Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Cơ cấu lại kinh tế để phát triển nhanh và bền vững

Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 trong Nghị quyết số 31/2021/QH15 do Quốc hội ban hành mới đây có nhiều điểm đột phá mạnh mẽ hơn so giai đoạn trước, phù hợp yêu cầu phát triển mới của đất nước.

Tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế... là mục tiêu tổng quát của quá trình cơ cấu lại kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Đột phá chiến lược về thể chế

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đặt ra năm quan điểm lớn; trong đó, lấy hoàn thiện thể chế phát triển, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo làm đột phá chiến lược với mục tiêu tổng quát là hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực cũng như giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao. Đồng thời, tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, kế hoạch cơ cấu lại kinh tế gồm năm nhiệm vụ trọng tâm nhưng thực chất diễn ra ở gần như toàn bộ nền kinh tế. Đó là cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống ngân hàng; phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực; phát triển lực lượng doanh nghiệp; tăng cường liên kết vùng; cơ cấu lại các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ... với hàng trăm giải pháp, nhiệm vụ và mục tiêu. Có thể thấy, phạm vi kế hoạch cơ cấu kinh tế là rất rộng, giải pháp, nhiệm vụ đặt ra rất nhiều, mỗi giải pháp gần như là đầu bài của một đề án. Vì vậy, trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế vẫn phải là thể chế. Cải cách thể chế giai đoạn này cần tiếp tục mở rộng quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, gỡ bỏ những rào cản, không chỉ dừng ở mức độ cho doanh nghiệp được "tự do làm gì" mà phải là "tự do làm như thế nào" trong những ngành, nghề pháp luật không cấm. Công tác quản lý của Nhà nước sẽ chuyển mạnh sang cơ chế hậu kiểm, quản lý theo rủi ro và theo mức độ tuân thủ của doanh nghiệp. Chỉ có như vậy mới khơi thông được các nguồn lực trong nền kinh tế, để nguồn lực đến được những dự án tốt, nhà đầu tư tốt nhất. Đồng thời giúp phân bổ lại và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững trong tương lai.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, đẩy mạnh cải cách thể chế là nền tảng quan trọng nhất cho cơ hội phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Vì vậy, Quốc hội, Chính phủ đang hướng tới những giải pháp đột phá về mặt thể chế để khơi dậy tiềm năng phát triển lâu dài, bên cạnh việc tung ra các gói giải pháp tiền tệ, tài khóa ngắn hạn. Đó là ban hành cơ chế đặc thù cho một số địa phương và dự kiến thí điểm áp dụng các thủ tục hành chính rút gọn để đẩy mạnh hoạt động đầu tư công. Theo kế hoạch, Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp bất thường trong tháng 12/2021 hoặc đầu tháng 1/2022 để giải quyết những vấn đề cấp thiết cho quốc kế dân sinh. Trong đó, có nội dung xem xét dự án Luật Sửa đổi một số điều của các luật kinh tế để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trong tình hình dịch Covid-19. Việc ban hành một luật cùng lúc sửa 10 luật sẽ đạt được mục tiêu hoàn thiện thể chế, giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn còn tồn tại giữa các luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, khơi thông nguồn lực phát triển. Đây là cách tiếp cận phù hợp thực tiễn cuộc sống đặt ra vì yêu cầu cải cách thể chế hiện nay không chỉ dừng ở cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh mà còn là nâng cao năng lực quản trị quốc gia để thích nghi, ứng phó hiệu quả với những biến động khó lường như trước đại dịch Covid-19. "Chính niềm tin và những cải cách thể chế mạnh mẽ, thực chất chứ không phải các gói hỗ trợ về tài chính sẽ định hình tương lai của nền kinh tế nước nhà", TS Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Cơ cấu lại kinh tế để phát triển nhanh và bền vững
Công nhân Công ty cổ phần công nghệ Bắc Việt, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) sản xuất linh kiện cho thiết bị viễn thông. Ảnh: ĐỨC KHÁNH

Phát triển lực lượng doanh nghiệp

Lần đầu trong kế hoạch cơ cấu lại kinh tế, nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp được đặt ở vị trí trọng tâm với yêu cầu thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Với cách tiếp cận này, quá trình cơ cấu lại kinh tế hướng đến mục tiêu hình thành lực lượng doanh nghiệp Việt Nam để tập hợp và phát huy được nguồn lực trong mọi khu vực kinh tế. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp lại thông qua giải pháp cổ phần hóa, thoái vốn, xử lý dứt điểm những dự án thua lỗ, kém hiệu quả. Khu vực doanh nghiệp tư nhân được khuyến khích và hỗ trợ hình thành các chuỗi giá trị, mạng sản xuất để hình thành một số tập đoàn quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt ở một số ngành, lĩnh vực hoặc dẫn đầu trong chuỗi giá trị dựa vào chuyển đổi số, liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP trong giai đoạn này được nâng lên mức khoảng 55%. Vai trò của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được phát huy thông qua cơ chế thu hút đầu tư gắn với chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại,…

Đáng chú ý, kế hoạch cơ cấu lại kinh tế đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, cả nước có 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60 đến 70 nghìn doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Theo các chuyên gia kinh tế, đây là mục tiêu hết sức khó khăn, thách thức vì tính đến cuối năm 2020, cả nước mới có khoảng hơn 810 nghìn doanh nghiệp, mặt khác, chất lượng, cơ cấu doanh nghiệp trong nền kinh tế mới là điều quan trọng, chứ không phải số lượng. Để đạt 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025, mỗi năm phải có thêm khoảng 180 nghìn doanh nghiệp mới, chưa tính đến số lượng bị phá sản, rời bỏ thị trường. Và ngay trong năm đầu tiên, kế hoạch này đã vấp phải nhiều khó khăn vì tính đến tháng 11/2021, cả nước có hơn 105 nghìn doanh nghiệp mới thành lập nhưng lại có đến hơn 106 nghìn doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và rời bỏ thị trường. Đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp nhận định, mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp sẽ khó khả thi nếu ngay từ bây giờ, cơ quan quản lý không có chiến lược tổng thể và triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ để vực dậy sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp vượt qua được khó khăn trước mắt và sớm phục hồi, đón cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh trong tương lai.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, phát triển 1,5 triệu doanh nghiệp là mục tiêu rất khó. Trong thực tế, giai đoạn 2016-2020 đã không đạt mục tiêu phát triển 1 triệu doanh nghiệp do hằng năm, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn, phải rời bỏ thị trường ở mức cao. Bộ trưởng cho rằng, việc đạt mục tiêu phát triển doanh nghiệp đề ra phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế, chính sách và môi trường kinh doanh trong thời gian tới. Theo các chuyên gia kinh tế, muốn hình thành lực lượng doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP khoảng 55%, nhiệm vụ hàng đầu là đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính. Cùng với đó, hạ tầng và nguồn lực cho phát triển cần phải được hoàn thiện. Muốn có một đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân chuyển đổi sang cơ cấu có hiệu quả hơn, cần đổi mới giáo dục, đào tạo để tạo ra lực lượng lao động trình độ cao.

Cơ cấu lại nền kinh tế là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhưng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây đình trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động đến việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 không chỉ tập trung khắc phục những hạn chế của kế hoạch giai đoạn trước, mà còn bổ sung các nhiệm vụ nhằm tận dụng, nắm bắt những cơ hội mới và giải quyết tốt những vấn đề chiến lược. Yêu cầu đặt ra là công tác thực hiện cần được triển khai quyết liệt hơn nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi của nền kinh tế, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới.

Đổi mới sáng tạo là động lực, thúc đẩy năng suất, tăng trưởng kinh tế Đổi mới sáng tạo là động lực, thúc đẩy năng suất, tăng trưởng kinh tế

Tăng cường hấp thụ, phổ biến công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021

Ngày 2/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 để đánh ...

Theo Báo Nhân Dân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Cơ hội và thách thức khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành hoạt động

Đồng Nai: Cơ hội và thách thức khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành hoạt động

Ngày 30/8/2024, tại Đồng Nai, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì Hội thảo “Cơ hội và thách thức đối với tỉnh Đồng Nai khi Cảng hàng không Quốc tế hoạt động”.
Tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng có gió giật cấp 15; dự báo chiều 8/9 bão tan dần

Tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng có gió giật cấp 15; dự báo chiều 8/9 bão tan dần

Vị trí tâm bão số 3 ở trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng lúc 16 giờ ngày 7/9 có sức gió mạnh nhất cấp 11 - 12 (103 - 133 km/giờ), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15 - 20 km/giờ.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai

Ngày 7-9, trước khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

Ngay sau khi bão số 3 đổ bộ vào khu vực giữa tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng vào khoảng 12h30 ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp thứ 2 của Sở Chỉ huy tiền phương, đánh giá tình hình ứng phó của các địa phương.
Tỉnh Bình Định: Thị xã An Nhơn chung tay chăm lo cho người nghèo

Tỉnh Bình Định: Thị xã An Nhơn chung tay chăm lo cho người nghèo

Nhằm đẩy mạnh phong trào “Vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị xã hội thị xã An Nhơn thường xuyên tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng xã hội chung tay giúp đỡ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo.

Tin khác

Thành lập Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Thành lập Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thành lập Công viên địa chất (CVĐC) Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Tỉnh Phú Yên: Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập

Tỉnh Phú Yên: Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập, TP Tuy Hòa - tỷ lệ 1/2.000 (nay là Quy hoạch phân khu).

Bí thư Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Bí thư Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng vừa được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường
Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp
Sáng nay (ngày 5/9/2024), bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập
Sáng 5/9, các trường mầm non, phổ thông trên cả nước đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới
Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

Chủ động các phương án, không để bị động, bất ngờ trước bão số 3

Chủ động các phương án, không để  bị động, bất ngờ trước bão số 3
Các địa phương đã triển khai phương án chủ động ứng với phó với bão số 3, không chủ quan, lơ là, chuẩn bị sẵn sàng theo phương châm "4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ...

Tự hào với những thành tựu trong 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào với những thành tựu trong 70 năm xây dựng và phát triển
Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Sơn Giang vừa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập xã (1954-2024).

Xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng: Làm tốt công tác an sinh xã hội

Xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng: Làm tốt công tác an sinh xã hội
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Tài Văn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Hàng ngàn khán giả thưởng thức Đại nhạc hội “Đôi cánh diệu kỳ”

Hàng ngàn khán giả thưởng thức Đại nhạc hội “Đôi cánh diệu kỳ”
Hòa trong không khí hân hoan của cả nước kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024), tối 3/9, chương trình Đại nhạc hội “Đôi cánh diệu kỳ” là điểm nhấn khép lại chuỗi hoạt động ấn tượng của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt” năm 2024, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Bình Định đồng tổ chức.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.

Nhớ về minh sư Thích Quảng Đức - một chân tu yêu nước

Nhớ về minh sư Thích Quảng Đức - một chân tu yêu nước
Thiền sư Thích Quảng Đức sinh ra ở làng Hội Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Tục danh của ngài ban đầu là Lâm Văn Tức, tự Tuất, nhưng khi lên 7 tuổi đã được cậu ruột nhận làm con nuôi nên đổi họ thành Nguyễn Văn Khiết. Cậu ruột của ngài chính là Hòa thượng Hoằng Thâm, cũng là vị minh sư khai tâm, điểm đạo cho ngài Thích Quảng Đức xuất gia tu học. Tấm gương chân tu và cứu nhân độ thế của Hòa thượng Thích Quảng Đức cần phổ biến rộng rãi trong xã hội và cộng đồng sư sãi đời nay…

Bình Định: đông đảo du khách về dự Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ

Bình Định: đông đảo du khách về dự Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ
Nhân kỷ niệm 232 năm ngày mất Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ (1792 - 2024), sáng 1/9 (29/7 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn đã diễn ra Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Vận động xây dựng nhà Đại đoàn kết, làm tốt công tác an sinh xã hội

Vận động xây dựng nhà Đại đoàn kết, làm tốt công tác an sinh xã hội
5 năm qua, Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Tây Sơn đã vận động, huy động các nguồn lực xã hội được hơn 20 tỷ đồng để xây dựng nhà Đại đoàn kết, thực hiện công tác an sinh xã hội, thăm tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Xem thêm
Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của ch
Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Trong không khí của những ngày thu lịch sử, Hôm nay, ngày 5.9 học sinh trên cả nước đã dự lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thầy trò trên cả nước đã sẵn sàng cho 1 năm học với mục tiêu kiên định, tiếp tục đổi mới, sáng tạo. Cùng chung niềm vui ấy, thầy và trò trường THCS Tả Thanh Oai long trọng tổ chức Lễ Khai Giảng năm học mới 2024-2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo địa phương cùng 95 cán bộ giáo viên, nhân viên và toàn thể 2268 học sinh trong trường.
Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Thuốc lá là người bạn đồng hành của ung thư, hay nói cách khác hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến nghĩa địa. Hút thuốc lá không gây ra cái chết tức thì mà nó ngấm dần rồi giết dần giết mòn cơ thể người hút thuốc lá. Chính vì vậy mà nhiều người có suy nghĩ không đúng về tác hại của thuốc lá. Phần lớn họ quan niệm rằng, chỉ có thuốc lá điếu truyền thống mới có hại và dần chuyển sang thuốc lá điện tử. Vì nghĩ thuốc lá điện tử ít gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ vị thành niên hiện nay.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, tro
Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa,
Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ T
Phiên bản di động