Giải mã sốt và cách xử trí đúng
Sức khỏe 31/03/2022 12:18
Mức độ sốt dựa vào thân nhiệt đo tại các vị trí nách:
• Sốt nhẹ: 37.5°C - 38°C
• Sốt vừa: 38°C - 39°C
• Sốt cao: 39°C - 40°C
• Sốt kịch phát: > 40°C
Mức độ sốt dựa vào thân nhiệt đo tại hậu môn như sau:
• Sốt nhẹ: 38 - 39°C
• Sốt vừa: 39 - 40°C
• Sốt cao: 40 -41,11°C
• Sốt kịch phát: >41,1°C
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt, các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm: Đổ mồ hôi; Ớn lạnh và rùng mình; Đau đầu; Đau cơ; Ăn mất ngon; Trẻ cáu gắt; Mất nước; Suy nhược.
Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi có thể bị co giật do sốt. Khoảng một phần ba số trẻ em bị một cơn sốt sẽ có một cơn co giật khác, phổ biến nhất là trong vòng 12 tháng sau.
6. Sốt như thế nào thì cần phải đi khám?
6. 1. Đối với trẻ dưới 2 tuổi:
Sốt không rõ nguyên nhân là điều đáng lo ngại ở trẻ sơ sinh và trẻ em hơn là ở người lớn. Liên hệ với bác sĩ nếu:
• Trẻ dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ trực tràng từ 38°C (100,4°F) trở lên.
• Từ 3 đến 6 tháng tuổi và có nhiệt độ trực tràng lên đến 38,9°C (102°F) và có vẻ cáu kỉnh bất thường, thờ ơ hoặc khó chịu hoặc có nhiệt độ cao hơn 38,9°C (102°F).
• Trong độ tuổi từ 6 đến 24 tháng và có nhiệt độ trực tràng cao hơn 38,9°C (102°F), sốt kéo dài hơn một ngày nhưng không có triệu chứng nào khác. Nếu trẻ cũng có các dấu hiệu và triệu chứng khác, chẳng hạn như cảm lạnh, ho hoặc tiêu chảy, thì gia đình phải đưa bé đi khám ngay.
6. 2. Đối với trẻ trên 2 tuổi:
Nếu trẻ bị sốt nhưng vẫn chơi đùa, ăn uống bình thường thì chưa đáng lo ngại. Liên hệ với bác sĩ khi:
• Trẻ thờ ơ hoặc cáu kỉnh, nôn mửa liên tục, đau đầu dữ dội hoặc đau bụng, hoặc có bất kì triệu chứng nào khác gây khó chịu đáng kể.
• Bị sốt kéo dài hơn ba ngày.
• Trông bơ phờ và giao tiếp bằng mắt kém.
6. 3. Đối với người lớn:
Gọi cho bác sĩ nếu nhiệt độ của bạn là 39,4°C (103°F) hoặc cao hơn. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây kèm theo sốt:
• Nhức đầu dữ dội.
• Phát ban da bất thường, đặc biệt nếu phát ban nặng hơn và nhanh chóng.
• Nhạy cảm bất thường với ánh sáng.
• Cứng cổ và đau khi bạn cúi đầu về phía trước.
• Rối loạn tâm thần.
• Nôn mửa liên tục.
• Khó thở hoặc đau ngực.
• Đau bụng hoặc đau khi đi tiểu.
• Co giật hoặc động kinh.
7. Sốt theo Y học cổ truyền
Trong Y học cổ truyền, sốt thuộc phạm vi chứng nhiệt do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Thực nhiệt:
• Do hỏa độc, nhiệt độc gây ra các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm.
• Do thấp nhiệt gây các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục và đường tiêu hóa.
• Do thử nhiệt gây sốt về mùa hè, say nắng.
Huyết nhiệt:
• Do tạng nhiệt trong cơ thể (hay tình trạng dị ứng nhiễm trùng).
• Do ôn nhiệt xâm phạm vào phần dinh, phần huyết gây mất tân dịch nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch thường là những biến chứng trong giai đoạn toàn phát các bệnh truyền nhiễm.
8. Xử trí sốt như thế nào cho đúng?
Sốt về cơ bản là một phản ứng có lợi vì vậy chúng ta cần bình tĩnh và có thái độ đúng:
• Tôn trọng phản ứng sốt.
• Thận trọng khi điều trị sốt.
• Can thiệp khi sốt cao, kéo dài.
8.1. Sốt nhẹ và vừa (dưới 39°C)
• Cởi bớt quần áo, giữ cho phòng thoáng mát.
• Uống đủ nước.
• Chườm ấm.
Cách chườm ấm khi bị sốt:
• Nhúng khăn vào chậu nước ấm (nhiệt độ khoảng 40 - 42°C, có thể thử bằng tay thấy nước ấm hơn nhiệt độ cơ thể bạn một chút là được), vắt hơi ráo.
• Đặt khăn vào các vị trí: 2 hõm nách, 2 bên bẹn, một khăn khác dùng để lau khắp cơ thể.
• Thay khăn sau mỗi 2 - 3 phút và đo nhiệt độ cơ thể mỗi 15 - 30 phút một lần.
• Ngưng chườm khi nhiệt độ đo tại nách dưới 37,5°C.
Đánh bạc và lòng trắng trứng để hạ sốt (Cách thực hiện đã trình bày trong chuyên mục thầy thuốc tốt nhất là chính mình số 49 (3141) game bài đổi thưởng tiền that ra ngày 10/3/2022)
Có thể sử dụng một số vị thuốc Y học cổ truyền để hạ sốt như:
• Cỏ mực (Cỏ nhọ nồi/Hạ liên thảo): Dùng tươi: Sử dụng 100-200g cỏ tươi giã lấy nước uống. Bã thuốc dùng đắp lên trán; Dùng khô: 30-50g/ lần đun với 500ml đun cho đến khi còn 250ml nước uống ngày 3 lần.
• Rau diếp cá (Ngư tinh thảo): Sử dụng 50-100g/lần lá tươi giã lấy nước uống. Ngày uống 3-4 lần.
• Lô Căn (Rễ cỏ sậy): Sử dụng 15-30g khô/lần sắc với 500ml nước đun cho đến khi còn 250ml. Dạng tươi dùng liều gấp đôi. Sắc uống ngày 3-4 lần. Ngừng sử dụng khi hết sốt.
•Sài hồ bắc: 15g sắc nước uống.
• Rễ cỏ tranh (Bạch mao căn): Sử dụng 15-40g khô/lần đun với 500ml nước cho đến khi còn 250ml. Uống ngày 3-4 lần. Ngừng dùng khi hạ sốt.
8.2. Sốt cao và sốt kịch phát (trên 39°C)
Khi sốt trên 39°C cần sử dụng phối hợp thuốc hạ sốt với các biện pháp trên. Thuốc hạ sốt thường dùng là Paracetamol với liều 10-15mg/kg cân nặng/lần. Có thể dùng lại sau 4 - 6 giờ nếu như vẫn còn sốt. Tối đa là 60mg/kg cân nặng/24 giờ.
Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp lau mát thay cho chườm ấm, khi sốt trên 39°C. Cách lau mát như sau:
• Nhúng khăn vào chậu nước ấm (thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2°C, bảo đảm nước luôn ấm trong suốt quá trình lau mát), vắt hơi ráo.
• Đặt khăn vào các vị trí: 2 hõm nách, 2 bên bẹn, một khăn khác dùng để lau khắp cơ thể.
• Thay khăn sau mỗi 2 - 3 phút và đo nhiệt độ cơ thể mỗi 15 - 30 phút một lần.
• Ngưng chườm khi nhiệt độ đo tại nách dưới 38,5°C.
8.3. Trẻ bị sốt cao co giật phải làm sao?
Trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi có thể bị co giật do sốt, thường bao gồm mất ý thức và run chân tay ở cả hai bên cơ thể. Mặc dù đáng báo động, nhưng phần lớn các cơn co giật do sốt không gây ra ảnh hưởng lâu dài.
Nếu trẻ bị sốt cao và co giật cần làm như sau:
• Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp trên sàn hoặc mặt đất.
• Loại bỏ bất kì vật sắc nhọn nào ở gần trẻ.
• Nới lỏng quần áo.
• Ôm trẻ để tránh bị thương.
• Không cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ hoặc cố gắng ngăn cơn co giật.
• Nhanh chóng tìm sự trợ giúp của nhân viên y tế.
Việc điều trị sốt như trên chỉ là điều trị triệu chứng, tránh dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra nguyên nhân gây sốt để điều trị triệt để.