Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phản hồi một số thông tin về ngành điện lực

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có văn bản phản hồi về một số nội dung liên quan đến ngành điện. Để Đại biểu Quốc hội và cơ quan báo chí được rõ..

Thứ nhất về vấn đề tại sao lại nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời thì EVN cho biết:

Nội dung này tại buổi trao đổi với một số cơ quan báo chí về tình hình cung cấp điện và một số vấn đề liên quan vào ngày 24/5/2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết như sau: ”Sản lượng điện nhập khẩu tương đối nhỏ, trong đó nhập từ Lào khoảng 7 triệu kWh/ngày, Trung Quốc 4 triệu kWh/ngày. Sản lượng điện toàn quốc là trên 850 triệu kWh/ ngày, riêng miền Bắc cũng là 450 triệu kWh/ngày trong khi tổng sản lượng điện nhập khẩu khoảng hơn 10 triệu kWh/ngày nên tỷ trọng điện nhập khẩu rất thấp, chưa tới 1,3% toàn quốc.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phản hồi một số thông tin về ngành điện lực
Tập đoàn điện lực Việt Nam thông tin về các vấn đề ngành điện

Những nguồn này không hẳn là thiếu mới nhập. Chúng ta đã mua điện của Trung Quốc từ năm 2005. Còn nhập khẩu điện từ Lào theo hiệp định liên Chính phủ. Chúng ta cũng bán điện sang Campuchia từ rất lâu dựa trên các hiệp định giữa các nước láng giềng với nhau”.Năng lượng tái tạo thời gian qua phát triển mạnh nhưng chủ yếu chỉ nằm ở khu vực miền Trung và miền Nam, trong khi khó khăn về cung cấp điện trong một số thời điểm lại diễn ra ở miền Bắc. Đồng thời, do giới hạn về mặt kỹ thuật để bảo đảm vận hành an toàn các đường dây truyền tải điện 500 kV Bắc - Nam nên các nguồn điện bổ sung ở miền Trung và miền Nam cũng không hỗ trợ được cho miền Bắc.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, EVN đã tập trung cao nhất vào việc đàm phán, thống nhất giá tạm, báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt để nhanh chóng đưa các dự án đã hoàn thành xây dựng vào vận hành theo đúng quy định của pháp luật trong thời gian sớm nhất. EVN đã thành lập nhiều Tổ đàm phán để sẵn sàng trao đổi và hướng dẫn giải quyết các vướng mắc, xử lý dứt điểm các vấn đề thuộc trách nhiệm của EVN như gia hạn thỏa thuận đấu nối, thử nghiệm nghiệm thu. Ngoài ra, EVN đã tổ chức nhiều cuộc họp với tất cả các chủ đầu tư có đại diện của Bộ Công Thương để tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình đàm phán.

Đến ngày 31/5/2023, có 50 dự án với tổng công suất 2751,661MW Chủ đầu tư đề nghị giá điện tạm thời bằng 50% giá trần của khung giá phát điện cho từng loại hình ban hành theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 19/01/2023 của Bộ Công Thương, trong đó EVN đã trình Bộ Công Thương và được Bộ Công Thương phê duyệt 40 dự án với tổng công suất là 2368,7MW. Trong đó có 07 dự án/phần dự án với tổng công suất 430,22MW đã hoàn thành thủ tục công nhận vận hành thương mại và phát điện lên lưới. Các dự án/phần dự án còn lại đang hoàn tất chương trình thử nghiệm, hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan (quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư về tiến độ thực hiện của dự án, quyết định giao đất, giấy phép xây dựng, giấy phép hoạt động điện lực, kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền,...) để đủ điều kiện đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất.

Thứ 2, về nguyên nhân của khoản lỗ 26000 tỷ đồng của năm 2022. Thì phía Tập đoàn điện lực EVN cho biết:

Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN được lập theo đúng quy định, đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH Deloitte Việt Nam. Kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) điện năm 2022 cũng đã được kiểm tra bởi Đoàn kiểm tra liên ngành theo Quyết định số 543/QĐ-BCT ngày 03/03/2023 về việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bao gồm đại diện của các Bộ, cơ quan, hiệp hội có liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phản hồi một số thông tin về ngành điện lực
Tập đoàn Điện lực thông tin về khoản lỗ 26000 tỷ đồng năm 2022

Ngày 31/03/2023, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí SXKD điện năm 2022 của EVN.

Theo số liệu công bố tại buổi họp báo, giá bán lẻ điện bình quân bán cho khách hàng sử dụng điện theo biểu giá điện do Chính phủ quy định thực hiện trong năm 2022 là 1.882,73 đ/kWh, trong khi đó giá thành mua điện từ các nhà máy điện (bao gồm cả chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ) là 2.032,26 đ/kWh. Vì vậy, với mỗi kWh bán cho khách hàng sử dụng điện năm 2022 thì EVN lỗ 149,53 đồng/kWh, làm EVN lỗ SXKD điện -36.294,15 tỷ đồng năm 2022. Nhờ có thu nhập từ các hoạt động khác liên quan tới SXKD điện là 10.058,36 tỷ đồng (thu nhập từ tiền bán công suất phản kháng; thu nhập từ hoạt động tài chính của Công ty mẹ - EVN, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, các Tổng công ty Điện lực; thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi chuyển nhượng vốn của Công ty mẹ EVN và các Tổng công ty Điện lực) nên số lỗ tổng hợp SXKD năm 2022 của EVN là -26.235,78 tỷ đồng.

Giá thành mua điện từ các nhà máy điện bán tới khách hàng bao gồm giá thành khâu phát điện, giá thành khâu truyền tải, khâu phân phối - bán lẻ, khâu phụ trợ. Trong đó, giá thành khâu phát điện chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2022, giá thành khâu phát điện chiếm tỷ trọng 83,6%; các khâu truyền tải, phân phối-bán lẻ và phụ trợ chỉ chiếm tỷ trọng 16,4%. EVN đã nỗ lực và quyết liệt thực hiện các giải pháp nội tại để giảm chi phí như tiết kiệm 10% chi phí thường xuyên, cắt giảm chi phí sửa chữa lớn từ 20% đến 40%... làm cho giá thành khâu truyền tải, phân phối - bán lẻ và phụ trợ năm 2022 giảm 19,69 đ/kWh so với năm 2021 (chỉ còn 333,81 đ/kWh năm 2022 so với 353,5 đ/kWh năm 2021). Nhưng do các thông số đầu vào khâu phát điện năm 2022 (giá nhiên liệu than, dầu, khí) tăng đột biến so với các năm trước đây nên làm giá thành khâu phát điện tăng mạnh, từ 1.506,4 đ/kWh năm 2021 lên 1.698,45 đ/kWh trong năm 2022 (tương ứng mức tăng 192,05 đ/kWh). Cụ thể:

Giá than nhập khẩu (áp dụng cho các nhà máy điện sử dụng than nhập khẩu, chủ yếu theo chỉ số NewC Index) tăng rất mạnh trong năm 2022: bình quân chỉ số NewC Index năm 2022 là 362,8 USD/tấn, tăng 163% so với bình quân năm 2021 (138 USD/tấn). Đặc biệt, chỉ số NewC Index bình quân tháng 09/2022 là 434 USD/tấn, tăng 214% so với bình quân năm 2021.

Giá than pha trộn (được sử dụng chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện than): Than phan trộn TKV cung cấp: Mức tăng giá than pha trộn bình quân của TKV trong năm 2022 là từ 41% đến 46,4% (tuỳ từng chủng loại than) so với giá than áp dụng năm 2021.

Loại than đi các NMĐ từ khu vực Quảng Ninh

Giá than bình quân năm 2021

(đồng/tấn)

Giá than bình quân năm 2022

(đồng/tấn)

Chênh lệch 2022-2021

(đồng/tấn)

Chênh lệch 2022-2021 (%)

5a.10

1.838.000

2.690.999

852.999

46,4%

5b.10

1.685.000

2.376.430

691.430

41,0%

6a.10

1.499.000

2.154.196

655.196

43,7%

Than pha trộn TCT Đông Bắc cung cấp: Mức tăng giá than pha trộn bình quân của TCT Đông Bắc trong năm 2022 là từ 34,7% đến 39,4% (tuỳ từng chủng loại than) so với giá than áp dụng năm 2021.

Loại than đi các

NMĐ từ khu vực Quảng Ninh

Giá than bình

quân năm 2021 (đồng/tấn)

Giá than bình

quân năm 2022 (đồng/tấn)

Chênh lệch 2022-2021

(đồng/tấn)

Chênh lệch

2022-2021 (%)

5a.14

1.837.000

2.560.584

723.584

39,4%

5b.14

1.685.000

2.269.970

584.970

34,7%

6a.14

1.498.000

2.066.296

568.296

37,9%

Giá khí cho các nhà máy điện tua bin khí trong nước (theo cơ chế giá khí thị trường nhưng không thấp hơn giá khí miệng giếng) được xác định theo giá dầu thế giới là dầu HSFO và dầu thô Brent cũng tăng rất mạnh.

Dầu Quốc tế HSFO bình quân năm 2022 là 521,6 USD/tấn, tăng 27,3% so với năm 2021 (409,6 USD/tấn). Đặc biệt, chỉ số dầu HSFO bình quân tháng 04/2022 là 705,4 USD/tấn, tăng 72% so với bình quân năm 2021.

Giá dầu thô Brent bình quân 2022 là 101,3 USD/thùng, tăng 42,9% so với giá dầu thô Brent bình quân năm 2021 (70,9 USD/thùng).

Hiện nay do khí Nam Côn Sơn suy giảm nên các nhà máy nhiệt điện khí (Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 4, Phú Mỹ 2.2 BOT, Phú Mỹ 3 BOT, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2 và Bà Rịa) tiếp nhận khí Hải Thạch – Mộc Tinh, Sao Vàng.

Đại Nguyệt và khí Đại Hùng, Thiên Ưng có giá cao, đặc biệt khí Thiên Ưng, Sao Vàng - Đại Nguyệt giá rất cao ~ 10 USD/tr.BTU (do giá khí và cước vận chuyển khí cao).

Theo Quyết định số 24/2017/QĐ- TTg ngày 30/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, khi các thông số đầu vào cho sản xuất điện tăng thì giá bán lẻ điện được điều chỉnh tương ứng. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, giá điện chưa được cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh theo biến động của thông số đầu vào trong năm 2022 nên EVN không có nguồn thu để bù đắp các chi phí mua điện tăng thêm.

Năm 2022, các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc EVN sản xuất với sản lượng chỉ chiếm 20% tổng sản lượng điện năng của hệ thống với giá điện bình quân là 859,9 đ/kWh. Với vai trò là người mua duy nhất, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, EVN đã phải mua 80% sản lượng điện năng còn lại từ các nhà máy điện độc lập theo các hợp đồng mua bán điện và giá điện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với giá điện bình quân 1.757,5 đ/kWh (chưa bao gồm chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ) để cung cấp cho khách hàng.

Ngoài nhiệm vụ của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện, EVN còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Chính phủ giao trong việc thực hiện đầu tư lưới truyền tải và mạng lưới bán điện đến cả vùng núi, hải đảo và bán thấp hơn giá thành để góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng tại các địa bàn trọng điểm.

Nếu thị trường năng lượng được phát triển hoàn chỉnh theo định hướng “phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông giữa các phân ngành điện, than, dầu khí và năng lượng tái tạo” theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị1 và giá bán lẻ điện được điều chỉnh kịp thời theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì các khách hàng sử dụng điện sẽ phải chịu ngay các chi phí mua điện tăng thêm do thông số đầu vào tăng đột biến trong năm 2022. Tuy nhiên, với cơ chế điều tiết giá bán lẻ điện như hiện tại của Chính phủ, EVN đang là doanh nghiệp đứng ra chịu toàn bộ khoản lỗ SXKD năm 2022 thay cho các khách hàng sử dụng điện.

Các nguyên nhân trên đã làm EVN lỗ SKXD năm 2022 và có thể tiếp tục lỗ trong các năm tiếp theo dù EVN đã rất nỗ lực và quyết liệt triển khai các giải pháp nội tại để tiết giảm chi phí trong toàn EVN.

Thứ 3, phản hồi về vấn đề “EVN xin tăng giá điện, nhưng loạt công ty con đưa hàng vạn tỉ đồng gửi ngân hàng” theo phản ánh của Báo Lao động thì EVN cho rằng:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phản hồi một số thông tin về ngành điện lực
Tập đoàn điện lực thông tin về việc tăng giá điện hàng loạt công ty con đưa hàng vạn tỷ đồng gửi Ngân hàng

Số tiền gửi mà báo chí đề cập cần được xem xét với số dư nợ ngắn hạn (60.045 tỷ đồng) tại cùng thời điểm của các TCT Điện lực. Chưa nói đến các khoản dư nợ dài hạn, chỉ xét riêng các khoản dư nợ ngắn hạn trên thì rõ ràng số nợ vay tại các đơn vị là rất lớn, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao nên đòi hỏi các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong thời gian tới.

Ngoài ra, số dư tiền gửi trên được dùng để thanh toán trả nợ cho các nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện mặt trời mái nhà và nhà máy thuỷ điện nhỏ vào đầu tháng sau theo các hợp đồng đã ký kết để đầu tư hệ thống phân phối - bán lẻ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải, và chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các Tổng Công ty Điện lực phải chủ động cân đối dòng tiền phù hợp để đảm bảo thanh toán nợ gốc và lãi vay kịp thời cho các đơn vị tín dụng, thanh toán cho các nhà cung cấp, các nhà máy điện theo quy định, đồng thời có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị mình.

Thứ 4, đối với vấn đề bố trí sắp xếp nhân viên theo dõi chỉ số công tơ thì EVN cho rằng:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phản hồi một số thông tin về ngành điện lực
EVN thông tin về việc xắp xếp công nhân theo dõi công tơ điện

Hoạt động phân phối kinh doanh điện của EVN bao gồm các nhiệm vụ chính như: Đầu tư xây dựng, vận hành và quản lý hạ tầng lưới điện phân phối (các đường dây và trạm biến áp) đến cấp điện áp 110kV (bao gồm đưa điện về nông thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi và hải đảo); hoạt động kinh doanh, phân phối và mua bán điện theo giấy phép hoạt động điện lực; dịch vụ khách hàng (cung cấp các dịch vụ điện và chăm sóc khách hàng); các nhiệm vụ khác (tiếp nhận lưới điện của các tổ chức khác bàn giao, tiết kiệm điện, v.v…).

Thực hiện chủ trương hiện đại hóa trong công tác kinh doanh dịch vụ khách hàng, từ năm 2015 EVN đã đầu tư, lắp đặt và đưa vào vận hành công tơ điện tử và hệ thống thu thập dữ liệu từ xa, thay thế dần các công tơ cơ khí (phải thực hiện đo ghi thủ công). Đến nay, 80,26% hệ thống đo đếm và ghi chỉ số điện đã được điện tử hóa. Tổng số công tơ cơ khí trên toàn quốc cần nhân viên đo ghi thủ công là 6.020.583 công tơ.

Theo lộ trình thì tới năm 2025 toàn bộ số công tơ cơ khí này sẽ được thay thế bằng công tơ điện tử đo xa. Về nhân viên đo ghi chỉ số công tơ toàn Tập đoàn: Do việc thực hiện đo ghi và phúc tra chỉ số công tơ thường được thực hiện mỗi tháng 1 lần. Để tối ưu hóa và nâng cao năng suất lao động, các nhân viên đo ghi và phúc tra chỉ số công tơ, ngoài việc đo ghi, còn phải kiêm nhiệm các công việc khác như: kiểm tra, thay công tơ định kỳ, đôn đốc nợ, đo công suất, chụp ảnh nhiệt, sử lý sự cố, chăm sóc khách hàng, v.v… Hiện toàn Tập đoàn có 2.242 nhân viên3 thực hiện việc các công việc này, tương ứng 2,32% số lượng CBCNV toàn Tập đoàn (96.677 CBCNV).

Ngoài ra trong thời gian qua, EVN đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số và các công nghệ mới vào tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh nên hàng năm lực lượng lao động của EVN đều giảm, mỗi năm đã giảm bình quân khoảng 1100 người.

Trên đây là toàn văn thông báo của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN thông tin tới các vấn đề về ngành điện.

Trường Sang- Mai Lan

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế đề xuất danh sách 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Bộ Y tế đề xuất danh sách 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Bộ Y tế đã đề xuất danh sách 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội khi xây dựng dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Dự kiến dự thảo thông tư này sẽ thay thế Thông tư 15/2016/TT-BYT; Thông tư 02/2023/TT-BYT ngay khi được ban hành…
Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5/2024, Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) được tổ chức trọng thể tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh, bền vững, toàn diện

Đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh, bền vững, toàn diện

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kí Quyết định 369/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050…
Bộ trưởng Quân đội Pháp: Pháp đánh giá cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam

Bộ trưởng Quân đội Pháp: Pháp đánh giá cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam

Sáng 6/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gủi thư khen lực lượng CSGT

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gủi thư khen lực lượng CSGT

Ngày 5/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư khen tới lực lượng CSGT về thành tích thực hiện xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống tội phạm và hỗ trợ Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua.

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương
Sáng 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.

Tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến với người dân Hà Nội bằng công nghệ 3D mapping

Tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến với người dân Hà Nội bằng công nghệ 3D mapping
Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

Bà Lê Thị Thu Hồng tạm thời điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng tạm thời điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang
Tại kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội đã xem xét, bỏ phiếu thông qua Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang.

Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk yêu cầu cán bộ được bổ nhiệm, luân chuyển phải giữ gìn phẩm chất chính trị.

Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk yêu cầu cán bộ được bổ nhiệm, luân chuyển phải giữ gìn phẩm chất chính trị.
Ngày 2/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung chủ trì hội nghị công bố và trao các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.

Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
Ngày 2/5, Tổng Thư ký Quốc hội đã ban hành Thông báo số 3568/TB-TTKQH thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5
Theo Thông cáo báo chí của Tổng Thư ký Quốc hội, kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều mai 2/5.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 36/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Kỷ luật Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang

Kỷ luật Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch UBND tỉnh và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ
Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam
Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu tập trung tìm kiếm người mất tích trong vụ chìm thuyền trên sông Chanh

Thủ tướng yêu cầu tập trung tìm kiếm người mất tích trong vụ chìm thuyền trên sông Chanh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 335/QĐ-TTg ngày 24/4/2024 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu thi hành kỷ luật một loạt cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc, An Giang, Sóc Trăng
Xem thêm
Biểu dương 72 NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2019-2024

Biểu dương 72 NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2019-2024

Với việc tổ chức thành công Hội nghị biểu dương NCT tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2019-2024 gắn với Lễ kỉ niệm 29 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995-10/5/2024) vào sáng ngày 9/5
Thành tích đáng tự hào của phụ nữ cao tuổi Thủ đô

Thành tích đáng tự hào của phụ nữ cao tuổi Thủ đô

Ngày 8/5, Hội NCT TP Hà Nội đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP tổ chức gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểugiai đoạn 2019-2024.
Hiệu ứng truyền thông sâu rộng tác động đến nhận thức xã hội về già hóa dân số

Hiệu ứng truyền thông sâu rộng tác động đến nhận thức xã hội về già hóa dân số

Chiều ngày 3/5, Trung ương Hội NCT Việt Nam và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đã cùng họp đánh giá kết quả tổ chức Hội thảo khoa học tại Ninh Bình
Phiên bản di động