Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Phản bác cách nhìn trái với sự thật lịch sử về Cách mạng Tháng Tám

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng, Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Có hay không “khoảng trống quyền lực”?

Nhà sử học người Na Uy Stein Tonnesson luận giải trong cuốn “Cách mạng Việt Nam 1945- Roosevelt, Hồ Chí Minh và de Gaulle trong một thế giới chiến tranh” xuất bản năm 1991 như sau: “Khoảng trống quyền lực có thể được mô tả cụ thể hơn là sự vắng mặt của người Pháp và quân Đồng Minh, sự thiếu quyết đoán của người Nhật trong việc duy trì sự cai trị cho đến khi quân Đồng Minh tới, và sự bất lực của giới quan lại cùng chính quyền của họ trong việc tự phục vụ quyền lợi của họ” (Tonnesson, Stein, The Vietnamese Revolution of 1945 -Roosevelt, Hồ Chí Minh and de Gaulle in a World at War, PRIO, Oslo, 1991, tr. 6) và “Bằng việc tạo ra khoảng trống quyền lực các cường quốc đã làm đảo lộn toàn bộ tình hình và do đó đã “mời” Việt Minh giành chính quyền” (Tonnesson, Stein, The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt, Hồ Chí Minh and de Gaulle in a World at War, PRIO, Oslo, 1991, tr. 415). Kể từ đó, quan điểm của nhà sử học này đã được nhiều người dựa vào với mục đích phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta và hạ thấp ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Nhà văn, nhà báo người Mỹ Lady Borton, khi trao đổi với các nhà nghiên cứu Việt Nam tại Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay”, diễn ra tại Hà Nội, tháng 5/2010, đã nhìn nhận ngược lại với quan điểm của nhà sử học người Na Uy Stein Tonnesson. Nhà văn, nhà báo người Mỹ Lady Borton nhận định: “Khi Nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền, các lực lượng chính trị và quân sự tại đây vẫn còn nguyên và tiếp tục những cố gắng của mình”.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.

Trên thực tế, phát xít Nhật tại Việt Nam lúc đó có đến 90.000 người và được trang bị đầy đủ khí giới. Chúng cũng đã chứng tỏ sự thiện chiến khi đã đánh bại quân Pháp trên toàn cõi Đông Dương chỉ trong một ngày (9/3/1945). Sau khi nước Nhật đầu hàng Đồng minh (15/8/1945), quân Nhật ở Đông Dương nhận “nhiệm vụ” duy trì trật tự trước khi bị giải giáp. Bởi vậy, cuộc tổng khởi nghĩa trong cả nước tháng 8/1945 cũng vấp phải sự kháng cự của Nhật.

Ngày 17/8/1945, ở Tuyên Quang, Việt Nam Giải phóng quân tiến công doanh trại quân Nhật. Trước sức tiến công mãnh liệt của Việt Nam Giải phóng quân và sức uy hiếp mạnh mẽ của Nhân dân khởi nghĩa, quân Nhật phải xin đàm phán nhưng khi được tin có một cánh quân của chúng đang từ Hà Giang kéo về gần tới nơi, quân Nhật lại trở mặt. Các chiến sĩ Việt Nam Giải phóng quân và tự vệ công nhân lập tức tiếp tục cuộc tiến công, mở nhiều đợt xung phong mãnh liệt. Đến ngày 21/8/1945, quân Nhật rút hết về Hà Nội.

Ngày 20/8/1945, một đơn vị Việt Nam Giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy bao vây, tấn công vào các vị trí do quân Nhật chiếm giữ ở thị xã Thái Nguyên. Trước sức mạnh của cao trào cách mạng của quân và dân Thái Nguyên, quân Nhật buộc phải chấp nhận các điều kiện do Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng đưa ra để sáng 26/8/1945 được rút về Hà Nội.

Tại Hà Nội có đến 10.000 lính Nhật đồn trú. Trong đó, Trại Bảo an binh trên phố Hàng Bài ở Hà Nội là nơi hàng nghìn lính Bảo an Nhật đồn trú. Quần chúng Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh đã kéo vào đánh chiếm Trại Bảo an binh vào ngày 19/8/1945. Nhận được tin, Bộ chỉ huy quân đội Nhật đã cho xe tăng và hàng trăm lính đến bao vây, yêu cầu ta nộp vũ khí, giải tán, giao trại cho Nhật. Căn cứ vào chủ trương của Ủy ban Quân sự cách mạng đối với quân Nhật, ta đã mềm dẻo thuyết phục quân Nhật, nói cho chúng rõ Nhật Hoàng đã đầu hàng Đồng minh, nếu chúng không can thiệp vào cuộc khởi nghĩa của ta thì ta cũng để cho chúng yên ổn chờ ngày về nước. Ngược lại, nếu chúng bắn vào quần chúng cách mạng thì ta sẵn sàng dùng vũ lực chống lại. Xe tăng và quân Nhật sau đó phải rút lui. Sau cuộc thương thảo đó, Nhật phải công nhận Việt Minh là đại diện của Việt Nam. Sau đó, việc này được xác nhận bởi bức điện văn của Đại sứ Nhật gửi về Tokyo: “Chiều ngày 19, Đại sứ đã “được mời” đến dự cuộc gặp với các lãnh đạo Etsumei (Việt Minh) và đã tham gia bàn bạc với những người đó, được coi như là các nhà chức trách chính thức” Dẫn lại theo Lê Trọng Nghĩa, “Các Ủy ban Nhân dân cách mạng ra mắt ở Hà Nội sau Khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám”, in trong: (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, “19-8: Cách mạng là sáng tạo”, 1995, tr. 94).

Tại Huế, sau khi đảo chính Pháp, Nhật có đến 4.500 quân thiện chiến, vũ khí hậu cần đầy đủ do tên tướng Yokoyama Masayuki chỉ huy sẵn sàng đáp áp cách mạng.Bởi Tướng tư lệnh Nhật đã nhận được chỉ thị của Tokyo phải giữ ngôi cho Bảo Đại, đã bàn với Bảo Đại và Trần Trọng Kim như sau: “Mặc dù nước Nhật đã đầu hàng nhưng quân đội Nhật tại đây vẫn có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự cho tới khi quân đội Đồng minh đến tiếp thu. Xin ngài hãy làm văn thư yêu cầu để chúng tôi tái lập trật tự” (Trần Trọng Kim,“Một cơn gió bụi”,Nxb. Vĩnh Sơn, Sài Gòn, 1969, tr. 93-94). Trần Trọng Kim không muốn rơi chính quyền vào tay Việt Minh, như tự thú nhận: “Trong tình thế nguy ngập như thế, ở Huế còn có người bàn sự chống cự” (Trần Trọng Kim, “Một cơn gió bụi”, Nxb. Vĩnh Sơn, Sài Gòn, 1969, tr. 92). Tuy nhiên ngày 23/8/1945, chính quyền ở Huế đã về tay Nhân dân. Bởi lẽ, tại thời điểm đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Minh ở Huế đã lôi kéo được một số nhân sĩ yêu nước của “Hội Tân Việt Nam” (một tổ chức thân Nhật), lực lượng thanh niên Phan Anh, lính khố vàng, lính bảo an cùng hàng chục vạn Nhân dân để tiến tới tổng khởi nghĩa. Trước sức mạnh của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, Bảo Đại chấp nhận thoái vị, giải tán nội các Trần Trọng Kim.

Bên cạnh đó, cho đến ngày 23/8/1945, chính phủ thân Nhật do Trần Trọng Kim đứng đầu (thành lập từ ngày 17/4/1945) vẫn tồn tại, hoạt động và ra sức kìm chế Việt Minh. Ở Hà Nội, ngày 18/8/1945, với tư cách đại diện chính phủ Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn vẫn gặp đại diện Ủy ban Khởi nghĩa đề nghị hoãn cuộc khởi nghĩa lại, và đề nghị: “Việt Minh các ông cứ nắm tất cả các vùng nông thôn, nhưng nên để Chính phủ tiếp tục quản lí các thành phố lớn, cốt để có danh nghĩa mà nói chuyện với Đồng minh…” Xem: Lê Trọng Nghĩa, “Câu chuyện về những cuộc đấu tranh và tiếp xúc giữa Việt Minh với Chính phủ Trần Trọng Kim ở Hà Nội”, in trong “19-8: Cách mạng là sáng tạo”, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 1995, tr. 73-74. Đại biểu Việt Minh đã trả lời dứt khoát: “Giao dịch với Đồng minh lúc này, ngoài Việt Minh không ai có thể có lực lượng và danh nghĩa cả” (Archimedes L.A Patti , “Why Vietnam”, Nxb. Đà Nẵng, 2008, tr. 302- 303). Thậm chí Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim còn có ý định lôi kéo Việt Minh ra nhập vào chính phủ của chúng và ngừng các hoạt động chống Nhật nhưng đã bị phía Việt Minh bác bỏ (Archimedes L.A Patti , “Why Vietnam”, Nxb. Đà Nẵng, 2008, tr.301- 302).

Vai trò của Đảng ta đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám

Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật. Ngày 9/8/1945, quân đội Liên Xô từ bốn hướng ồ ạt tấn công Đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu (Đông Bắc Trung Quốc). Trong khi đó, Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô cũng đổ quân vào Bắc Triều Tiên, tấn công miền Nam đảo Sakhalin và quần đảo Kurin. Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) kết thúc.

Chiến thắng của phe Đồng minh trước phe phát xít trong năm 1945 đã tạo thời cơ để Việt Nam giành độc lập. Tuy nhiên, cần có sự chuẩn bị từ trước thì mới có đủ lực lượng để đón nhận thời cơ này.

Tháng 5/1941, Đảng ta đã chủ trương thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) để thực hiện việc đại đoàn kết toàn dân tộc chống ngoại xâm và giành lại độc lập dân tộc. Sau đó, những Hội Cứu quốc là thành viên của Mặt trận Việt Minh với nòng cốt là Nông dân cứu quốc; Công nhân cứu quốc và các thành viên khác như Thanh niên cứu quốc; Phụ nữ cứu quốc; Phụ lão cứu quốc; Văn hóa cứu quốc... đã làm cho Mặt trận ngày càng phát triển rộng rãi, là lực lượng quan trọng nhất để tổng khởi nghĩa toàn quốc giành chính quyền về tay Nhân dân. Khi viết về thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, nhà sử học Pháp Philippe Devillers, trong cuốn sách “Lịch sử Việt Nam từ 1940 đến 1952” nhận định: “Nó còn là kết quả logic của Việt Minh trong mọi khu vực của đời sống đất nước” (Ph.Devillers, “Lịch sử Việt Nam từ 1940 đến 1952”, Nxb Seuil, Paris, 1952, tr 132). Dẫn lại từ cuốn “Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 - Ðoàn thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu”, (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội, 1999, tr 473).

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (12/1944) và sau đó là Việt Nam Giải phóng quân (5/1945) được Đảng ta thành lập. Do đó, ngay từ rất sớm, Đảng ta đã xây dựng lực lượng vũ trang để làm nhiệm vụ đấu tranh vũ trang giành chính quyền về tay Nhân dân.

Đảng ta đặc biệt quan tâm đến xây dựng các căn cứ địa cách mạng. Pác Bó-Cao Bằng là căn cứ địa cách mạng đầu tiên được xây dựng. Tiếp đó, Căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn-Võ Nhai được thành lập (2/1941). Đầu năm 1943, Căn cứ Cao Bằng-Bắc Sơn được nối liền. Sau đó căn cứ địa được mở rộng ra 6 tỉnh: Cao-Bắc-Lạng-Hà-Tuyên-Thái. Tháng 6/1945, Đảng ta quyết định thành lập Khu giải phóng Việt Bắc và cùng với hệ thống các chiến khu trong cả nước tạo thành bàn đạp vững chắc cho thế trận Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 16/8/1945, Nghị quyết Quốc dân Đại hội nhấn mạnh: “Không phải Nhật bại là nước ta tự nhiên được độc lập” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 526). Trong Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa (18/8/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 596).

Với 5.000 đảng viên, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, lật nhào sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân đế quốc và phong kiến. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nói về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cách mạng Tháng Tám đã thành công vì có được ba điều kiện không thể thiếu được đối với bất cứ một cuộc cách mạng phản đế nào ở một nước thuộc địa; đó là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, sự thành lập một mặt trận dân tộc phản đế rộng rãi, khởi nghĩa vũ trang” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 53) và “Đó là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ của giai cấp công nhân, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là thắng lợi của đường lối đoàn kết toàn dân, sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Đó là sự tài tình, sáng tạo của Đảng trong việc tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 629).

Sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng ta khiến quan điểm của nhà sử học người Na Uy Stein Tonnesson cho rằng, Cách mạng Tháng Tám là “ăn may” đã được chứng minh là phiến diện, sai lầm. Đúng như Giáo sư William J.Duiker, nhà sử học nổi tiếng của Mỹ, nhận định: “chỉ riêng các điều kiện khách quan thì không làm nên một cuộc cách mạng, và ở đây công lao thuộc về những người Cộng sản” (Duiker, William J., The Communist Road to Power in Vietnam, Boulder Co., Westview Press, 1981, tr. 100-101).

Thomas Hodgkin, trong cuốn Thế giới bàn về Việt Nam, đánh giá Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một sự kiện “quan trọng nhất trong lịch sử thế giới từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga” (Thomas Hodgkin, “Thế giới bàn về Việt Nam”, tập 2, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1976. tr. 224). Tác giả đã viết rằng: “Đó là một cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, một Đảng chỉ mới ra đời được 15 năm. Đó là cuộc cách mạng đầu tiên thành công trong việc lật đổ chính quyền của chế độ thuộc địa… Như vậy, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự bắt đầu của một thời kì mới, nó vạch đường ranh giới của thời đại thực dân bắt đầu nhường chỗ cho thời đại phi thực dân hóa” (Thomas Hodgkin, “Thế giới bàn về Việt Nam”, tập 2, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1976. tr. 224).

Nguyễn Văn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ từ ngày 30/9-1/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Ukhnaagiin Khurelsukh, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Dashzegviin Amarbayasgalan và Thủ tướng Luvsannamsrain Oyun-Erdene. Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ.
Đoàn thiện nguyện Thường Tín chung tay vượt qua bão lũ ở huyện Bát Xát

Đoàn thiện nguyện Thường Tín chung tay vượt qua bão lũ ở huyện Bát Xát

Trong 2 ngày 28-29/9, Đoàn thiện nguyện từ huyện Thường Tín (TP Hà Nội) đã mang hàng tấn nhu yếu phẩm tới hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng do bão số 3 vừa qua ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Tiếp tục lan tỏa phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Tiếp tục lan tỏa phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Trong chương trình công tác tại tỉnh Hòa Bình dự Lễ khởi công xây dựng công trình đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra thực hiện phong trào "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" trên địa bàn tỉnh…
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp

Nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, Tổng thống Ireland Michael D. Higgins và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, sáng 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 30/9 đến ngày 7/10/2024.
Từ 1/10, ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, ATGT cho học sinh

Từ 1/10, ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, ATGT cho học sinh

Cục Cảnh sát giao thông cho biết, thời gian qua, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông có nhiều diễn biến phức tạp, gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Tin khác

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Cuba

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Cuba
Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân, hai bên đã ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện trong giai đoạn mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba
Vào lúc 13 giờ chiều 27/9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã rời Thủ đô La Habana, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hoà Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.

Công tác NCT là một trong những chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước

Công tác NCT là một trong những chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước
Sáng 28/9, tại tỉnh Hải Dương đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động vì NCT Việt Nam (Lễ phát động). Chương trình do Hội NCT Việt Nam và tỉnh Hải Dương phối hợp tổ chức; được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hải Dương và tiếp sóng Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành phố.

Bí quyết “an cư” của gia đình thu nhập 20 triệu mỗi tháng tại TP Hồ Chí Minh

Bí quyết “an cư” của gia đình thu nhập 20 triệu mỗi tháng tại TP Hồ Chí Minh
Nguồn cung căn hộ giá khoảng 1 tỷ đồng tại các đô thị lớn gần như vắng bóng. Vậy, với thu nhập chỉ khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng, làm sao để mua được chốn “an cư”?

Già hóa cùng phẩm giá: Tăng cường Hệ thống Hỗ trợ và Chăm sóc NCT trên toàn thế giới

Già hóa cùng phẩm giá: Tăng cường Hệ thống Hỗ trợ và Chăm sóc NCT trên toàn thế giới
Năm nay, cả thế giới kỉ niệm 34 năm Ngày Quốc tế NCT (1/10) theo cách tính của Liên Hợp Quốc. Chủ đề Ngày Quốc tế NCT năm nay “Già hóa cùng phẩm giá: Tầm quan trọng của việc tăng cường hệ thống hỗ trợ và chăm sóc NCT trên toàn thế giới” cho thấy cần có cách nhìn mới, đầy đủ hơn về già hóa dân số và nguồn lực NCT cũng như cách thức tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò NCT trên phạm vi toàn cầu.

“Chuẩn bị cho tuổi già khi còn trẻ và từ bây giờ”

“Chuẩn bị cho tuổi già khi còn trẻ và từ bây giờ”
Đó là thông điệp mà TS Trương Xuân Cừ, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam chuyển tải đến NCT cùng các thế hệ con cháu trong Tháng hành động vì NCT Việt Nam (Tháng hành động) năm 2024. Phóng viên game bài đổi thưởng tiền that đã có cuộc phỏng vấn TS Trương Xuân Cừ về công tác chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện Tháng hành động và Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động tổ chức ngày 28/9/2024 tại tỉnh Hải Dương.

Chung tay thực hiện các mục tiêu quốc gia, chăm sóc người yếu thế

Chung tay thực hiện các mục tiêu quốc gia, chăm sóc người yếu thế
Ngày 26/9, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc (GDCSSKCĐ) Việt Nam và Dự án Cộng đồng ADCrew, thuộc Công ty ADCREW VIETNAM phối hợp tổ chức Hội nghị Kết nối doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu quốc gia về chăm sóc SKCĐ. Chương trình được sự bảo trợ truyền thông từ Cộng đồng Tâm sự Marketing y dược - một diễn đàn của những chuyên gia marketing trong lĩnh vực dược phẩm và sức khỏe.

Bình Thuận: Tọa đàm về chủ đề "Vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau"

Bình Thuận: Tọa đàm về chủ đề "Vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau"
Sáng 26/9, tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận, Khối thi đua 8, do bà Nguyễn Thị Phúc, Chủ tịch Hội NCT tỉnh, Trưởng khối thi đua- và ông Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/ dioxin phó khối chủ trì, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và 12 đơn vị thành viên trong khối thi đua tham dự buổi tọa đàm với chủ đề: “Vì người nghèo – không để ai bỏ lại phía sau”.

Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Sáng 26/9, UBND tỉnh Bình Dương long trọng tổ chức lễ công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời xúc tiến đầu tư cho tỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến La Habana, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến La Habana, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba
Vào lúc 21 giờ 45 phút tối 25/9 theo giờ địa phương (sáng 26/9 giờ Hà Nội), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã đến sân bay quốc tế Jose Marti ở Thủ đô La Habana, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hoà Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc
Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai”.

Petrovietnam ký kết hợp tác với các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ

Petrovietnam ký kết hợp tác với các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ
Ngày 23/9 (giờ địa phương), trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã ký các Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với các Tập đoàn Kellogg Brown & Root (KBR) và GE Digital International LLC (thuộc Tập đoàn GE) về thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động và phát triển nhiên liệu xanh, bền vững.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
Sáng 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia-tổ chức giáo dục đại học lâu đời nhất ở bang New York và thứ 5 ở Hoa Kỳ, đồng thời là một trong những trung tâm nghiên cứu quan trọng nhất thế giới.

Tăng cường lãnh đạo thực hiện Kết luận số 58-KL/TW của Ban Bí thư

Tăng cường lãnh đạo thực hiện Kết luận số  58-KL/TW của Ban Bí thư
Ngày 12/9/2024, Ban Dân vận Trung ương có Công văn số 3481-CV/BDVTW về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện Kết luận số 58-KL/TW của Ban Bí thư gửi Thường trực Tỉnh uỷ, Thành uỷ trực thuộc Trung ương.

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng
Sáng 23/9, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khánh thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, với tổng vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.
Xem thêm
Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ từ ngày 30/9-1/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Ukhnaagiin Khurelsukh, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Dashzegviin Amarbayasgalan và Thủ tướng Luvsannamsrain Oyun-Erdene. Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ.
Đoàn thiện nguyện Thường Tín chung tay vượt qua bão lũ ở huyện Bát Xát

Đoàn thiện nguyện Thường Tín chung tay vượt qua bão lũ ở huyện Bát Xát

Trong 2 ngày 28-29/9, Đoàn thiện nguyện từ huyện Thường Tín (TP Hà Nội) đã mang hàng tấn nhu yếu phẩm tới hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng do bão số 3 vừa qua ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Tiếp tục lan tỏa phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Tiếp tục lan tỏa phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Trong chương trình công tác tại tỉnh Hòa Bình dự Lễ khởi công xây dựng công trình đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra thực hiện phong trào "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" trên địa bàn tỉnh…
Công tác NCT là một trong những chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước

Công tác NCT là một trong những chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước

Sáng 28/9, tại tỉnh Hải Dương đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động vì NCT Việt Nam (Lễ phát động). Chương trình do Hội NCT Việt Nam và tỉnh Hải Dương phối hợp tổ chức; được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hải Dương và tiếp sóng Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành phố.
Già hóa cùng phẩm giá: Tăng cường Hệ thống Hỗ trợ và Chăm sóc NCT trên toàn thế giới

Già hóa cùng phẩm giá: Tăng cường Hệ thống Hỗ trợ và Chăm sóc NCT trên toàn thế giới

Năm nay, cả thế giới kỉ niệm 34 năm Ngày Quốc tế NCT (1/10) theo cách tính của Liên Hợp Quốc. Chủ đề Ngày Quốc tế NCT năm nay “Già hóa cùng phẩm giá: Tầm quan trọng của việc tăng cường hệ thống hỗ trợ và chăm sóc NCT trên toàn thế giới” cho thấy cần có cách nhìn mới, đầy đủ hơn về già hóa dân số và nguồn lực NCT cũng như cách thức tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò NCT trên phạm vi toàn cầu.
“Chuẩn bị cho tuổi già khi còn trẻ và từ bây giờ”

“Chuẩn bị cho tuổi già khi còn trẻ và từ bây giờ”

Đó là thông điệp mà TS Trương Xuân Cừ, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam chuyển tải đến NCT cùng các thế hệ con cháu trong Tháng hành động vì NCT Việt Nam (Tháng hành động) năm 2024. Phóng viên game bài đổi thưởng tiền that đã có cuộc phỏng vấn TS Trương Xuân Cừ về công tác chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện Tháng hành động và Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động tổ chức ngày 28/9/2024 tại tỉnh Hải Dương.
Phiên bản di động