Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm thần
Sức khỏe 14/09/2023 10:11
Nhiều người cảm thấy stress do công việc hoặc môi trường làm việc và phàn nàn về rối loạn tinh thần. Stress gây ra các vấn đề về rối loạn tinh thần như trầm cảm và lo lắng (rối loạn lo âu) và stress cũng ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.
Khi cảm thấy stress, sự tiết ra các hormon như cortisol và adrenaline tăng lên. Những hormon này có tác dụng làm tăng chỉ số đường huyết. Stress cũng làm tăng bài tiết hormon gây kháng insulin. Kháng insulin là tình trạng suy giảm tính nhạy cảm với insulin - loại hormon giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Khi tình trạng stress trở thành mạn tính, người bệnh có khả năng rơi vào một vòng luẩn quẩn mà sự khởi phát trầm cảm gia tăng và bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ hơn. Vòng luẩn quẩn tiêu cực giữa căng thẳng và bệnh tiểu đường làm cho việc điều trị bệnh tiểu đường trở nên khó khăn. Do đó cần chú ý xử lí tình trạng căng thẳng từ giai đoạn đầu.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra những lời khuyên sau đây để những bệnh nhân tiểu đường có thể đối phó với stress.
Khi tình trạng stress trở thành mãn tính, người bệnh có khả năng rơi vào một vòng luẩn quẩn mà sự khởi phát trầm cảm gia tăng và bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ hơn. |
1. Chấp nhận tình trạng hiện tại và hướng suy nghĩ theo mặt tích cực
Đôi khi những suy nghĩ như không thể chấp nhận việc bản thân bị bệnh tiểu đường và việc điều trị sẽ không mang lại hiệu quả tốt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress.
Stress thường có xu hướng xảy ra nếu mọi người nghĩ rằng tình trạng bệnh lí tưởng bắt buộc phải như vậy ban đầu hoặc khi xem xét tình trạng bệnh hiện tại của bản thân và so sánh với những người khác, cảm thấy rằng tình trạng của bản thân không được như người khác. Một biện pháp quan trọng đối phó với căng thẳng là chấp nhận tình trạng hiện tại và hướng suy nghĩ theo mặt tích cực.
Nếu suy nghĩ một cách cẩn thận thì có thể cảm thấy rằng tình hình hiện tại không quá tệ ở một khía cạnh nào đó. Các phương pháp chăm sóc y tế tiểu đường tiếp tục tiến bộ. Thực tế việc tiếp tục duy trì điều trị cũng có thể được coi là một mặt tích cực.
2. Tạo thời gian để thư giãn
Để có thể thoải mái với tình trạng stress, điều quan trọng là phải chuẩn bị một lối sống phù hợp. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, giấc ngủ chất lượng tốt, thói quen tập thể dục sẽ là nền tảng của lối sống lành mạnh.
Ngoài ra, một biện pháp chống lại sự tích tụ stress là có một thời khoảng gian thư giãn trong cuộc sống hằng ngày. Bằng cách tạo một khoảng thời gian của riêng mình, mọi người sẽ có thể thư giãn và làm mới tâm trạng, có thể khởi động lại với một cảm giác mới.
Ví dụ, điều quan trọng là cần tạo khoảng thời gian để tận hưởng như tắm nước ấm, đọc sách, đi bộ, nghe nhạc, xem các chương trình TV yêu thích, nghe radio, gọi điện cho bạn bè, thiền định.
Tuy nhiên, uống rượu và cố gắng quên đi sự căng thẳng mệt mỏi có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và làm sức khỏe tinh thần xấu hơn nữa, vì vậy cần đặc biệt chú ý.
3. Có bạn bè và người thân có thể tham khảo ý kiến
Thay vì tự mình đối phó với stress, sẽ hiệu quả hơn khi tham khảo ý kiến ##người khác và yêu cầu giúp đỡ. Mọi người có thể dễ dàng chia sẻ tâm sự với những người thân quen như bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, cộng đồng và người cùng sở thích.
Nếu không có bạn bè hoặc người thân để tham khảo ý kiến, có một phương pháp là tham gia cuộc thảo luận của các nhóm hỗ trợ - nơi các bệnh nhân tập trung lại với nhau và thảo luận với những người có cùng kinh nghiệm bị bệnh.
Bằng cách nói chuyện với những người có cùng bệnh, bệnh nhân có thể nhận thấy rằng vấn đề bản thân đang gặp phải không phải chỉ của riêng mình. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể học hỏi được cách xử lí vấn đề của người khác. Điều quan trọng tích cực tham gia các hoạt động xã hội và mở rộng quan hệ giữa con người với con người.
4. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia điều trị
Khi gặp một vấn đề lớn mà bản thân không thể tự giải quyết, nếu nỗ lực tự giải quyết thì sẽ mất nhiều thời gian. Kết quả là có thể dẫn đến rối loạn tâm thần và thể chất.
Trong trường hợp như vậy, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến ##của những người đáng tin cậy và các chuyên gia. “Không thể ngủ ngon”, “thường có cảm giác lo lắng”, “cảm giác chán nản trở nên mạnh mẽ hơn” là những dấu hiệu của stress như một sự rối loạn tinh thần.
Nếu một trong những dấu hiệu như vậy xuất hiện, hãy nói với bác sĩ điều trị về các triệu chứng chi tiết hoặc đến khám sớm tại khoa thần kinh, khoa trị liệu tâm lí. Trong trường hợp khó nói chuyện với bác sĩ điều trị, có thể nói chuyện với những người dễ chia sẻ như một người hướng dẫn y tế hoặc nhân viên y tế.
Chăm sóc sức khỏe tâm thần ở người tiểu đường rất quan trọng. Nếu bệnh nhân tiểu đường không thể duy trì tình trạng tốt về sức khỏe tâm thần thì chất lượng cuộc sống (QOL) sẽ giảm đáng kể. Một trong những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường là bệnh nhân cần nhận được sự chăm sóc sức khỏe tâm thần. Nếu bệnh nhân tiểu đường nhận được sự hỗ trợ về mặt tâm lí, việc điều trị bệnh tiểu đường sẽ tốt hơn.
NHÀ THUỐC LIFE CARE 163 Địa chỉ: Số 163 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. NHÀ THUỐC LIFE CARE 14 Địa chỉ: Số 14 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội. NHÀ THUỐC LIFE CARE 59 Địa chỉ: Số 59 Phố Thái Học 1, Phường Sao Đỏ, Thành phố Chí Linh, Tỉnh Hải Dương. Hotline: 0247.3040.988 |