Vấn đề của hệ tim mạch
Sức khỏe 14/07/2022 09:50
Kì 49: Chẩn đoán và điều trị bệnh Buerger
Các triệu chứng bệnh Buerger
Thông thường, dấu hiệu đầu tiên của bệnh Buerger là đau ở bàn tay hoặc bàn chân, lan lên cánh tay và chân, có thể trở nên nghiêm trọng. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng này khi đang hoạt động hoặc nghỉ ngơi. Bệnh có thể tồi tệ hơn khi bị lạnh hoặc căng thẳng.
Bạn cũng có thể nhận thấy những thay đổi ở bàn tay và bàn chân, bao gồm:
Cảm thấy lạnh, tê hoặc ngứa ran.
Da có màu nhợt nhạt, đỏ hoặc xanh lam.
Làn da mỏng và sáng bóng.
Có ít tóc hơn bình thường.
Các ngón tay và ngón chân có thể:
Bị loét gây đau đớn.
Tái nhợt khi bị lạnh (hiện tượng Raynaud).
Triệu chứng của bệnh viêm thuyên tắc mạch máu |
Cũng có thể bị sưng dọc theo tĩnh mạch ngay dưới da. Đây thường là dấu hiệu của cục máu đông, lúc này hãy đến gặp bác sĩ của bạn ngay lập tức.
Các triệu chứng khác của bệnh Buerger có thể xảy ra sau khi bạn mắc bệnh này một thời gian, bao gồm:
Chuột rút cơ bắp.
Cục máu đông trong mạch máu.
Màu xanh ở một phần khuôn mặt của bạn.
Bàn chân hoặc bàn tay lạnh, tê liệt.
Hoại thư.
5. Chẩn đoán bệnh Buerger như thế nào?
Không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể phát hiện ra bệnh Buerger. Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi về việc sử dụng thuốc lá và các triệu chứng của bạn.
Bác sĩ có thể làm các xét nghiệm để kiểm tra lưu lượng máu và loại trừ các bệnh khác gây ra các triệu chứng tương tự. Như bệnh động mạch ngoại vi cũng gây ra đau ở chân, nhưng nguyên nhân là do mảng bám tích tụ trong động mạch chứ không phải do viêm. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần loại trừ các bệnh khác như là bệnh lupus, đái tháo đường và rối loạn đông máu.
Bạn cũng có thể được cho làm các xét nghiệm như là:
Nghiệm pháp Allen: Đây là một xét nghiệm lưu lượng máu cơ bản. Đầu tiên, bạn sẽ nắm tay thành nắm đấm cứng để đẩy máu ra khỏi bàn tay. Sau đó, bác sĩ sẽ ấn vào động mạch cổ tay của bạn để làm chậm dòng chảy của máu trở lại bàn tay của bạn. Lúc này, tay bạn sẽ bị mất màu tạm thời. Khi bạn mở tay, bác sĩ sẽ giải phóng áp lực lên động mạch ở một bên cổ tay và sau đó là bên kia. Nếu phải mất một thời gian tay bạn mới trở lại màu sắc bình thường, đó có thể là dấu hiệu của bệnh Buerger.
Động mạch đồ: Đây là một phương pháp kiểm tra bằng tia X để kiểm tra các mạch máu bị tắc nghẽn ở cánh tay và chân. Bác sĩ đặt một ống mỏng, được gọi là ống thông, vào động mạch. Sau đó bơm thuốc nhuộm vào động mạch và nhanh chóng tiến hành chụp X-quang để xem các mạch máu. Chụp CT hoặc MRI có thể cung cấp những hình ảnh tương tự.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp bác sĩ loại trừ các bệnh khác. Bác sĩ có thể muốn kiểm tra các bệnh như tiểu đường, lupus và những bệnh gây ra cục máu đông.
6. Điều trị bệnh Buerger như thế nào?
Không có cách chữa khỏi bệnh Buerger. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất trong việc cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của nó là bỏ hút thuốc. Bỏ thuốc lá là cách duy nhất để hạn chế ảnh hưởng của bệnh Buerger. Ngay cả một vài điếu thuốc mỗi ngày cũng có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, cơn đau có thể được kiểm soát bằng cách tránh thời tiết lạnh.
Các phương pháp điều trị khác có thể giúp tăng cường lưu lượng máu và giảm đau, bao gồm:
Thuốc như là thuốc giãn mạch để mở rộng mạch máu hoặc các loại thuốc khác để làm tan cục máu đông.
Bài tập đi bộ.
Nén không khí liên tục ở cánh tay và chân.
Phẫu thuật để cắt dây thần kinh đến một khu vực bị ảnh hưởng (phẫu thuật cắt bỏ giao cảm).
Bác sĩ chỉ định có thể cần phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ khu vực bị nhiễm trùng hoặc hoại tử (cắt cụt chi).
Các nhà nghiên cứu cũng đang tiến hành nghiên cứu các phương pháp điều trị khác. Protein được gọi là yếu tố tăng trưởng có thể tăng tốc độ chữa lành và giảm đau. Tiêm tế bào gốc có thể phát triển thành các loại tế bào khác, có thể giúp cơ thể tạo ra các mạch máu mới. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các phương pháp này.
7. Tiên lượng của bệnh Buerger
Triển vọng của bạn phụ thuộc vào việc có bỏ thuốc lá hay không. Trong số những bệnh nhân tiếp tục sử dụng thuốc lá, khoảng 43% sẽ phải cắt cụt chi trong vòng 8 năm kể từ khi được chẩn đoán. Trong số những người bỏ thuốc lá, chỉ có khoảng 6% bị cắt cụt chi, và tỉ lệ phần trăm này gần bằng 0% ở những người được chẩn đoán sớm.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc lá, hãy nói chuyện với bác sĩ về các chương trình có thể giúp bạn làm điều này.