Bệnh Động mạch ngoại biên làm tăng 3-4 lần nguy cơ đột quỵ
Y tế 23/02/2023 18:35
Người mắc bệnh động mạch ngoại biên có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ ( Ảnh minh họa) |
Nguyên nhân mắc bệnh động mạch ngoại biên.
Bệnh động mạch ngoại biên là tình trạng tắc hay hẹp các động mạch cấp máu cho chân và tay. Bệnh động mạch ngoại biên ảnh hưởng đến hơn 200 triệu người trên toàn thế giới. Theo thống kê tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh động mạch ngoại biên ngày càng nhiều. Tình trạng bệnh thường diễn biến nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Bệnh thường gặp ở khoảng 5% người trưởng thành và 20% người trên 65 tuổi2.
Nguyên nhân thường gặp là do xơ vữa động mạch, mỡ tích tụ trong lòng mạch máu gây ra tình trạng tắc hẹp động mạch. Những người tuổi cao đặc biệt là nam giới, hút thuốc lá, mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá mỡ máu và béo phì là những đối tượng dễ mắc bệnh này nhất.
Triệu chứng đau chân khi đi lại khi mắc bệnh động mạch ngoại biên. (Ảnh minh họa) |
Triệu chứng bệnh động mạch ngoại biên.
Khi mắc bệnh động mạch ngoại biên, chân của bệnh nhân không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết để vận động, dẫn đến triệu chứng đau chân khi đi lại, hay còn gọi là chứng khập khiễng cách hồi. Vị trí đau thường gặp nhất là ở bắp chân. Triệu chứng này sẽ biến mất khi bệnh nhân nghỉ ngơi trong thời gian vài phút2.
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị đau chân khi nghỉ, loét hay nguy hiểm nhất là hoại tử ngón chân, bàn chân. Do đó, khi có một trong các biểu hiện kể trên, người bệnh nên đi khám ngay để có thể được cứu chữa kịp thời, giảm được nguy cơ cắt cụt chân và các biến cố về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ
Khoảng 20% người mắc bệnh động mạch ngoại biên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc thậm chí tử vong trong vòng 5 năm1.
Mối liên hệ giữa bệnh động mạch ngoại biên và đột quỵ.
Bệnh động mạch ngoại biên và đột quỵ có mối liên hệ khá chặt chẽ. Kết quả nghiên cứu cho thấy 25% người mắc bệnh động mạch ngoại biên có nguy cơ bị hẹp động mạch cảnh không triệu chứng cao hơn 70% người bệnh có triệu chứng kèm theo. Tỷ lệ người mắc bệnh động mạch ngoại biên bị bệnh mạch máu não đồng thời cũng cao gấp 3-4 lần so với người không bị bệnh động mạch ngoại biên1.
Tỷ lệ đột quỵ ở người mắc bệnh động mạch ngoại biên dao động từ 2-5%. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh động mạch ngoại biên là tuổi cao, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ
Nam giới cao tuổi hút thuốc lá bị đái tháo đường, tăng huyết áp và béo phì là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. (Ảnh minh họa) |
Để ngăn ngừa đột quỵ ở bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại biên, cần phải hướng dẫn người bệnh bỏ thuốc lá, tập vận động và giảm cân khi bị tình trạng béo phì. Bên cạnh đó, điều trị các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người bệnh cần được điều trị hiệu quả tình trạng tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá mỡ máu và sử dụng thuốc chống huyết khối hợp lý để góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ trên nhóm bệnh nhân này.
Nguồn: