Tỉnh Thái Nguyên: Tăng cường các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý về tài nguyên khoáng sản
Đầu tư - Tài chính 01/10/2021 16:08
Để làm tốt việc này, các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên trong đó có Thanh tra tỉnh thường xuyên xây dựng các kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành, ngành tập trung vào công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của các sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, đặc biệt là trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và việc thực hiện ký cam kết, việc chấp hành các chỉ định của giấy phép khai thác, quy định của pháp luật về khoáng sản của doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra việc chấp hành tuân thủ thiết kế mỏ, công suất khai thác và việc chấp hành nghĩa vụ tài chính đối với mỏ được cấp phép trong kỳ hạn...
Theo Văn bản số: 1452/STTTT-TTBCXB ngày 23/9/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên gửi Tạp chí game bài đổi thưởng tiền that nói rõ: Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên luân quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, như: tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tài nguyên khoáng sản; tiếp xúc, trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong thực hiện quy định pháp luật về quản lý khoáng sản và bảo vệ môi trường; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra; xủ lý nghiêm các hoạt động khai thác, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép; nâng cao chất lượng công tác thẩm định, cấp phép môi trường… Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành trên 50 văn bản, chỉ thị, quyết định, để án tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản theo đúng quy định pháp luật. Qua đó, đã góp phần tích cực vào việc quản lý tất cả các mỏ khoảng sản trên địa bàn tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tỉnh Thái Nguyên tăng cường các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý về tài nguyên khoáng sản |
Đặc biệt, tại Văn bản 1113/TBTTCP ngày 15/7/2021 của Thanh tra Chính phủ Thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng và khai tác tài nguyên, khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2010-2018) đã khẳng định: Công tác quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo. Trong giai đoạn 2010-2018, tỉnh Thái Nguyên ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa cac quy định pháp luật để chỉ đạo hướng dẫn việc quản lý, khai thác và chế biến khoáng sản; những thiếu xót, tồn tại trong hoạt động khoáng sản được xử lý và chấn chỉnh kịp thời, đến nay các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã đi vào nề nếp, cơ bản tuân thủ đúng các quy định pháp luật. Công tác chỉ đạo, điều hành được tăng cường, hoạt động tranh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên…
Thái Nguyên tiếp tục kiện toàn ban chỉ đạo quản lý khoáng sản của tỉnh và các huyện có nhiều khoáng sản; tiến hành sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động của ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm đến từng thành viên... Tại các huyện, thành phố, thị xã có ít khoáng sản, tỉnh vẫn yêu cầu thành lập tổ công tác liên ngành quản lý khoáng sản. Các địa phương thực hiện tốt quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực giáp ranh giữa Thái Nguyên với các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, thực hiện nghiêm nhiệm vụ, giải pháp trong phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn. Hàng năm, UBND các cấp có kế hoạch bố trí đủ kinh phí đảm bảo cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, trong đó có hoạt động của ban chỉ đạo, đội kiểm tra liên ngành, tổ công tác các cấp.
Theo báo cáo đánh giá mới nhất của UBND tỉnh, Thái Nguyên là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với trên 200 điểm mỏ, gồm nhiều loại khoáng sản như: Vonfram, than, sắt, thiếc, chì, kẽm... Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có một số loại kháng sản có trữ lượng lớn như vonfram đa kim trữ lượng khoảng 110 triệu tấn (lớn thứ hai thế giới) ở khu vực Núi Pháo (huyện Đại Từ); than trữ lượng khoảng 90 triệu tấn (đứng thứ hai cả nước) tập trung ở các mỏ Núi Hồng, Làng Cẩm (huyện Đại Từ), Phấn Mễ (huyện Phú Lương), Khánh Hòa (thành phố Thái Nguyên); quặng sắt trữ lượng khoảng 50 triệu tấn tập trung chủ yếu tại Trại Cau (huyện Đồng Hỷ)…
Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn đã có chuyển biến tích cực. Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản từng bước được chấn chỉnh, dần đi vào nền nếp, hoạt động khoáng sản trái phép cơ bản đã được ngăn chặn. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản được giữ vững và ổn định...
Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản vẫn còn một số tồn tại, nhất là tình trạng khai thác khoáng sản (cát, sỏi, đất san lấp...) trái phép ở một số địa phương như Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công... chưa được xử lý dứt điểm, do vậy trong thời gian tới tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường chỉ đạo kiểm tra và xử lý triệt để.