Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, tạo điều kiện khơi thông các nguồn lực, tập trung phát triển kinh tế - xã hội
Tin tức 12/07/2023 08:16
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thúy Lan phát biểu ý kiến tại kỳ họp |
Tham dự kỳ họp có các đồng chí: Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố trong tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thúy Lan nhấn mạnh: Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa 17 diễn ra ngay sau thành công tốt đẹp của Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa 17, là kỳ họp có ý nghĩa rất quan trọng để HĐND tỉnh xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện những kết quả đã đạt được của 6 tháng đầu năm 2023, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; dự báo tình hình, những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức; từ đó, đề ra những cơ chế, chính sách, biện pháp để các cấp, các ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2023 và nửa cuối của nhiệm kỳ.
Vì vậy, tại kỳ họp này, HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh cần phát huy tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh, trí tuệ, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế, vướng mắc; đề xuất, quyết định đúng đắn, kịp thời các cơ chế, chính sách để thực hiện được các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) của HĐND tỉnh đã đề ra.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thúy Lan đề nghị các vị đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng, thảo luận dân chủ, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng vào các nội dung trình tại kỳ họp, góp phần quan trọng để kỳ họp thành công tốt đẹp, đáp ứng sự mong đợi của cử tri và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Toàn cảnh kỳ họp HĐND tỉnh Vĩnh Phúc |
Báo cáo cho thấy, Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tập trung cao độ, bài bản thực hiện hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá tại Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, tạo điều kiện khơi thông các nguồn lực, tập trung phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân khoảng 7,5 - 8,1%/năm; ước năm 2023 quy mô GRDP theo giá hiện hành đạt khoảng 160.000 tỷ đồng đưa giá trị GRDP bình quân đầu người của tỉnh đạt khoảng 132,5 - 133,5 triệu đồng/người/năm; năm 2023 ước đạt khoảng 32.900 tỷ đồng.
Các lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm, trong đó Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển văn hóa, UBND tỉnh ban hành Đề án xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu đã và đang được đẩy mạnh triển khai, các hoạt động bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa, xây dựng các phòng trào văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao được nâng cao. An sinh xã hội, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân được chú trọng với phương châm chuyển thành quả phát triển kinh tế vào đời sống, nâng cao thu nhập và phúc lợi cho người dân, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh chỉ còn khoảng 0,7% với cuối năm 2023. Cải cách hành chính, nhất là cải cách các thủ tục hành chính được tập trung triển khai qua đó các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính của tỉnh đều nằm trong Top đầu cả nước. Quốc phòng, an ninh được củng cố, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Cũng theo báo cáo nêu rõ, trong nửa đầu năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh đã chủ động tham mưu HĐND tỉnh cải tiến phương thức hoạt động để nâng cao trách nhiệm của đại biểu, phát huy dân chủ trong mọi hoạt động của HĐND. Hoạt động chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh được thực hiện chu đáo, chất lượng; hoạt động giám sát, tiếp công dân được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; việc giải quyết các nội dung giữa hai kỳ họp kịp thời, theo đúng các quy định của pháp luật; thường xuyên giữ mối liên hệ với đại biểu, Tổ đại biểu HĐND tỉnh và các cơ quan liên quan. Triển khai kịp thời các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thành các Nghị quyết của HĐND tỉnh. Các Nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành bảo đảm đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, được nhân dân đồng thuận thực hiện.
Do biến động của kinh tế thế giới và khó khăn nội tại tác động trực tiếp tới nền kinh tế có độ mở cao như Vĩnh Phúc, đẩy kinh tế của tỉnh xuống tăng trưởng âm trong quý I/2023. Vững vàng, bản lĩnh trong mọi tình huống, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo điều chỉnh kịch bản tăng trưởng phù hợp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; phân cấp, phân quyền, giao nguồn lực gắn với trách nhiệm; tập trung kiểm tra, giám sát, sâu sát cơ sở; phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, tỉnh đã lấy lại đà tăng trưởng trong quý II với mức tăng 3,76%, đưa tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2023 tăng 1,69%.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trung Hải điều hành kỳ họp |
Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2023 đã có một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm đạt trên 50%, một số chỉ tiêu vượt mục tiêu cả năm đã đề ra. Nổi bật là cơ cấu tổng giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 8,02%; công nghiệp và xây dựng chiếm 60,9%; dịch vụ chiếm 31,08%. Thu hút đầu tư khởi sắc với nguồn vốn FDI đạt gần 360 triệu USD, tăng 60,5% so với cùng kỳ năm 2022; vốn DDI đạt hơn 11.000 tỷ đồng, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm 2022 và vượt 2,2 lần so với kế hoạch năm 2023. Toàn tỉnh có trên 800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 6.000 tỷ đồng, tăng 13,5% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước...
Các lĩnh vực văn hóa xã hội phát triển, giáo dục được tỉnh quan tâm đầu tư, đạt kết quả toàn diện cả về giáo dục đại trà và mũi nhọn. Công tác y tế được quan tâm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị các đơn vị được đầu tư. Đặt người dân vào vị trí trung tâm, với mục tiêu người dân phải được thụ hưởng thành quả của sự phát triển, tỉnh quan tâm các chính sách an sinh xã hội. Lĩnh vực quốc phòng, an ninh được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Một điểm nhấn nổi bật, thể hiện quan điểm nhất quán, quyết tâm chính trị của Tỉnh ủy đó là mọi người dân phải được hưởng thành quả từ sự phát triển bằng việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu. HĐND, UBND tỉnh đã cụ thể hóa bằng việc ban hành bộ tiêu chí, cơ chế chính sách để các địa phương thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu, hội tụ đầy đủ các giá trị vật chất và tinh thần.
Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, UBND tỉnh đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó, sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn để phục hồi, phát triển kinh tế; bảo đảm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Các ngành sử dụng công nghệ, năng suất cao có xu hướng ngày càng đóng góp tích cực vào cơ cấu GRDP của Vĩnh Phúc (ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng tỷ trọng từ 54% năm 2020 lên 58% năm 2022... |
Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII (2020-2025) đã đi được nửa chặng đường với những kết quả ấn tượng. ........................................................................................................................................................ Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2020-2022 của Vĩnh Phúc đạt 8,8%, nằm trong top 10 tỉnh có tăng trưởng cao nhất toàn quốc. Trong nửa nhiệm kỳ địa phương này đã phê duyệt 32 Đề án tháo gỡ điểm nghẽn trong công tác quản lý nhà nước, khơi thông nguồn lực của 23 sở, ngành và 9 huyện, thành phố… ........................................................................................................................................................ Trong nửa nhiệm kỳ (2020-2022), Vĩnh Phúc đã phê duyệt 32 Đề án tháo gỡ điểm nghẽn trong công tác quản lý nhà nước, khơi thông nguồn lực của 23 sở, ngành và 9 huyện, thành phố. Địa phương đã chủ động, sáng tạo trong tháo gỡ điểm nghẽn, trong đó Vĩnh Phúc là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành chính sách phân cấp xác định giá bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB)... ......................................................................................................................................................... Điểm nghẽn lớn nhất về bồi thường - GPMB được tỉnh quyết liệt triển khai thực hiện; giai đoạn 2020-2023, toàn tỉnh đã thực hiện GPMB 2.875ha; trong đó riêng năm 2023 đã GPMB được 275 ha. .......................................................................................................................................................... Ngoài ra, Vĩnh Phúc cũng rất quyết liệt trong phân cấp, phân quyền, giao tiền, giao trách nhiệm cụ thể, gắn trách nhiệm với cơ sở bằng các việc làm cụ thể như: Phân cấp đến 30% đầu tư công cho cấp huyện (trước đây chỉ 15-18%); Trao quyền tự chủ, tự quyết cho cấp huyện (chống dịch, quyết định đầu tư, phê duyệt dự án...); Tăng cường phân cấp để tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn; cụ thể phân cấp hơn 43 nhiệm vụ thuộc cấp tỉnh về cho cấp huyện (Thẩm quyền định giá đất, phê duyệt qui hoạch, phê duyệt dự án...). ........................................................................................................................................................... Qua đó nhiều dự án lớn được đẩy nhanh tiến độ triển khai; Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Vĩnh Phúc được cải thiện, 02 năm liên tiếp chỉ số PCI của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh có chỉ số cao nhất. ........................................................................................................................................................... Đặc biệt năm 2022, cả 3 chỉ số PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), PAPI (Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh , PARINDEX (Chỉ số cải cách hành chính) đều trong top 10 địa phương có chỉ số tốt nhất của cả nước, chỉ số chuyển đổi số đứng thứ 12 toàn quốc...
|