Chế độ ăn kiềm - chìa khoá kéo dài tuổi thọ và chống lại bệnh mạn tính
Sức khỏe 09/12/2022 10:29
Là chế độ ăn nhằm giúp cân bằng độ pH của chất lỏng trong cơ thể chúng ta, bao gồm cả máu và nước tiểu.
Độ pH của cơ thể được xác định một phần bởi mật độ khoáng chất của thực phẩm chúng ta ăn. Tất cả các sinh vật sống và dạng sống trên trái đất đều phụ thuộc vào việc duy trì mức độ pH thích hợp và người ta thường nói rằng, bệnh tật và rối loạn không thể bén rễ trong cơ thể có độ pH cân bằng.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu về Xương và Khoáng chất, “Giả thuyết tro acid cho rằng, thực phẩm protein và ngũ cốc, với lượng kali thấp, tạo ra lượng acid trong chế độ ăn uống, bài tiết acid ròng (NAE), tăng calci trong nước tiểu và giải phóng calci từ bộ xương, dẫn đến chứng loãng xương”.
Mặc dù một số chuyên gia có thể không hoàn toàn đồng ý với nhận định này, nhưng gần như tất cả đều đồng ý rằng sự sống của con người đòi hỏi mức độ pH của máu được kiểm soát rất chặt chẽ vào khoảng 7,365 đến 7,4.
Độ pH của cơ thể chúng ta có thể nằm trong khoảng từ 7,35 đến 7,45 tùy thuộc vào thời gian trong ngày, chế độ ăn uống, bữa ăn cuối và lần đi vệ sinh cuối trước lúc đo. Nếu chúng ta bị mất cân bằng điện giải và thường xuyên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có tính acid (hay còn gọi là thực phẩm có tro acid) thì mức độ pH thay đổi của cơ thể có thể dẫn đến tình trạng “nhiễm toan” tăng lên.
“Mức độ pH” có nghĩa là gì?
pH là viết tắt của “potential of Hydrogen”. Đó là thước đo độ acid hoặc độ kiềm của chất lỏng và mô của cơ thể. Được đo trên thang điểm từ 0 đến 14. Dung dịch càng có tính acid thì độ pH càng thấp. Kiềm càng nhiều thì chỉ số càng cao. Độ pH khoảng 7 được coi là trung tính, nhưng vì cơ thể con người tối ưu có xu hướng ở khoảng 7,4 nên coi độ pH tốt nhất cho sức khỏe là độ kiềm nhẹ.
Mức độ pH cũng thay đổi khắp cơ thể, trong đó dạ dày là vùng có tính acid cao nhất. Độ pH cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng và do đó nó ảnh hưởng lớn đến hàm lượng khoáng chất trong thực phẩm chúng ta ăn.
Chế độ ăn kiềm hoạt động như thế nào?
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về acid/kiềm trong chế độ ăn uống của con người, cộng với những điểm chính về chế độ ăn kiêng có thể mang lại lợi ích:
Các nhà nghiên cứu tin rằng, sau cuộc cách mạng nông nghiệp và sau đó là công nghiệp hóa hàng loạt nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta trong hơn 200 năm qua, thực phẩm chúng ta ăn có ít Kali, Magie và Clorua hơn, cùng với nhiều Natri hơn, so với chế độ ăn trước đây.
Thông thường, thận duy trì mức điện giải (Calci, Magie, Kali và Natri). Khi chúng ta tiếp xúc với các chất có tính acid quá cao, các chất điện giải này được sử dụng để chống lại tính acid.
Theo đánh giá của Tạp chí Sức khỏe Môi trường tỷ lệ Kali so với Natri trong chế độ ăn của hầu hết mọi người đã thay đổi đáng kể. Trước đây, Kali nhiều hơn Natri với tỉ lệ 10:1, tuy nhiên hiện nay tỉ lệ này đã giảm xuống còn 1:3. Điều này góp phần rất lớn vào môi trường kiềm trong cơ thể chúng ta.
Nhiều trẻ em và người lớn ngày nay ăn chế độ ăn nhiều Natri nhưng lại rất ít Magie, Kali và cả chất chống oxy hóa, chất xơ và các vitamin thiết yếu.
Tất cả những thay đổi này đối với chế độ ăn uống của con người đã dẫn đến tình trạng gia tăng “toan chuyển hóa”. Nói cách khác, mức độ pH trong cơ thể của nhiều người không còn tối ưu. Trên hết, nhiều người đang bị thiếu chất dinh dưỡng và các vấn đề như thiếu Kali và Magie.
Lợi ích sức khỏe của chế độ ăn kiềm
Bởi vì thực phẩm có tính kiềm cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng giúp ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa nhanh và sự mất dần chức năng của các cơ quan và tế bào. Giúp làm chậm quá trình thoái hóa mô và khối lượng xương, vốn có thể bị tổn hại khi quá nhiều acid lấy đi các khoáng chất quan trọng của cơ thể.
Bảo vệ mật độ xương và khối lượng cơ bắp
Lượng khoáng chất chúng ta nạp vào đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và duy trì cấu trúc xương. Nghiên cứu cho thấy rằng, càng ăn nhiều trái cây và rau củ có tính kiềm thì người đó càng được bảo vệ tốt hơn khỏi bị suy giảm sức mạnh của xương và teo cơ khi có tuổi, được gọi là thiểu cơ.
Chế độ ăn kiềm có thể hỗ trợ sức khỏe của xương bằng cách cân bằng tỉ lệ các khoáng chất quan trọng để tạo xương và duy trì khối lượng cơ vân, bao gồm Calci, Magie và Phospho.
Chế độ ăn kiềm cũng có thể giúp cải thiện việc sản xuất hormone tăng trưởng và hấp thụ vitamin D, giúp bảo vệ xương hơn nữa.
Giảm nguy cơ tăng huyết áp và đột qụy
Một trong những tác dụng chống lão hóa của chế độ ăn kiềm là giúp giảm viêm và làm tăng sản xuất hormone tăng trưởng.
Điều này đã được chứng minh là cải thiện sức khỏe tim mạch và bảo vệ chống lại các vấn đề phổ biến như cholesterol cao, tăng huyết áp (huyết áp cao), sỏi thận, đột qụy và thậm chí mất trí nhớ.
Giảm đau và viêm mãn tính
Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa chế độ ăn kiềm và giảm mức độ đau mạn tính. Nhiễm toan mạn tính đã được phát hiện góp phần gây đau lưng mạn tính, đau đầu, co thắt cơ, các triệu chứng kinh nguyệt, viêm và đau khớp.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Khoáng chất và Nguyên tố vi lượng ở Đức cho thấy khi bệnh nhân bị đau lưng mạn tính được bổ sung chất kiềm hằng ngày trong bốn tuần, 76 trong số 82 bệnh nhân đã báo cáo cơn đau giảm đáng kể.
Tăng cường hấp thụ vitamin và ngăn ngừa thiếu hụt Magie
Magie là khoáng chất cần thiết cho chức năng của hàng trăm hệ thống enzyme và các quá trình cơ thể. Nhiều người bị thiếu Magie và kết quả là bị biến chứng tim, đau cơ, nhức đầu, khó ngủ và lo lắng.
Magie có sẵn cũng cần thiết để kích hoạt vitamin D và ngăn ngừa thiếu vitamin D, điều này rất quan trọng đối với hoạt động nội tiết và miễn dịch nói chung.
Giúp cải thiện chức năng miễn dịch và phòng chống ung thư
Khi các tế bào thiếu khoáng chất để xử lí chất thải hoặc cung cấp oxy toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Sự hấp thụ vitamin bị tổn hại do mất khoáng chất, trong khi chất độc và mầm bệnh tích tụ trong cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Chế độ ăn kiềm có thể giúp ngăn ngừa ung thư? Đây là chủ đề gây tranh cãi và vẫn chưa được chứng minh, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí X quang của Anh đã tìm thấy bằng chứng cho thấy tế bào ung thư chết theo chương trình (apoptosis) có nhiều khả năng xảy ra trong cơ thể kiềm.
Phòng ngừa ung thư được cho là có liên quan đến sự thay đổi pH kiềm do sự thay đổi điện tích và giải phóng các thành phần cơ bản của protein. Độ kiềm có thể giúp giảm viêm và nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, cộng với chế độ ăn có tính kiềm đã được chứng minh là có lợi hơn đối với một số tác nhân hóa trị liệu cần độ pH cao hơn để hoạt động thích hợp.
Có thể giúp chúng ta duy trì cân nặng hợp lí
Mặc dù chế độ ăn kiềm không chỉ tập trung vào việc giảm béo, nhưng việc tuân theo kế hoạch bữa ăn có tính kiềm để giảm cân chắc chắn có thể giúp bảo vệ chống béo phì.
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm tạo acid và ăn nhiều thực phẩm tạo kiềm có thể giúp giảm cân dễ dàng hơn do chế độ ăn kiềm có khả năng làm giảm mức độ leptin và viêm nhiễm. Điều này ảnh hưởng đến cả khả năng đói và đốt cháy chất béo của chúng ta.
Vì thực phẩm tạo kiềm là thực phẩm chống viêm, nên việc áp dụng chế độ ăn có tính kiềm giúp cơ thể có cơ hội đạt được mức leptin bình thường và cảm thấy hài lòng khi ăn đủ lượng calo cơ thể thực sự cần.
Nếu giảm cân là một trong những mục tiêu chính, thì một trong những cách tiếp cận tốt nhất để thử là chế độ ăn keto kiềm, ít carbs và nhiều chất béo lành mạnh.
Một kế hoạch ăn uống có tính kiềm bao gồm nhiều trái cây và rau quả tươi, thực phẩm thô, đậu và các loại hạt. Thực phẩm có tính acid bị hạn chế trong chế độ ăn có tính kiềm bao gồm: Thực phẩm giàu Natri, ngũ cốc tinh chế chế biến, quá nhiều thịt và protein động vật, đường bổ sung và sữa thông thường.