nếu như về nội dung, tác phẩm của ông vì thời cuộc mà có khuynh hướng bày tỏ lòng yêu nước, thì về hình thức, nó cũng có những chuyển biến quan trọng nhờ sự phát triển của ngành in ấn và việc một số tác phẩm sớm được dịch sang tiếng Pháp như “Lục Vân Tiên”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Chính vì thế, nhà cầm quyền Pháp duy trì mối quan hệ đầy mâu thuẫn với Đồ Chiểu lúc sinh thời. Hay nói rộng ra, đó là quan hệ văn hóa đặc biệt được hình thành giữa nền văn học Pháp, nơi đón nhận những bản dịch của nhà thơ và di cảo của ông, vẫn cần được tiếp tục khám phá”.

Nhà nghiên cứu Hàn Quốc, Jeon Hye Kyung và Lee Hyeo Heong nêu lên sự tương đồng giữa 2 tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu và “Chữ N - Hyang Jeon” khá thịnh hành ở Hàn Quốc: “Ở cả Việt Nam và Hàn Quốc, thế kỷ 18 và 19 là giai đoạn đánh dấu sự kết thúc thời kỳ toàn thịnh của văn học chữ Hán, vốn là thể loại văn viết phổ biến ở khu vực Đông Á, và đón chào thời kỳ toàn thịnh của văn học chữ quốc ngữ. Trong thời kỳ này, văn học chữ Nôm phổ biến tại Việt Nam và văn học Hangeul lên ngôi tại Hàn Quốc. Theo đó, tại Việt Nam có các tác phẩm tiêu biểu như “Truyện Kiều” và “Lục Vân Tiên”, còn tại Hàn Quốc xuất hiện “Thẩm Thanh truyện” và “Xuân Hương truyện”.

"Hội thảo khoa học quốc tế sẽ là một hoạt động góp phần gia tăng cam kết của tỉnh Bến Tre và Việt Nam với UNESCO, tiếp tục khẳng định giá trị di sản mà danh nhân Nguyễn Đình Chiểu để lại cho hậu thế, đóng góp hữu hiệu cho công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp của di sản văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế", Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh.

Đồng thời, thảo luận về nhân cách văn hóa Nguyễn Đình Chiểu, những giá trị văn hóa trường tồn; tinh thần hiếu học của cụ Đồ trong xã hội thế kỷ XIX và dòng chảy lịch sử; Giá trị văn hóa, sức sống, tầm ảnh hưởng các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu với đương thời và hôm nay. Đặc biệt là hướng về nội dung bảo vệ và phát huy giá trị tư tưởng, nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Di sản Nguyễn Đình Chiểu và phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam, du lịch danh nhân ở Việt Nam nói chung, Bến Tre nói riêng.

Theo tác giả Nguyễn Quang Trị, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Bến Tre, Nguyễn Đình Chiểu trở thành thần tượng trong lòng dân Ba Tri, Bến Tre. Ở khắp nơi huyện Ba Tri, trong những thập niên từ đầu đến giữa thế kỷ XX, phong trào đọc thơ, ngâm thơ, nói thơ Lục Vân Tiên, hát tuồng Lục Vân Tiên, đờn ca tài tử, ca ra bộ có nội dung Vân Tiên - Nguyệt Nga diễn ra trên thực tế xã hội như một trào lưu áp đảo.

Theo Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Võ Thành Tâm, Trưởng Bộ môn Quan hệ quốc tế, Đại học Nguyễn Tất Thành, hình tượng Lục Vân Tiên và lối sống Nam Bộ đã có những ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng người Ấn Độ sinh sống tại Việt Nam. Cộng đồng Ấn Kiều đã đến Việt Nam (chủ yếu ở Nam Bộ) đã tiếp xúc và giao lưu với văn hóa, con người và lối sống Nam Bộ như tinh thần trượng nghĩa, tính đoàn kết cộng đồng có trước có sau, luôn luôn sẵn sàng đùm bọc cứu giúp nhau trong cơn hoạn nạn, lúc khó khăn, có hiếu với cha mẹ, có chí tiến thủ, trọng nghĩa khinh tài, không quá chú trọng đến nhà cửa, yêu chuộng người tài, người có học, giáo dục truyền thống lễ nghĩa, trọng chữ tín trong làm ăn buôn bán. Đó chính là phẩm chất, lối sống Nam Bộ đã được khắc họa hết sức rõ nét trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Quá trình cộng cư đã hình thành những gia đình Ấn - Việt, sự ảnh hưởng của lối sống này ngày một rõ nét hơn.

Giáo sư, Tiến sĩ Venkat Reddy Konatham đề xuất một số kiến nghị như: dịch thuật, nghiên cứu và ứng dụng, thực hành, diễn xướng nói thơ Vân tiên và các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn của văn hóa Ấn Độ; thiết kế các tour du lịch học tập danh nhân Nguyễn Đình Chiểu với điểm khởi đầu là từ các cộng đồng Ấn - Việt ở Ấn Độ và điểm kết thúc là khu mộ cụ Đồ Chiểu ở Bến Tre…

Nguyễn Đình Chiểu là một tượng đài, một tấm gương sáng của Việt Nam được nhiều nước biết tới, là một hình mẫu của con người luôn vượt lên những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống và theo đuổi lý tưởng học tập suốt đời để phụng sự con người. Ông sinh năm 1822, mất năm 1888, tên thường gọi là Đồ Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu là người học rộng tài cao, từng đỗ tú tài. Đến năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849 nhưng trớ trêu thay mẹ ông mất. Vì quá thương nhớ mẹ, ông đã khóc đến mù lòa hai mắt. Sau thời gian đó, Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây, ông vẫn tiếp tục dạy học và làm thầy thuốc. Dù bị hỏng cả hai mắt nhưng ông vẫn tích cực dùng văn chương để kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.

Ngày 23/11/2021 tại Paris, Pháp, UNESCO đã thông qua Nghị quyết vinh danh Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nhân loại và tham gia kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu vào năm 2022.

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cho rằng, Nguyễn Đình Chiểu sống hòa mình vào Nhân dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân và đưa hình tượng người nông dân vào trong các tác phẩm của mình như những người tiêu biểu nhất của tinh thần yêu nước, với ý chí quật cường của dân tộc trong cơn khói lửa. Đối với khu vực Nam Bộ, nhất là tỉnh Bến Tre - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ người Bến Tre nói riêng, Nam Bộ và cả nước nói chung về đạo lý làm người, về tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất. "Trong giai đoạn hiện nay, tấm gương yêu nước, sống gắn bó mật thiết với Nhân dân, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, đem tài năng và trí tuệ của mình tận tâm, tận lực phục vụ cho dân, cho nước của ông trở thành là mạch nguồn truyền thống tốt đẹp ở Bến Tre - quê hương Đồng Khởi anh hùng. Việc vận dụng, phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống ấy vào việc xây dựng, phát triển quê hương, đất nước ở hiện tại cũng như trong tương lai là trách nhiệm của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh Bến Tre nói riêng, Nam Bộ và cả nước nói chung", Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nhấn mạnh.

Hải Linh - Trần Cường

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng có gió giật cấp 15; dự báo chiều 8/9 bão tan dần

Tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng có gió giật cấp 15; dự báo chiều 8/9 bão tan dần

Vị trí tâm bão số 3 ở trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng lúc 16 giờ ngày 7/9 có sức gió mạnh nhất cấp 11 - 12 (103 - 133 km/giờ), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15 - 20 km/giờ.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai

Ngày 7-9, trước khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

Ngay sau khi bão số 3 đổ bộ vào khu vực giữa tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng vào khoảng 12h30 ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp thứ 2 của Sở Chỉ huy tiền phương, đánh giá tình hình ứng phó của các địa phương.
Tỉnh Bình Định: Thị xã An Nhơn chung tay chăm lo cho người nghèo

Tỉnh Bình Định: Thị xã An Nhơn chung tay chăm lo cho người nghèo

Nhằm đẩy mạnh phong trào “Vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị xã hội thị xã An Nhơn thường xuyên tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng xã hội chung tay giúp đỡ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo.
Thành lập Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Thành lập Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thành lập Công viên địa chất (CVĐC) Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Tin khác

Tỉnh Phú Yên: Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập

Tỉnh Phú Yên: Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập, TP Tuy Hòa - tỷ lệ 1/2.000 (nay là Quy hoạch phân khu).

Bí thư Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Bí thư Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng vừa được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường
Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp
Sáng nay (ngày 5/9/2024), bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập
Sáng 5/9, các trường mầm non, phổ thông trên cả nước đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới
Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

Chủ động các phương án, không để bị động, bất ngờ trước bão số 3

Chủ động các phương án, không để  bị động, bất ngờ trước bão số 3
Các địa phương đã triển khai phương án chủ động ứng với phó với bão số 3, không chủ quan, lơ là, chuẩn bị sẵn sàng theo phương châm "4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ...

Tự hào với những thành tựu trong 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào với những thành tựu trong 70 năm xây dựng và phát triển
Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Sơn Giang vừa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập xã (1954-2024).

Xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng: Làm tốt công tác an sinh xã hội

Xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng: Làm tốt công tác an sinh xã hội
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Tài Văn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Hàng ngàn khán giả thưởng thức Đại nhạc hội “Đôi cánh diệu kỳ”

Hàng ngàn khán giả thưởng thức Đại nhạc hội “Đôi cánh diệu kỳ”
Hòa trong không khí hân hoan của cả nước kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024), tối 3/9, chương trình Đại nhạc hội “Đôi cánh diệu kỳ” là điểm nhấn khép lại chuỗi hoạt động ấn tượng của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt” năm 2024, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Bình Định đồng tổ chức.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.

Nhớ về minh sư Thích Quảng Đức - một chân tu yêu nước

Nhớ về minh sư Thích Quảng Đức - một chân tu yêu nước
Thiền sư Thích Quảng Đức sinh ra ở làng Hội Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Tục danh của ngài ban đầu là Lâm Văn Tức, tự Tuất, nhưng khi lên 7 tuổi đã được cậu ruột nhận làm con nuôi nên đổi họ thành Nguyễn Văn Khiết. Cậu ruột của ngài chính là Hòa thượng Hoằng Thâm, cũng là vị minh sư khai tâm, điểm đạo cho ngài Thích Quảng Đức xuất gia tu học. Tấm gương chân tu và cứu nhân độ thế của Hòa thượng Thích Quảng Đức cần phổ biến rộng rãi trong xã hội và cộng đồng sư sãi đời nay…

Bình Định: đông đảo du khách về dự Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ

Bình Định: đông đảo du khách về dự Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ
Nhân kỷ niệm 232 năm ngày mất Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ (1792 - 2024), sáng 1/9 (29/7 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn đã diễn ra Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Vận động xây dựng nhà Đại đoàn kết, làm tốt công tác an sinh xã hội

Vận động xây dựng nhà Đại đoàn kết, làm tốt công tác an sinh xã hội
5 năm qua, Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Tây Sơn đã vận động, huy động các nguồn lực xã hội được hơn 20 tỷ đồng để xây dựng nhà Đại đoàn kết, thực hiện công tác an sinh xã hội, thăm tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Thái Nguyên: Giao ban tổng kết công tác tháng 8 và triển khai công tác tuyên truyền trong tháng 9

Thái Nguyên: Giao ban tổng kết công tác tháng 8 và triển khai công tác tuyên truyền trong tháng 9
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên vừa phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Dự Hội nghị có lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông Trung ương và địa phương.
Xem thêm
Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của ch
Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Trong không khí của những ngày thu lịch sử, Hôm nay, ngày 5.9 học sinh trên cả nước đã dự lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thầy trò trên cả nước đã sẵn sàng cho 1 năm học với mục tiêu kiên định, tiếp tục đổi mới, sáng tạo. Cùng chung niềm vui ấy, thầy và trò trường THCS Tả Thanh Oai long trọng tổ chức Lễ Khai Giảng năm học mới 2024-2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo địa phương cùng 95 cán bộ giáo viên, nhân viên và toàn thể 2268 học sinh trong trường.
Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Thuốc lá là người bạn đồng hành của ung thư, hay nói cách khác hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến nghĩa địa. Hút thuốc lá không gây ra cái chết tức thì mà nó ngấm dần rồi giết dần giết mòn cơ thể người hút thuốc lá. Chính vì vậy mà nhiều người có suy nghĩ không đúng về tác hại của thuốc lá. Phần lớn họ quan niệm rằng, chỉ có thuốc lá điếu truyền thống mới có hại và dần chuyển sang thuốc lá điện tử. Vì nghĩ thuốc lá điện tử ít gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ vị thành niên hiện nay.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, tro
Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa,
Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ T
Phiên bản di động