Còn khoảng 7,6 triệu mũi vaccine COVID-19 chưa được nhập lên hệ thống
Y tế 26/04/2022 14:00
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. |
Sáng 26/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt việc “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng COVID-19 và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác triển khai Đề án 06.
Theo báo cáo kết quả kết nối, chia sẻ xác thực thông tin tiêm chủng COVID-19 với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tính đến ngày 25/4/2022, cả nước đã tiêm hơn 212,6 triệu mũi tiêm.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Bá Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết: Hiện nay trên hệ thống phần mềm tiêm chủng mới ghi nhận thông tin khoảng 205 triệu mũi tiêm, như vậy còn khoảng 7,6 triệu mũi tiêm chưa được nhập lên hệ thống, bao gồm các đối tượng công an, quân đội và người dân.
Tổng số đối tượng đã gửi sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an là 82,3 triệu đối tượng, với 211 triệu mũi tiêm, trong đó:
Số đối tượng có căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân (CCCD/CMTND) là 73,4 triệu đối tượng, với gần 181 triệu mũi tiêm. Kết quả xác minh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho thấy còn 19 triệu đối tượng, với 43,5 triệu mũi tiêm đã xác minh thông tin sai. Cụ thể là sai số định danh, sai ngày sinh, sai họ tên và thông tin khác.
Số đối tượng không có CCCD/CMTND hoặc sai định dạng CCCD/CMTND là 8,9 triệu đối tượng, với hơn 20 triệu mũi tiêm. Kết quả xác minh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho thấy có hơn 7 triệu đối tượng với 16,6 triệu mũi tiêm đã xác minh thông tin đúng, còn 1,8 triệu đối tượng, với khoảng 3,4 triệu mũi tiêm không xác minh được với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá: “Theo chỉ đạo của Chính phủ, Đề án 06 tại các địa phương do các đồng chí Chủ tịch tỉnh là tổ trưởng, nhưng vẫn còn địa phương còn xem nhẹ. Tại trung ương phối hợp rất tốt nhưng nếu các địa phương không phối hợp thì rất khó để cập nhật”.
Theo ông Long, việc xác thực thông tin cá nhân không chỉ phục vụ tiêm chủng COVID-19, cấp “hộ chiếu vaccine” mà cả cho tương lai sau này, như trong vấn đề quản lý sức khỏe toàn dân. Đến năm 2025, 95% người dân phải được quản lý sức khỏe. Sau đó là đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số với ngành y như khám chữa bệnh không giấy tờ, bệnh án điện tử, bệnh viện thông minh…
“Nếu không có nền tảng từ bây giờ thì rất khó, do đó chúng tôi rất mong muốn chuyển đổi nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế”- ông Long nói.
Hội nghị về “làm sạch” dữ liệu vaccine |
Quy trình "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng
Về quy trình "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng, ông Nguyễn Bá Hùng cho biết: Tổ công tác triển khai Đề án 06 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo việc triển khai “làm sạch” dữ liệu theo quy trình như sau:
Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp xã/phường chỉ đạo Trạm Y tế lập danh sách đối tượng tiêm chủng COVID-19 thường trú trên địa bàn sai thông tin, bao gồm các trường hợp sau:
- Không có số CCCD/CMND;
- Sai định dạng số CCCD/CMND;
- Sai thông tin cá nhân cơ bản: số CCCD/CMND, họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính.
Sử dụng chức năng lập danh sách trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19.
Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp xã/phường giao Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp thôn/ấp thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh thông tin. Sau đó danh sách được chuyển tới Công an xã/phường để thực hiện đối chiếu, xác thực, cập nhật, bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Công an xã/phường ký và bàn giao danh sách cho Trạm Y tế để lưu trữ và cập nhật, bổ sung thông tin đối tượng trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19.
Trạm Y tế thực hiện cập nhật lại thông tin cho các đối tượng trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19:
Đối với các trường hợp đối tượng không có số CCCD/CMND hoặc sai định dạng số CCCD/CMND, Hệ thống cho phép nhập danh sách (import) từ tệp định dạng Excel (Sử dụng chức năng Import đối tượng tiêm COVID-19).
Đối với các trường hợp sai thông tin cá nhân cần chỉnh sửa trực tiếp trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19.
Sau khi thực hiện cập nhật thông tin, cán bộ Trạm Y tế sử dụng chức năng lập danh sách xác minh thông tin để xem kết quả.
Các cơ sở tiêm chủng hằng ngày phải thực hiện kiểm tra, ký xác nhận “”.