Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Dấu ấn của đồng chí Xuân Thủy tại Hội nghị Paris

50 năm trước đây, vào ngày 27/1/1973, cuộc đàm phán Paris về Việt Nam đã được kí kết, chấm dứt cuộc đàm phán kéo dài đến 5 năm (1968-1973). Thắng lợi của đàm phán Paris và Hiệp định Paris đã buộc quân đội Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, tạo thế và lực mới thống nhất đất nước. Quá trình đàm phán ở Paris và Hiệp định Paris là chiến thắng của một nền ngoại giao chính nghĩa của Việt Nam, trong đó ghi đậm dấu ấn của đồng chí Xuân Thủy...

Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chính phủ Cách mạng lâm thời Công hòa miền Nam Việt Nam tham gia đàm phán tại Paris cho rằng: “Với tài năng và bản lĩnh thể hiện trong công tác vận động quần chúng, đồng chí Xuân Thủy đã phát huy sang lĩnh vực ngoại giao một cách nhuần nhuyễn. Đối với đối phương, đồng chí có thái độ đàng hoàng, tự tin nhưng nội dung đối thoại sắc bén, đập lại những luận điệu xuyên tạc, làm sáng tỏ lập trường chính nghĩa của ta, làm đối phương khó đáp lại, và nhiều khi họ phải chọn cách im lặng”.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Xuân Thủy, Cố vấn Lê Đức Thọ gặp gỡ phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Hội nghị Paris năm 1973.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Xuân Thủy, Cố vấn Lê Đức Thọ gặp gỡ phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Hội nghị Paris năm 1973.

Đồng chí Xuân Thủy đã vận dụng sáng tạo sách lược “tuy hai mà một, tuy một mà hai”, phối hợp chặt chẽ giữa hai miền Nam - Bắc trong đàm phán, hướng tới mục tiêu chung là độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Suốt quá trình đàm phán tại Paris, trong khi Mỹ đã phải 4 lần thay đổi Trưởng đoàn, ông luôn được Đảng và Nhà nước tín nhiệm giao trọng trách Trưởng đoàn từ đầu đến cuối. Đó là những năm tháng làm toát lên trí tuệ và nhân cách Xuân Thủy trong cuộc đấu trí đầy cam go với đối phương. Nền ngoại giao hòa hiếu của dân tộc Việt Nam và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đã được ông tiếp thu hết sức nhuần nhuyễn để đi đến kết quả cao nhất của cuộc đàm phán. Cũng theo bà Nguyễn Thị Bình, trong các cuộc họp “ngày thứ Năm” (tại trung tâm Kleber, nơi diễn ra cuộc đàm phán công khai giữa 4 đoàn ở Hội nghị Paris), trong lúc đoàn Mỹ luôn luôn tránh né sự có mặt của đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, thì đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại ra sức đề cao đại diện của Nhân dân miền Nam. Đặc biệt, “Thường sau mỗi cuộc họp, đồng chí Xuân Thủy đến bắt tay tôi, và có lúc còn đưa cho tôi mấy câu thơ vừa sáng tác trong quá trình họp. Trước một công việc căng thẳng như vậy mà đồng chí còn nghĩ đến thơ, thật là lạ!”.

Có thể nói, trên cương vị là Trưởng Đoàn đại biểu ta tại Hội nghị 4 bên ở Paris, đồng chí Xuân Thủy đã mang tiếng nói của dân tộc, đấu tranh giáp mặt với kẻ thù trên một chiến trường mới. Sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đường lối đúng đắn của Đảng, những thắng lợi dồn dập từ chiến trường dội sang, bạn bè 5 châu cổ vũ, đã tạo cho chúng ta khí thế tiến công áp đảo kẻ thù. Những bài thơ của ông viết trong giai đoạn này luôn thấm sâu và toát lên tinh thần đó: “Ta truy địch đến cùng đường bí lối/ Từ mỗi sớm ra đi, lại chiều về chói lọi/ Lá cờ ta lồng lộng hiên ngang/ Cờ Bắc Nam rực rỡ sao vàng” (Xuân muôn dặm). “Lá cờ ta lồng lộng hiên ngang”. Đây là một hình ảnh đẹp. Một hình ảnh làm ông xúc động nhiều nhất. Vì thế hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng được miêu tả rất đẹp qua nhiều trang thơ: “Cờ đỏ sao vàng tới Ép-phen/ Tháp cao vun vút gió bay lên/ Cơn mưa vừa tạnh mây tan hết/ Nắng ánh cờ ta rực bốn bên” (Lên Ép-phen). Và cũng từ đây, như để cho cuộc đàm phán đi đến kết quả cuối cùng có lợi cho phái đoàn ta, cả miền Nam đang quật cường nổ súng: “Tiếng súng miền Nam dậy đất trời/ Vĩnh Linh, Thanh Hóa vẫn bom rơi/ “Trung tâm quốc tế” lời đanh thép/ Giặc Mỹ, ta đang hỏi tội ngươi!”. Cuối tháng 12/1972, khi nghe tin quân và dân ta thắng lớn trận “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội, và những lần xuống nước của Mỹ trên bàn đàm phán. Trưởng đoàn Xuân Thủy bật ngay ý thơ: “Vật lộn hôm nay thắng một keo/ Anh hùng Nam Bắc biết bao nhiêu/ Ngoài trời sương lạnh trong lòng ấm/ Hớn hở vui chung đĩa bánh xèo”. Bánh xèo là do chị em Đoàn miền Nam làm để thết đãi cố vấn Lê Đức Thọ và Trưởng đoàn Xuân Thủy khi nghe tin 2 miền Nam-Bắc đang có những chiến công vang dội rất có lợi cho ta trên bàn Hội nghị.

Với những “đường thơ, nét kiếm” của Trưởng đoàn Xuân Thủy trong quá trình đàm phán, đồng chí Trường Chinh cũng đã gửi đến Paris những vần thơ vừa mang tính động viên, vừa mang tính định hướng: “Mỗi tuần một trận đấu gay go/ Mấy tháng chưa xong một ván cờ/ Nắm vững phương châm giành thắng lợi/ Ung dung anh vẫn dạo vườn thơ”. Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về Việt Nam được kí kết, trong niềm vui lớn đó, Trưởng đoàn Xuân Thủy đã “xuất khẩu thành thơ”: “Xuân bảy ba đậm đà thắng lợi/ Xuân bay lên phơi phới trời xanh/ Chào Việt Nam, Tổ quốc quang vinh!/ Chào chiến sĩ, Chào Nhân dân! Chào tình bốn biển!/ .../ Hăm bảy tháng Giêng ngày mừng chữ kí/ Giữa Pa-ri lộng lẫy sắc cờ ta/ Những kiều bào khuôn mặt nở đầy hoa/ Khắp bạn bè hướng về ta hớn hở”.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ðối ngoại của Quốc hội, thành viên Ðoàn đàm phán Hiệp định Paris nhớ lại: “Paris những năm ấy rất đặc biệt. Khi đó, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang ở đỉnh cao. Bầu không khí quốc tế rất sôi động. “Việt Nam” là khẩu hiệu tiêu biểu nhất của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới nói chung và tại Paris nói riêng”.

Có thể nói, để có được thắng lợi trên bàn đàm phán đó, ngoài phong thái ung dung, trí tuệ trong đàm phán, Trưởng đoàn Xuân Thủy còn khéo léo tranh thủ Liên Xô và Trung Quốc (lúc đó đang có mâu thuẫn với nhau). Trước và sau những diễn biến quan trọng của cuộc đàm phán, ông đều thông báo tình hình cho các bạn, nghe ý kiến các bạn nhưng vẫn giữ vững tính độc lập tự chủ của mình. Ngoài ra, trong quá trình đàm phán, Trưởng đoàn Xuân Thủy luôn có một cách nói chuyện phù hợp và phương cách giao tiếp riêng với từng đối tượng. Trong suốt thời gian sống tại Paris, ông luôn dành được tình cảm, sự quý mến của bạn bè, kiều bào, nhiều người Pháp và các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp. Một điểm gây ấn tượng khác của Trưởng đoàn Xuân Thủy đó là sự điềm tĩnh đến kì lạ trong bất kì hoàn cảnh nào. Trong những ngày tháng khó khăn của Hội nghị Paris, ông luôn giữ được thái độ bình tĩnh, dù ban ngày căng thẳng với các cuộc họp, nhưng buổi tối ông vẫn dành thời gian chơi cờ với anh em trong đoàn.

Hai năm sau, kể từ mùa Xuân bảy ba đậm đà thắng lợi trên bàn Hội nghị ở Paris, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã làm nên chiến thắng mùa Xuân năm 1975, thực hiện trọn vẹn lời dạy của Bác kính yêu “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, đồng chí Xuân Thủy xúc động nhả tiếng tơ lòng: “Ta đã đi và ta đã tới/ Ta đã đi từ con đường Hồ Chí Minh băng ngàn vượt suối/ Ta đã tới thành phố Hồ Chí Minh chói lọi sao vàng/ Đây ngụy quân giơ tay lũ lượt ra hàng/ Đây anh Giải phóng cưỡi xe tăng thẳng vào Dinh Độc lập/ Đây những mảnh vải ba que tả tơi rơi mặt đất/ Đây rừng cờ cách mạng phơi phới phất trời cao/ Rất rõ ràng mà ai đó ngỡ chiêm bao/ Vui sướng quá đến tuôn trào nước mắt” (Việt Nam toàn thắng). Hai năm sau nữa (năm 1977), Đoàn đại biểu Chính phủ ta cùng với lá cờ đỏ sao vàng đã hiên ngang tiến vào trụ sở Liên hợp quốc trong tiếng hoan hô của bè bạn 5 châu: “Cờ ta đó/ Đang bay giữa lâu đài Liên hiệp quốc/ Đang bay giữa đô thành Nữu Ước/ Đại biểu một trăm mười ba nước chăm chú nhìn lên/ Đại biểu Hoa Kỳ cũng đứng thẳng trang nghiêm…/ Ôi đỏ rực, chói vàng, lá cờ ta bách thắng/ Ta đã hôn Người, từ buổi ra quân mấy lần mưa nắng!/ Hãy bay cao! Bay cao!/ Một ngày nào bay tới các vì sao!” (Lá cờ ta) …

Nửa thế kỉ đã trôi qua, nhưng những dấu ấn sâu đậm của đồng chí Xuân Thủy tại Hội nghị Paris vẫn còn đó. Đúng như lời nhận xét của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về đồng chí Xuân Thủy rằng: “Tên tuổi của ông gắn liền với quá trình đàm phán sôi động, đầy cam go của Hội nghị Paris về Việt Nam từ năm 1968-1973, được bạn bè quốc tế vinh danh là Bộ trưởng với nụ cười chiến thắng”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về ông như sau: “Anh là một nhà ngoại giao nổi tiếng nửa cuối thế kỉ 20. Anh là một chính khách Việt Nam, một nhà hoạt động xã hội Việt Nam có tên tuổi trên chính trường quốc tế từ những năm 50 của thế kỉ qua”...

Nguyễn Thị Thọ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Sáng 23/9, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khánh thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, với tổng vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.
Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

Sáng 23/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ khánh thành cầu Bạch Đằng 2 tại xã Bạch Đằng, TP.Tân Uyên. Cây cầu mới này là tuyến kết nối quan trọng giữa tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, góp phần cải thiện giao thông liên vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Vào lúc 17h05 chiều 21/9 theo giờ địa phương (sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ, bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.
Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Nằm trong chuỗi sự kiện công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, từ ngày 25 đến 27/9/2024, Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo Bình Dương tổ chức Triển lãm Điện và Năng lượng, Triển lãm Tự động hóa Việt Nam 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 19/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo để thông báo về Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng với triển lãm điện, năng lượng và tự động hóa Việt Nam 2024, dự kiến diễn ra vào ngày 26/9/2024.

Tin khác

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo
Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.

Những chuyển động mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng

Những chuyển động mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng
Ngày 18/9, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với nhiều điểm đổi mới đặc biệt.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam
Từ ngày 11 đến 13/9, tại tỉnh Bali, Cộng hòa Indonesia đã diễn ra Hội nghị Khu vực Châu Á Thái Bình Dương về Già hóa dân số, thu hút hơn 400 đại biểu từ 38 quốc gia trong khu vực tham gia. Hội nghị được đồng tổ chức bởi Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia (BAPPENAS), Tổ chức HelpAge International (Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế - HAI) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%

Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.

Tuyên bố chung Việt Nam - Lào

Tuyên bố chung Việt Nam - Lào
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 13/9/2024. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra "Tuyên bố chung Việt Nam - Lào".

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau
Sáng 12/9, HĐND tỉnh An Giang khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp thứ 21, để xem xét, quyết định tờ trình về việc đề nghị bầu bổ sung Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thủ tướng: Chậm nhất 31/12 tới phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ

Thủ tướng: Chậm nhất 31/12 tới phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ
Chiều 12/9, ngay sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.

Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh

Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh
Vào hồi 18 giờ ngày 11/9/2024, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Vĩnh Phúc ban hành văn bản số: 17/L-PCTT về xả tràn hồ nước Thanh Lanh.

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3
Chiều 11/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã tổ chức Lễ Phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hoài Anh, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí trong Bộ CHQS tỉnh ủng hộ trực tiếp.

Bộ Xây dựng phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Bộ Xây dựng phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
Ngày 11/9, Bộ Xây dựng tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, nhằm chung tay góp sức cùng đồng bào nhanh chóng khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Nhiều bài học về chính sách cho NCT

Nhiều bài học về chính sách cho NCT
Được sự đồng ý của Ban Đối ngoại Trung ương, Hội NCT Việt Nam cử Đoàn công tác nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về chăm sóc, bảo vệ, phát huy vai trò NCT tại Cộng hòa Liên bang Đức, từ ngày 8 đến 15/9/2024. Đoàn do TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội làm Trưởng đoàn; tham gia đoàn có lãnh đạo, chuyên viên Ban Đối ngoại, Ban Chăm sóc NCT, Ban Phát huy vai trò NCT.

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Ngày 10/9, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tại lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 3, TP Hà Nội đã trao tặng 61 tỉ đồng, cùng Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ. Trước đó, ngày 9/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng quyết định trích 51 tỉ đồng từ Quỹ Cứu trợ của thành phố hỗ trợ 11 tỉnh, thành phố bị thiệt hại khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Tổng số tiền TP Hà Nội ủng hộ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 lên đến 112 tỉ đồng.
Xem thêm
Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Sáng 23/9, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khánh thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, với tổng vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.
Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ khánh thành cầu Bạch Đằng 2 là tuyến kết nối quan trọng giữa tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Vào lúc 17h05 chiều 21/9 theo giờ địa phương (sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ, bắt đầu chương trì
Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Sáng 23/9, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khánh thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, với tổng vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.
Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ khánh thành cầu Bạch Đằng 2 là tuyến kết nối quan trọng giữa tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo tổ chức Triển lãm Điện và Năng lượng, Triển lãm Tự động hóa Việt Nam 2024.
Phiên bản di động