Phương pháp châm cứu điều trị bệnh hiệu quả cho người cao tuổi của lương y Lê Đức Vọng
Sức khỏe 09/07/2024 10:22
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nhiều đời bốc thuốc cứu người bằng y học cổ truyền, sau khi tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền của Trường trung cấp Tuệ Tĩnh, lương y Lê Đức Vọng về quê nối nghiệp gia đình và được Sở Y tế tỉnh Hưng Yên cấp phép hoạt động đông y gia truyền. Hiện lương y Lê Đức Vọng là Phó chủ tịch Hội Đông y huyện Kim Động.
Sau gần 40 năm làm nghề, lương y Vọng đã cứu chữa, điều trị dứt điểm cho rất nhiều người bệnh. Hiện nay, Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Đức Tùng của lương y đa khoa Lê Đức Vọng được xây dựng rất khang trang ở thôn Đức Quang, xã Đức Hợp, với nhiều công nghệ châm cứu, điều trị và sắc thuốc hiện đại.
Mỗi ngày, Phòng chẩn trị đón tiếp hàng chục bệnh nhân đến khám, châm cứu, bấm huyệt, điều trị bệnh và bốc thuốc, nhiều bệnh nhân ở xa đến khám, châm cứu được ở điều trị nội trú tại Phòng chẩn trị của lương y Vọng.
Lương y Lê Đức Vọng đang châm cứu điều trị cho bệnh nhân. |
Về châm cứu, lương y Vọng nổi tiếng với phương pháp điều trị bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, châm cứu điều trị tê vai gáy, tê bì chân tay, thoái hóa khớp, bệnh đĩa đệm, điều trị di chứng sau tai biến mạch máu não như liệt nửa người, méo mồm, thoái hóa cột sống, đau dạ dày…
Trong đó, về bệnh Liệt dây thần kinh 7 ngoại biên do lạnh, lương y Lê Đức Vọng cho biết: “Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây co cứng 1/2 mặt khi đó mặt sẽ méo về bên liệt, có những cơn co cứng nhóm cơ bám da 1/2 mặt, cũng có thể gây biến chứng dẫn đến viêm giác mạc”. Điều trị bệnh liệt dây thần kinh 7 ngoại biên bằng châm cứu điện châm là một phương pháp điều trị hiệu quả cao mà không tốn kém.
Cũng theo lương y Vọng, về phương pháp điều trị bệnh cần kết hợp với y học hiện đại để giúp kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề với y học cổ truyền để phục hồi chức năng do dây thần kinh ngoại biên.
Để điều trị theo phương pháp châm cứu, tùy theo nguyên nhân mà có các “pháp” sau để điều hòa các kinh khí ở các lạc mạch trên mặt như: Trục phong, tán hàn, thanh nhiệt, trừ thấp, hoạt huyết, khứ ứ, ôn thông kinh lạc. Các huyết thường dùng: Tình minh, toản trúc, ngư yêu, ti trúc không, quyền liêu, phong trì, ế phong, giáp xa, địa thương, nghinh hương, nhân trung, thừa tương, thính cung, hợp cốc đối diện.
Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Đức Tùng của lương y Lê Đức Vọng được đầu tư hiện đại, có chỗ ở nội trú cho người bệnh |
Bà Nguyễn Thị Minh (60 tuổi, ở xã Đức Hợp) bị liệt dây thần kinh ngoại biên do lạnh đang châm cứu điều trị tại Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Đức Tùng của lương y đa khoa Lê Đức Vọng cho biết, cách đây hơn 10 ngày bà xuất hiện tình trạng miệng bị kéo lệch về một bên không khép lại được và chảy dãi, góc hàm bị đau, đi khám thì được chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7. Sau khi được người thân giới thiệu bà tìm đến Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Đức Tùng, sau hơn 10 ngày châm cứu, khuôn mặt của bà đã trở lại bình thường, miệng không còn bị méo lệch.
Sau khi bị tai biến mạch mãu não, ông Đỗ Văn Tuấn (65 tuổi) ở tỉnh Hà Nam bị liệt nửa người khiến việc di chuyển, đi lại gặp nhiều khó khăn, cuộc sống bị đảo lộn. Được giới thiệu ông tìm đến Phòng chẩn trị của lương y Lê Đức Vọng để châm cứu. Do ở xa, đi lại bất tiện nên ông Tuấn ở lại Phòng chẩn trị để điều trị nội trú, sau hơn 10 ngày châm cứu ông Tuấn đã có thể tự ngồi dậy và tự đi lại được. “Phương pháp châm cứu của lương y Vọng rất hiệu quả mà không tốn kém, Phòng chẩn trị có chỗ ăn ở cho bệnh nhân ở xa nên rất tiện. Sau tai biến tôi tưởng mình phải chịu liệt nằm một chỗ đến cuối đời, rất may đã gặp được lương y Vọng”, ông Tuấn xúc động.
Chia sẻ về bệnh thoái hóa cột sống, lương y Lê Đức Vọng cho biết, biểu hiện chính của bệnh là hay đau lưng, dáng đi cong hoặc vẹo… Bài thuốc gồm các vị như sau: Độc hoạt, Tang kí sinh, Cẩu tích, Thục đoạn, Đan sâm, Ngưu tất, Thổ phục linh, Thục địa, Kỉ tử, Đương quy, Xuyên khung… Tùy theo mức độ thoái hóa và tiến triển bệnh của từng bệnh nhân mà có cách bào chế các vị thuốc theo trọng lượng khác nhau. Trong trường hợp bệnh nhân suy nhược quá thì bổ sung thêm các vị: Bạch thược, Đại táo, Hoàng kì… Về cách dùng: Cho thuốc vào nồi hoặc ấm, đổ từ 3 đến 5 bát nước sạch sau đó đun cạn lấy 1 bát, mỗi thang sắc 3 lần rồi đổ chung vào nhau uống mỗi ngày 3 lần trước lúc ăn cơm 30 phút.
Hiện nay, ngoài thuốc sắc truyền thống, lương y Vọng còn bào chế thuốc sắc sẵn đóng gói nên bệnh nhân chỉ việc sử dụng mà không cần đun sắc thuốc như trước đây.
Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Đức Tùng của lương y Lê Đức Vọng được Sở Y tế Hưng Yên cấp Giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh số 166/YT-GPHĐ. Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ với lương y Lê Đức Vọng theo địa chỉ: thôn Đức Quang, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Số điện thoại: 0969 181 138 hoặc: 0985 908 137 |