Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Thu hồi đất công trình hạ tầng: Chênh lệch địa tô là rất lớn

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) góp ý kiến vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) góp ý kiến vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Mẫu thuẫn phát sinh

Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, mỗi khi Nhà nước xây dựng các công trình hạ tầng đường giao thông sẽ nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn. Một mặt, Nhà nước phải bỏ rất nhiều tiền để đền bù cho chủ đất mà con đường đi qua, đặc biệt là khi mở rộng các tuyến đường nội đô tại các thành phố lớn. Điển hình như Hà Nội đã có những con đường “đắt nhất hành tinh” vì chủ yếu là do chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng rất lớn.

Mặt khác, những người đang ở trong ngõ, sau khi mở đường bỗng dưng được ra mặt đường sẽ được hưởng một lợi ích cực kỳ to lớn nhờ vào việc mở đường của Nhà nước. Mảnh đất mới tăng giá hàng chục tỷ đồng, chỉ cần cho thuê cũng có thể sống dư giả cả đời.

Thu hồi đất công trình hạ tầng: Chênh lệch địa tô là rất lớn
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng

Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, cơ chế này dẫn đến một số hệ quả xấu cho xã hội:

Thứ nhất, cơ chế khiến nhiều người muốn ôm đất chờ quy hoạch. Đây là một phần nguyên nhân dẫn đến đầu cơ đất đai. Đất là tài sản lưỡng tính giữa tiêu dùng và đầu tư. Vì nó có tính đầu tư nên giá của nó ngày hôm nay không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của ngày hôm nay, mà còn phụ thuộc vào kỳ vọng tăng giá trong tương lai. Nếu nhiều người kỳ vọng rằng quy hoạch mới sẽ có một con đường, một sân bay thì giá đất quanh khu vực đó sẽ tăng ngay từ thời điểm này, khi chưa ai có nhu cầu sử dụng.

Thêm vào đó, một cơ chế khiến người dân có tâm lý may mắn tốt hơn chăm chỉ. Làm lụng cả đời không bằng việc buôn trúng mảnh đất sắp làm đường. Về lâu dài, điều này góp phần tạo tâm lý trông mong vào may rủi hơn là chăm chỉ làm ăn.

Thứ hai, quy hoạch trở nên vô cùng có giá trị bởi nó quyết định ai được hưởng cái gì. Vì thế nên người ta tìm cách tác động bóp méo quy hoạch sao cho có lợi cho mình.

Ví dụ như đường Trường Chinh cong mềm mại chính là do nắn quy hoạch. Chỉ cần cán bộ nhà nước lệch nét bút đi một chút trên bản đồ quy hoạch thì ngay lập tức có người được hưởng lợi ích rất lớn.

Thứ ba, Nhà nước rất thiếu nguồn lực khi xây dựng hạ tầng, đặc biệt là xây dựng các tuyến đường trong đô thị. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến các đô thị lớn thường xuyên tắc đường.

Sửa Luật Đất đai là liệu có cần thay đổi cơ chế này?

Có ý kiến cho rằng đây là điều bình thường và không cần thiết phải thay đổi. Vì Nhà nước có trách nhiệm đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội. Nên khi Nhà nước đầu tư thêm hạ tầng mà người dân được hưởng cũng là điều bình thường.

Việc ra mặt đường không phải lúc nào cũng là lợi ích của chủ đất. Nhiều chủ đất chỉ muốn sống yên ắng trong ngõ, giờ phải ra mặt đường ồn ào, khói bụi.

Tuy nhiên, cũng có lập luận phản biện lại: Đồng ý rằng Nhà nước đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội. Nhưng lợi ích này cần được phân bổ đồng đều, hoặc ít nhất thì cũng không quá chênh lệch.

Ví dụ, mở rộng đường Chùa Bộc ở Hà Nội thì toàn bộ dân Hà Nội được hưởng lợi ích do giảm tắc đường. Nhưng riêng những người được ra mặt đường bỗng dưng được hưởng một lợi ích quá lớn, lớn hơn rất nhiều những người dân khác thì cần điều chỉnh lại.

Nhà nước thu thuế của cả triệu người, nhưng khi dùng tiền thuế lại mang lại lợi ích khổng lồ chỉ cho một số người thì bất công với hàng triệu người còn lại.

Việc ra mặt đường đúng là không phải lúc nào cũng là điều tốt với chủ đất. Nhưng nếu một con đường ở nội đô mở ra mà người có nhà mặt tiền lại chỉ dùng để ở, mà không tận dụng vị thế để kinh doanh thì khi đó nguồn lực đất đai đã không được sử dụng hiệu quả nhất để tạo ra giá trị thặng dư cao nhất cho xã hội.

Hoàn trả địa tô chênh lệch

Đề xuất hướng giải pháp mỗi khi Nhà nước thu hồi đất làm đường, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, cần phải thu hồi thêm đất hai bên đường để tạo quỹ đất. Khi con đường làm xong thì đất đó sẽ được bán đấu giá. Như vậy, Nhà nước thu hồi đất của người dân là khi chưa có đường, đất trong ngõ giá rẻ. Đến khi Nhà nước bán là đất mặt đường, giá cao hơn. Khoản chênh lệch này sẽ bù phần nào chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn.

Cơ chế này học của Singapore, và đã được một số địa phương làm thử như Đà Nẵng. Tuy nhiên, cơ chế này có nhiều điểm chưa phù hợp: Nếu tôi biết mảnh đất của tôi sắp được ra mặt đường với giá trị rất lớn, tôi sẽ kịch liệt phản đối việc Nhà nước thu hồi thêm đất hai bên đường để tạo quỹ đất. Với sự phản đối mạnh mẽ của người dân như vậy thì nhiều chính quyền địa phương sẽ không dám thu hồi thêm và cả dự án có thể sẽ bị ách tắc do quy mô thu hồi đất lớn hơn rất nhiều.

“Cơ chế này chỉ phù hợp trong một số hoàn cảnh nhất định: Chính quyền phải rất mạnh và được người dân đồng thuận như Singapore và Đà Nẵng thời gian trước. Hoặc chỉ áp dụng được cho các khu vực ngoại ô hoặc đô thị mới. Còn khu vực nội đô thì việc mở rộng diện thu hồi đất vô cùng phức tạp”, đại biểu Hà Sỹ Đồng phân tích.

Dự thảo trước đó của Luật Đất đai cũng đã đưa ra cơ chế thu hồi thêm đất của các công trình hạ tầng theo tuyến. Tuy nhiên, đến dự thảo lần này thì đã không còn quy định đó.

“Như vậy, giải pháp lý tưởng nhất là đánh thuế sử dụng đất theo giá trị mảnh đất. Biện pháp này được hầu hết các quốc gia phát triển áp dụng”, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị.

Thuế sử dụng đất có rất nhiều tác dụng: Không chỉ giúp giải quyết vấn đề bất công đối với các chủ đất ra mặt đường, mà còn phù hợp với nhiều trường hợp khác như xây dựng sân bay, cảng biển, công viên, trường học, bệnh viện, tàu điện… Cứ chỗ nào thuận tiện về hạ tầng thì giá trị mảnh đất tăng và số tiền thuế phải nộp nhiều hơn.

Hạ tầng này chủ yếu do Nhà nước đầu tư, nên việc nộp lại cho Nhà nước là hợp lý.

Nhà nước cũng chỉ nên thu thuế bất động sản với khoảng 70% giá trị mảnh đất mà không nên thu hết. Vì ngoài hạ tầng do Nhà nước đầu tư, giá trị của mảnh đất còn do nhiều bên tư nhân khác đầu tư như gần siêu thị, trường học tư nhân, cửa hàng, quán ăn đông đúc…

Tuy nhiên, chính sách thuế tài sản đang gặp khó vì dường như mọi người chỉ quan tâm đến việc đánh thuế tài sản để tránh đầu cơ đất, hoặc đánh vào người giàu sở hữu từ nhà thứ hai trở lên.

“Đây là những mục đích không phù hợp, dân tuý. Mục đích quan trọng nhất của thuế tài sản là nhằm hoàn trả lại địa tô chênh lệch mà Nhà nước đã tạo ra thông qua việc đầu tư hạ tầng. Hay nói cách khác là hoàn trả lại cho hàng triệu người đóng thuế khác”, đại biểu Đồng nói.

Giải pháp tạm thời

Trong bối cảnh chưa thể thu thuế tài sản thì có thể tính đến giải pháp tạm thời là thu tiền từ người được ra mặt đường, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề xuất cơ chế thu như sau:

Đó là Nhà nước xác định giá trị mảnh đất trước khi xây đường và sau khi xây đường. Phần chênh lệch lấy khoảng 70%. Tiếp đến, chủ đất sẽ phải đóng số tiền chênh lệch này trong vòng 10 năm (có thể 15 năm, hoặc 20 năm) có tính trượt giá sau khi con đường xây dựng xong.

Đồng thời, có thể ân hạn chưa bắt đóng tiền ngay từ năm đầu tiên, chỉ bắt đầu thu từ năm thứ hai hoặc thứ ba trở đi. bên cạnh đó, việc chậm nộp tiền quá lâu có thể dẫn đến việc Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.

Tác động của cơ chế này là: Chủ đất ra mặt đường sẽ không được hưởng lợi ích từ trên trời rơi xuống nữa. Giá trị mảnh đất ra mặt đường sau khi trừ nghĩa vụ thuế thì cũng không tăng quá mạnh so với trước đó.

Nếu chủ đất không thể hoặc không muốn nộp tiền thì có thể bán lại mảnh đất cho người khác để kinh doanh. Điều này sẽ giúp đất được sử dụng mang lại giá trị gia tăng cao hơn.

Chủ đất có 1-2 năm để xây dựng cửa hàng hay cho thuê hay bán lại cho người khác, giai đoạn này chưa phải nộp tiền.

Nhà nước có thêm nguồn lực để đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng nội đô. Chính quyền địa phương có thêm động lực để làm.

Tuy nhiên, cơ chế này có nhược điểm là có thể sẽ bị người dân phản đối với lý do đang yên đang lành thì nhà ra mặt đường ồn ào, rồi lại phải nộp thêm tiền. So với thuế tài sản thì cơ chế này chỉ có tác dụng với việc xây đường giao thông. Các công trình khác như công viên cũng làm tăng giá trị cho đất xung quanh nhưng việc xác định đối tượng chịu thụ hưởng sẽ rộng hơn, khó hơn, và khó xác định giá trị đất tăng lên, đại biểu Hà Sỹ Đồng nêu rõ.

Lê Kiên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Những chuyển động mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng

Những chuyển động mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng

Ngày 18/9, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với nhiều điểm đổi mới đặc biệt.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Từ ngày 11 đến 13/9, tại tỉnh Bali, Cộng hòa Indonesia đã diễn ra Hội nghị Khu vực Châu Á Thái Bình Dương về Già hóa dân số, thu hút hơn 400 đại biểu từ 38 quốc gia trong khu vực tham gia. Hội nghị được đồng tổ chức bởi Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia (BAPPENAS), Tổ chức HelpAge International (Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế - HAI) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%

Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.

Tuyên bố chung Việt Nam - Lào

Tuyên bố chung Việt Nam - Lào
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 13/9/2024. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra "Tuyên bố chung Việt Nam - Lào".

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau
Sáng 12/9, HĐND tỉnh An Giang khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp thứ 21, để xem xét, quyết định tờ trình về việc đề nghị bầu bổ sung Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thủ tướng: Chậm nhất 31/12 tới phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ

Thủ tướng: Chậm nhất 31/12 tới phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ
Chiều 12/9, ngay sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.

Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh

Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh
Vào hồi 18 giờ ngày 11/9/2024, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Vĩnh Phúc ban hành văn bản số: 17/L-PCTT về xả tràn hồ nước Thanh Lanh.

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3
Chiều 11/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã tổ chức Lễ Phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hoài Anh, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí trong Bộ CHQS tỉnh ủng hộ trực tiếp.

Bộ Xây dựng phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Bộ Xây dựng phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
Ngày 11/9, Bộ Xây dựng tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, nhằm chung tay góp sức cùng đồng bào nhanh chóng khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Nhiều bài học về chính sách cho NCT

Nhiều bài học về chính sách cho NCT
Được sự đồng ý của Ban Đối ngoại Trung ương, Hội NCT Việt Nam cử Đoàn công tác nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về chăm sóc, bảo vệ, phát huy vai trò NCT tại Cộng hòa Liên bang Đức, từ ngày 8 đến 15/9/2024. Đoàn do TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội làm Trưởng đoàn; tham gia đoàn có lãnh đạo, chuyên viên Ban Đối ngoại, Ban Chăm sóc NCT, Ban Phát huy vai trò NCT.

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Ngày 10/9, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tại lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 3, TP Hà Nội đã trao tặng 61 tỉ đồng, cùng Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ. Trước đó, ngày 9/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng quyết định trích 51 tỉ đồng từ Quỹ Cứu trợ của thành phố hỗ trợ 11 tỉnh, thành phố bị thiệt hại khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Tổng số tiền TP Hà Nội ủng hộ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 lên đến 112 tỉ đồng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Chiều 10/9, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.

Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết
Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối trực tuyến với một số điểm cầu tại các tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
Ngay sau Lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Trong nỗ lực chung tay hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, tỉnh Bình Dương đã quyết định trích 10 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ để ủng hộ 10 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Tập trung ứng phó lũ sau cơn bão số 3

Tập trung ứng phó lũ sau cơn bão số 3
Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì vừa gửi công điện hỏa tốc số 08 ngày 10/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ trên các sông. Công điện gửi Trưởng các Phòng, Ban, cơ quan, đơn vị trên địa bàn và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, yêu cầu Trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lí; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông biết để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn.

Đồng chí Bùi Huy Vĩnh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Đồng chí Bùi Huy Vĩnh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
Sáng 10/9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc bầu đồng chí Bùi Huy Vĩnh, Ủy viên Thường trực Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.
Xem thêm
Những chuyển động mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng

Những chuyển động mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng

Ngày 18/9, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với nhiều điểm đổi mới đặc biệt.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Từ ngày 11 đến 13/9, tại tỉnh Bali, Cộng hòa Indonesia đã diễn ra Hội nghị Khu vực Châu Á Thái Bình Dương về Già hóa dân số, thu hút hơn 400 đại biểu từ 38 quốc gia trong khu vực tham gia. Hội nghị được đồng tổ chức bởi Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia (BAPPENAS), Tổ chức HelpAge International (Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế - HAI) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).
Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Trong nỗ lực chung tay hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, tỉnh Bình Dương đã quyết định trích 10 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ để ủng hộ 10 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Chăm lo NCT là đạo lí, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Chăm lo NCT là đạo lí, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Trong 2 ngày 28 và 29/8, đã diễn ra Đại hội thành lập Hội NCT TP Hà Nội. Tham dự Đại hội có các đồng chí: Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thanh Bình, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; các Ban, Sở, ngành thành phố; lãnh đạo Hội NCT các tỉnh thuộc Cụm thi đua số III và 207 đại biểu chính thức đại diện cho trên 1 triệu hội viên NCT thành phố.
Phiên bản di động