Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Nhìn lại sự kiện lịch sử “Mậu Thân - 1968”

Hồi đó (năm 1968), tôi là cán bộ Đoàn TP Sài Gòn tham gia Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, với nhiệm vụ tuyên truyền, phát động Nhân dân nổi dậy ở vùng Bàn Cờ đợt 1 và đợt 2.

Sau này, năm 2006, tôi là thành viên trong Ban Biên tập phần 2 (phần chống Mỹ), Công trình Lịch sử Nam Bộ kháng chiến theo quyết định của Bộ Chính trị, do đồng chí Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo và đồng chí Trần Bạch Đằng chủ biên. Nên tôi có điều kiện tiếp cận nhiều thông tin và một số nhân chứng lịch sử của sự kiện này.

Về sự kiện Mậu Thân, đã có rất nhiều bài viết, sách báo, phim ảnh trong và ngoài nước hồi đó và sau này phản ánh dưới nhiều góc nhìn của nhiều phía. Ngay trong nội bộ nước Mỹ và giới thân cận có nhiều đánh giá không thống nhất. Trong nước, các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là Sài Gòn - sào huyệt chính quyền bấy giờ rất phấn khởi hồ hởi như sắp được đổi đời, sẵn sàng hành động.

Phân khu ủy phân khu 6 họp bàn kế hoạch Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968.
Phân khu ủy phân khu 6 họp bàn kế hoạch Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968.

Nhưng rồi, sau đợt, cũng có nhiều người chưa thật bằng lòng, băn khoăn trước những tổn thất khá lớn của cách mạng, quân chủ lực tróc khỏi địa bàn nông thôn, địch phản kích bình định trên một diện rộng. Điều đó cũng là hẳn nhiên trên khía cạnh nào đó mà chưa được lí giải thỏa đáng.

Tuy nhiên, sau 55 năm, hơn nửa thế kỉ đi qua, sự kiện Mậu Thân đã đi vào lịch sử; Công trình lịch sử Nam Bộ kháng chiến, tập hợp khá đầy đủ tư liệu từ nhiều nơi, nhiều phía, đã kinh qua nhiều lần, nhiều địa phương của Nam Bộ, nhiều nhân vật nhân chứng, chỉnh sửa bổ sung rất công phu và nghiệm thu chặt chẽ, cho phép ta có điều kiện nhìn nhận sự kiện, vấn đề khách quan. Cá nhân tôi xin được nói lên vài cảm nghĩ về “Mậu Thân”:

Nhìn lại sự kiện lịch sử  “Mậu Thân - 1968”
Nữ tự vệ các cơ quan thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam biểu dương khí thế Tổng tiến công Xuân Mậu Thân

Trước hết, xin được thống nhất về cách nhìn lịch sử, cuộc chiến đấu giữa dân tộc ta với kẻ thù xâm lược hoàn toàn khác với hai kẻ đánh nhau theo một triết lí thông thường “mạnh được yếu thua”. Bởi với triết lí này thì không thể lí giải nổi lịch sử nước ta bao phen chống ngoại xâm với nhiều loại kẻ thù luôn mạnh hơn ta rất nhiều lần cả về quân số, vũ khí, phương tiện quân sự, kể cả kẻ thù thuộc loại mạnh nhất, hiện đại nhất thế giới, nhưng vẫn phải bị thất bại.

Từ đây ta rút ra một chân lí, quân đông, vũ khí nhiều và hiện đại hơn hẳn đối phương trong cuộc chiến tranh xâm lược không phải là yếu tố quyết định chiến thắng. Thế nhưng, tất cả những kẻ đi xâm lược nước ta từ trước đến giờ đều không chịu hiểu hoặc không thể hiểu điều đó.

Mặt khác, về khách quan, tính chất của chiến tranh chống xâm lược thường trở nên vô cùng khốc liệt. Bởi kẻ thù, chỉ dựa chủ yếu vào sức mạnh quân sự, bạo lực phát xít. Càng bị chống trả, càng thua đau thì chúng càng tăng cường chiến tranh quy mô hơn, khốc liệt hơn - theo ý chí chủ quan của chúng - để giành chiến thắng. Cho nên, cuộc chiến đấu chống xâm lược bao giờ cũng là cuộc chiến đấu chấp nhận nhiều gian khổ, hi sinh, bị tổn thất, thậm chí nhất thời bị thất bại trong trận chiến hay trong chiến thuật, chiến lược. Ngay bất cứ chiến thắng nào đều phải có cái giá phải trả, không phải “thắng giặc dễ như chẻ tre” là phổ biến. Chỉ khi ta không hoặc ít mắc sai lầm thì tổn thất hi sinh mới được hạn chế.

Nhìn lại sự kiện lịch sử  “Mậu Thân - 1968”
Đồng bào xã An Tịnh nổi dậy giành quyền làm chủ thôn ấp trong Tổng tiến công Mậu Thân 1968

Một vấn đề hết sức quan trọng cần lí giải: Quy mô quân sự và vũ khí không phải là yếu tố quyết định trong chiến tranh thì cái gì làm cho kẻ thù xâm lược, tất thảy và cuối cùng đều bị thất bại, phải thua?

Nếu không phải vậy, thì vấn đề còn lại chỉ có thể là con người, với tất cả sự sáng tạo của nền văn hóa chống xâm lăng là yếu tố quyết định chiến thắng.

Nền văn hóa đó tập trung vào mấy điều cốt lõi sau đây:

- Có chính nghĩa, có lòng yêu nước. Chính nghĩa có sức quy tụ mọi người dân đứng về một phía. Lòng yêu nước khiến con người sẵn sàng hành động xả thân hi sinh vì Tổ quốc, nên có tinh thần quyết chiến quyết thắng cao nhất, không kẻ thù nào sánh được.

- Đại đoàn kết toàn dân một lòng vì nước tạo thành sức mạnh lớn lao phi thường và lâu dài.

- Từ những yếu tố trên, con người sẽ có mưu trí sáng tạo trong chiến thuật, chiến lược, xuất hiện nhiều bậc anh hùng, những người lãnh đạo tài giỏi.

Nhìn lại sự kiện lịch sử  “Mậu Thân - 1968”
Quân giải phóng tấn công Đài phát thanh Sài Gòn sáng mùng 1 Tết Mậu Thân 1968

- Thế trận lòng dân, chiến tranh Nhân dân, trường kì chiến đấu, lấy ít thắng nhiều, càng đánh sức họp càng đông, càng mạnh. Trong khi kẻ thù quân binh lúc đầu hùng mạnh, càng lâu dài càng kiệt, hậu cần tiếp trợ từ bên ngoài ngày càng gặp trở ngại, là nhược điểm khó khắc phục.

Từ văn hóa này mà Trưng Vương khởi nghĩa đuổi quân Nam Hán ra khỏi cõi bờ; Ngô Quyền giành lại độc lập tự chủ giang sơn Đại Việt sau suốt 1000 năm bị đô hộ; Lý Thường Kiệt trên đường tiến quân sang tận Trung Quốc với bài hịch “Lộ Bố” quy thuận được lòng người phá tan quân Tống tại thành Ung Châu đang tập trung binh mã và hậu cần xâm chiếm nước ta; chiến thắng chúng trên sông Như Nguyệt với bài hịch nổi tiếng “Nam quốc sơn hà”, khiến quân thù khiếp vía rút chạy về nước.

Từ văn hóa này mà Trần Hưng Đạo với bài Hịch tướng sĩ ngấm sâu lòng người thề tâm huyết bằng hai chữ “Sát Thát” khắc trên cánh tay, quân binh nhà Trần đã mưu trí đánh chìm tan tác hàng trăm chiến thuyền của quân Nguyên trên sông Bạch Đằng chỉ với cọc gỗ cắm giữa lòng sông; dùng cây rừng làm gậy, khiến vó ngựa quân thù hùng hổ phải lộn nhào. Quân Nguyên Mông, kẻ hùng mạnh nhất, sát phạt từ Á sang Âu mà giờ đây 3 lần kéo quân xâm chiếm nước ta đều ba lần đại bại.

Tấn công toà Đại sứ quán Mỹ - Tết Mậu Thân
Tấn công toà Đại sứ quán Mỹ - Tết Mậu Thân 1968

Rồi đến Lê Lợi dấy binh 10 năm kháng chiến trường kì với những trận chiến thắng oai hùng hiển hách, đã đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi; Quang Trung với chiến thuật tấn công thần tốc đã đại thắng 20 vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long.

Quân binh ta ít, vũ khí chẳng bằng, thế mà vẫn đuổi được giặc ra khỏi bờ cõi nước Nam. Đó là văn hóa tổ tiên ta đánh giặc.

Trong nền văn hóa đó, lại còn có thêm một yếu tố độc đáo. Đó là tính nhân văn, tinh thần nhân đạo đối với kẻ thù khi bị thất trận. Cứu chữa cho người bị thương, cấp lương khô phương tiện cho kẻ bại trận về nước. Sau chiến thắng cử sứ sang cầu hòa; thắng không kiêu, bại không nản, thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam, anh hùng cao thượng mà nhân hậu hiền hòa, với triết lí nhân ái ngàn đời: “Thương người như thể thương thân”.

Kế thừa nền văn hóa ấy, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ - một loại kẻ thù trong thời đại mới, có tiềm lực quân sự vũ khí hiện đại mạnh nhất, có vị thế thống trị nhiều nước trên thế giới bằng những hệ thống thuộc địa nô dịch độc ác và tinh vi - Nhân dân ta, dân tộc ta có thêm một yếu tố văn hóa mới. Đó là Đảng Cộng sản Việt Nam, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã đánh thắng chúng một cách vẻ vang, không chỉ tự giải phóng, giành độc lập thống nhất nước nhà mà còn lập nên một Nhà nước mới, một chế độ mới giải phóng con người, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa cũ và mới, mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nhìn lại sự kiện lịch sử  “Mậu Thân - 1968”
Hầm bí mật nhà đồng chí Trần Văn Lai số 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 nơi giấu vũ khí chuẩn bị đánh Dinh Độc Lập trong đợt 1 Mậu Thân.

Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa kế thừa di sản qúy báu, văn hóa đánh giặc của cha ông, vừa có tư duy cách mạng và khoa học, nâng cao về chất sức mạnh của dân tộc, ta có đường lối cách mạng giải phóng đúng đắn. Đặc biệt thời chống Mỹ, ta tận dụng được sức mạnh tổng hợp với nhiều phương cách sáng tạo độc đáo, nhân sức mạnh cuộc chống Mỹ cứu nước gấp nhiều lần. Đó là đường lối đấu tranh chính trị kết hợp võ trang đánh địch bằng 3 thứ quân: Du kích, địa phương và chủ lực; tiến công địch bằng ba mũi giáp công chính trị, võ trang, binh vận, kết hợp 3 mặt trận đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược, nông thôn, rừng núi, đô thị, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp sức mạnh đoàn kết dân tộc với đoàn kết Nhân dân thế giới kể cả Nhân dân Mỹ.

Nền văn hóa ấy có thể khiến con ong, cây chông có gãy một trận càn. Chiếc bọc lội nhựa dán bằng dầu muỗi Mỹ có thể đưa một đơn vị bộ đội hàng trăm người có cả súng nhỏ, súng lớn qua sông, cơ động trong vài phút. Một khối thuốc nổ vài chục kí có thể đổi mạng hàng trăm tên sĩ quan Mỹ trú tại hang ổ của chúng. Vài trăm kí TNT đổi lấy chiến hạm ngàn tấn, một lời hô của người chiến sĩ cách mạng trước họng súng kẻ thù có thể làm rúng động lương tâm tận bên kia bán cầu; một bài thơ, một bài hát có sức mạnh tiến công như hàng ngàn vũ khí. Bà mẹ tay không có thể cản đường xe giặc đi càn, hay bịt họng pháo quân thù bắn vào vùng giải phóng v.v...

Nhìn lại sự kiện lịch sử  “Mậu Thân - 1968”
Diễn biến chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh năm 1968

Đó là nền văn hóa chiến thắng bất cứ kẻ thù xâm lược nào của dân tộc Việt Nam, bảo vệ được nền độc lập tự chủ nước nhà mà không bao giờ bị phá vỡ.

Nhân đây, xin nói qua về cái gọi là “văn hóa” của kẻ đi xâm lược. Chúng đều có chung một tính chất phi nghĩa tàn bạo dã man, lấy bạo lực quân sự, phát xít làm nền tăng sức mạnh đè bẹp dân tộc khác, mưu giành chiến thắng trên mọi chiến trường. Nhà thơ Truy Phong đã khái quát thứ “văn hóa” đó của quân viễn chinh Pháp, có thể làm điển hình chung cho mọi kẻ đi xâm lược: “...Hỡi ơi xương máu dẫy đầy/ Chân anh dẫu tới đất này tóc tang/ Tay gương tay súng/ Bước nghinh, bước ngang/ Anh bắn, anh giết, anh đâm, anh vầm/ Anh đày Bà Rá, Côn Lôn/ Anh đọa Sơn La, Lao Bảo/ Anh đoạt hết cơm hết áo/ Anh giựt hết bạc hết vàng/ Chặt đầu ông lão treo hàng thịt/ Mổ mật thanh niên giữa chiến tràng/ Cối quết trẻ thơ văng máu óc/ Phanh thây sản phụ ném vào than/ Con lìa mẹ/ Vợ xa chồng/ Cây hết trái/ Nhà trống không/ Người chìm đáy biển/ Kẻ tấp ven sông/ Người ngã trên núi/ Người gục trong rừng”.

Thứ “văn hóa” này chỉ gieo rắc sự căm thù quân giặc của người dân nô lệ, vùng lên đánh đuổi chúng và bị cả loài người ghê tởm lên án, cho dù chúng cố tô phết bên ngoài lớp sơn quốc gia dân tộc giả hiệu.

Thống nhất cách tư duy trên thì ta mới có cái nhìn lịch sử một cách khách quan.

Trở lại câu chuyện Mậu Thân năm 1968. Cần đặt sự kiện lịch sử này trên một chuỗi dài sự thất bại của Mỹ từ tận những năm 1950 trên đất nước Việt Nam.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Mỹ trở nên giàu mạnh nhất trong các nước tư bản, tự đóng vai trò sen đầm quốc tế chống lại phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, bắt nạt các dân tộc nhỏ bé. Mỹ bắt đầu nhòm ngó đến Việt Nam, tích cực giúp Pháp trở lại xâm chiếm, chống lại cuộc kháng chiến của Nhân dân ta. Từ sau chiến dịch Thu Đông năm 1950 của quân dân ta, giải phóng toàn bộ biên giới phía Bắc, quân Pháp thất bại nặng nề, bắt đầu suy kiệt, sa sút tinh thần thì Mỹ lập tức tăng cường viện trợ vũ khí đạn dược, phương tiện chiến tranh... chiếm tỉ lệ chủ yếu chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương cho đến ngày kết thúc. Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, lúc này, chiến tranh xâm lược Đông Dương thực chất là chiến tranh của Mỹ bằng ngực của lính Pháp. Nhưng đến năm 1954, sau trận Điện Biên Phủ, Pháp phải rút về nước. Thất bại của Pháp cũng chính là thất bại của Mỹ. Đây là keo thua đầu tiên của Mỹ đối với công cuộc giải phóng dân tộc, giành độc lập của Nhân dân ta.

Nhìn lại sự kiện lịch sử  “Mậu Thân - 1968”
Nhà ông Ngô Toại số 7 Yên Đổ ( nay là Lý Chính Thắng, quận 3) nơi mà Ban Chỉ huy Bộ tư lệnh tiền phương đã đọc mệnh lệnh Tổng tiến công và nổi dậy ở Thành phố, đợt 1 Mậu Thân 1968

Sau năm 1954, Mỹ thay chân Pháp để “trừ nợ” vay cho cuộc chiến tranh, trực tiếp thiết lập chế độ thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, tiến hành chiến tranh đơn phương bằng quân đội Việt Nam tay sai của Pháp trước đây được tân trang: Cố vấn Mỹ và đô la, tàn sát với độ phát xít ngày càng cao, hòng dập tắt phong trào cách mạng của Nhân dân miền Nam. Nhưng chỉ sau 5 năm, phong trào cách mạng lại vùng lên như vũ bão, bằng cuộc Đồng khởi long trời lở đất ở khắp nơi, đánh sập phần lớn ngụy quyền cơ sở ở nông thôn, mở ra vùng giải phóng trên diện rộng. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời tập hợp các tầng lớp Nhân dân, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang... Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, điển hình chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở Đông Nam Á bắt đầu lung lay. Chiến lược chiến tranh đơn phương đến đây đã bị phá sản. Đây là keo thua thứ hai của Mỹ ở chiến trường Việt Nam, có ảnh hưởng rất sâu rộng đến các hệ thống thực dân mới của Mỹ trên thế giới. Trước tình hình nguy cơ, Mỹ bấy giờ là Tổng thống Kenedy chọn chiến lược chiến tranh đặc biệt thay chiến tranh đơn phương. Chiến tranh đặc biệt là hình thái dưới mức “chiến tranh hạn chế” một loại hình thứ ba về chiến tranh của Mỹ nằm trong chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” (thay “chiến lược trả đũa ồ ạt” không còn hiệu quả) với ba mức: Chiến tranh tổng lực, chiến tranh cục bộ và chiến tranh hạn chế. Chiến tranh đặc biệt thực chất là sự tăng cường quy mô và mức độ cuộc chiến tranh bằng công thức quân đội Sài Gòn nâng lên cấp sư đoàn hiện đại hóa về vũ khí và kĩ thuật + cố vấn quân sự Mỹ trực tiếp chỉ huy + quốc sách ấp chiến lược dồn hầu hết nông dân vào những trại tập trung để tách khỏi cách mạng theo chiến thuật “tát nước bắt cá”, sơn phết lớp sơn phồn vinh giả tạo che lấp bộ mặt quốc gia dân tộc giả hiệu đã bị lở lói. Chúng lập kế hoạch sẽ đè bẹp cách mạng miền Nam trong 18 tháng.

Nhìn lại sự kiện lịch sử  “Mậu Thân - 1968”
Nhân dân Úc biểu tình phản đối Mỹ đưa lính đánh thuê Úc sang Việt Nam, tháng 10-1968

Phía cách mạng, phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp đấu tranh chính trị kết hợp võ trang trên khắp cả 3 vùng: Nông thôn, rừng núi, đô thị, tiến công địch bằng 3 mũi giáp công chính trị vũ trang binh vận và đấu tranh ngoại giao tranh thủ sự đoàn kết quốc tế. Chỉ sau 4 năm, chúng ta đã đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt, làm phá sản chiến thuật vô cùng lợi hại của chúng là trực thăng vận, thiết xa vận với hai trận điển hình là chiến thắng Ấp Bắc năm 1963 và chiến dịch Bình Giã năm 1964 - 1965 làm tổn thất quân chủ lực cơ động và trừ bị đến mức rệu rã. Ấp chiến lược hoàn toàn thất bại. Đấu tranh chính trị tại các vùng nông thôn đô thị đã thành cao trào, buộc địch phải thay tập đoàn độc tài phát xít Ngô Đình Diệm, nội bộ phân hóa mâu thuẫn gay gắt. Nguy cơ sụp đổ chế độ, chính quyền đã bày ra trước mắt. Đây là keo thua thứ ba của Mỹ ở Việt Nam.

Nhưng Mỹ vẫn chưa chịu thua. Chúng chọn phương án thực hiện hình thái chiến tranh cục bộ thay thế chiến lược chiến tranh đặc biệt, đưa quân Mỹ và đồng minh vào trực tiếp xâm lược nước ta. Trong cuộc chiến này, Mỹ đã huy động hơn nửa triệu quân Mỹ và đồng minh (quân Mỹ 480.000 vào giữa năm 1967), quân đội Sài Gòn - Tổng số có hơn 1,4 triệu quân. Lực lượng dự bị cho cuộc chiến tranh cục bộ quy mô lớn đã huy động hết; 40% số sư đoàn bộ binh sẵn sàng chiến đấu; 30% lực lượng không quân chiến thuật; 60% máy bay chiến lược B52; chi 24 tỉ đô la trong 2 năm 1966 - 1967. Chúng tiến hành nhiều cuộc càn quét khốc liệt bằng chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định hòng tiêu diệt quân chủ lực và đầu não chỉ huy cách mạng miền Nam trong 2 mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967; tiến công bằng không quân ra miền Bắc, kể cả B52.

Nhưng quân dân ta phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp đã đánh bại cả quân Mỹ, đồng minh và quân đội Sài Gòn với các trận đánh vang dội Núi Thành, Vạn Tường, Bầu Bàng, Plâyme, Căm Xe, Dầu Tiếng, Nhà Đỏ Bông Trang...; các trận càn trong hai mùa khô quy mô lớn như Crimp, Attleboro, Cadar Falls, Junction City... bẻ gãy cả gọng kìm bình định ở đồng bằng của quân đội Sài Gòn. Phong trào chống Mỹ xâm lược của đại đa số Nhân dân trong các tầng lớp ở nông thôn, đô thị tiếp tục mạnh mẽ. Phong trào phản chiến tại nước Mỹ quyết liệt chưa từng có. Đến năm 1967, sau những trận càn thất bại nặng nề mà không đạt được mục tiêu tìm diệt nào, nội bộ Mỹ mâu thuẫn phân hóa cao độ. Những cái đầu nóng nhất bắt đầu lung lay, nghi ngờ triển vọng chiến thắng, đi đến bi quan, bối rối, bế tắc về chiến lược. Thế giới sục sôi lên án chiến tranh Mỹ ở Việt Nam. Mỹ đi đến kết luận: Không thể thắng được Việt Cộng. Đây là keo thua thứ tư của Mỹ ở chiến trường Việt Nam.

Cũng cần phải nói thêm, trong mỗi chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, với một quy mô và mức độ ngày càng khốc liệt, tổn thất của lực lượng cách mạng trên các mặt trận đấu tranh vũ trang, chính trị... là không nhỏ. Thậm chí là thất bại chiến thuật, nhất là ở thời kì ban đầu các chiến lược của địch. Nhưng số tổn thất, địch lớn hơn ta gấp hàng chục, hàng trăm lần. Nhưng điều quan trọng nhất, ta càng đánh thì càng mạnh cả về tinh thần quyết chiến quyết thắng lẫn lực lượng và kinh nghiệm kĩ thuật chiến trường. Còn địch thì càng sa sút, hoang mang giao động đi đến rệu rã.

Trên đà Mỹ thua nhiều keo như thế thì sự kiện Mậu Thân nổ ra, trong lúc thời cơ đã chín muồi. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương bàn chủ trương giành thắng lợi quyết định rút ngắn cuộc chiến tranh xâm lược tàn phá khốc liệt của Mỹ trên cả hai miền Nam Bắc, tiến nhanh đến kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc giành độc lập thống nhất nước nhà. Hội nghị Trung ương lần thứ 14, tháng Giêng 1968, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nhiệm vụ cấp bách của ta trong thời kì mới là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định đạt tới mục tiêu chiến lược mà Đảng ta đề ra ...”

Nhìn lại sự kiện lịch sử  “Mậu Thân - 1968”
Diễn biến tiến công Sài Gòn - Gia Định

“- Hướng tiến công chủ yếu là sào huyệt và căn cứ trung tâm của địch ở đô thị, trọng điểm là ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.

- Mục tiêu tiến công là các cơ quan đầu não của Mỹ và chế độ Sài Gòn, các trung tâm chỉ huy hậu cứ, phá hủy phương tiện chiến tranh.

- Không gian và quy mô tiến công là diễn ra đồng loạt trên quy mô lớn nhất toàn miền Nam.

- Thời điểm tiến công rất bất ngờ đối với địch”.

(Theo lịch sử Nam Bộ kháng chiến)

Như vậy, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân là cực kì táo bạo, lần đầu tiên trong lịch sử chống Mỹ, giành yếu tố bất ngờ, bí mật đến phút cuối với mục tiêu đánh sập một bước chế độ Sài Gòn, và tiêu diệt một phần lớn sinh lực quân sự của Mỹ và Sài Gòn, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Mặc dù cuộc tổng tấn công và nội dậy không đạt thắng lợi hoàn toàn như yêu cầu của nghị quyết đề ra, nhưng ta đạt được mục tiêu cơ bản cao nhất có ý nghĩa quyết định, tạo ra bước ngoặt cuộc chống Mỹ cứu nước đến gần hơn ngày thắng lợi hoàn toàn. Đó là ý chí xâm lược và thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam, đã bị ta đánh gục về cơ bản. Trước sau Mỹ và đồng minh không thể tiếp tục, buộc phải cút khỏi đất nước ta. Và Mỹ gánh chịu sự thất bại nặng nề với hơn 58.000 quân chết trận, nhiều sư đoàn bộ binh sừng sỏ trong thế chiến thứ hai đã bị tổn thất và lần đầu tiên chiến bại trước quân giải phóng, tinh thần binh sĩ khủng hoảng; hải quân không quân chẳng kém gì. Đặc biệt nước Mỹ bắt đầu lún sâu vào sự khủng hoảng kinh tế, suy kiệt vì chiến tranh; chính trị bị phân hóa mâu thuẫn, Nhân dân Mỹ chống lại chính phủ ngày một quyết liệt, đặc biệt là phe chủ chiến đã bị Nhân dân thế giới lên án và cô lập hơn bao giờ hết.

Từ sự kiện Mậu Thân, Mỹ buộc phải xuống thang, đề ra chiến lược mới “Việt Nam hóa chiến tranh”, với sự viện trợ của Mỹ trong tình trạng sức tàn hơi kiệt, chứ không phải sung sức như ban đầu, và buộc phải ngồi lại đàm phán với ta, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc), chính phủ Cách mạng lâm thời (miền Nam) để kiếm chác một chiến thắng nào đò, rút lui trong danh dự. Đây là bước thụt lùi quan trọng về chiến lược.

Về phía ta, tinh thần các tầng lớp Nhân dân rất phấn khởi, tính tích cực cách mạng lên cao, lần đầu tiên ý thức yêu cầu trực tiếp đánh đổ chính quyền tay sai Mỹ ở Sài Gòn và các đô thị khác đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, nhiều lực lượng tổ chức chính trị tiến bộ mới ra đời, đối lập với chế độ hiếu chiến Sài Gòn. Sự phân hóa trong tầng lớp trung gian, nhân sĩ trí thức... ngày càng sâu sắc, có khuynh hướng về phía cách mạng, chống lại chế độ tay sai Mỹ.

Sau Mậu Thân 1968, quân chủ lực tạm thời rút khỏi địa bàn đứng chân ở nông thôn là cuộc rút lui chiến thuật để tránh sự phản kích mang tính hủy diệt, điên cuồng của Mỹ, để bảo tồn và củng cố lực lượng sau đợt tổn thất. Mỹ và chế độ Sài Gòn nhân cơ hội ra sức bình định, giành lại quyền kiểm soát địa bàn nông thôn, nhưng vẫn không sao triệt phá được, phong trào chiến tranh du kích chống trả lại chúng. Cũng tương tự, chúng ra dồn sức lực còn lại mở rộng chiến tranh ra ba nước Đông Dương cũng như tiến hành nhiều đợt máy bay B52 ném bơm hủy diệt miền Bắc mong tìm kiếm, vớt vát một ít thắng lợi trên bàn hội nghị, kéo dài thêm thời gian cho chế độ thực dân mới ở miền Nam, nhưng là điều không thể, trong điều kiện hơi sức đang lụi tàn như ngọn đèn dầu vụt sáng lên trước khi tắt. Điều đó được minh chứng qua cuộc chiến đấu tiếp tục của Nhân dân ta, chỉ vài năm sau năm 1975 - công cuộc giải phóng đất nước đã được kết thúc thắng lợi hoàn toàn. Hòa bình lập lại trong độc lập tự do, giang sơn quy về một mối.

Nếu đặt trường hợp giả sử không có sự kiện tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân thì chiến tranh sẽ còn kéo dài cỡ nào, mà trên cơ sở kéo dài đó sức tàn phá hủy diệt của gần một triệu rưỡi quân Mỹ và tay sai trên phạm vi mảnh đất miền Nam Việt Nam - chưa kể miền Bắc, gây tổn thất cho quân và dân ta sẽ như thế nào? Từ đó nhìn lại chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân của Trung ương Đảng và Bác Hồ là cực kì chính xác và tuyệt vời.

Sự kiện lịch sử Mậu Thân mãi mãi là sự chiến thắng đầy tự hào của nền văn hóa chống xâm lăng độc đáo của dân tộc Việt Nam.

Lê Thanh Văn
65 tuổi Đảng, nguyên Phó ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hồ Chí Minh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Vào lúc 17h05 chiều 21/9 theo giờ địa phương (sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ, bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.
Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Nằm trong chuỗi sự kiện công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, từ ngày 25 đến 27/9/2024, Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo Bình Dương tổ chức Triển lãm Điện và Năng lượng, Triển lãm Tự động hóa Việt Nam 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 19/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo để thông báo về Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng với triển lãm điện, năng lượng và tự động hóa Việt Nam 2024, dự kiến diễn ra vào ngày 26/9/2024.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
Những chuyển động mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng

Những chuyển động mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng

Ngày 18/9, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với nhiều điểm đổi mới đặc biệt.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam
Từ ngày 11 đến 13/9, tại tỉnh Bali, Cộng hòa Indonesia đã diễn ra Hội nghị Khu vực Châu Á Thái Bình Dương về Già hóa dân số, thu hút hơn 400 đại biểu từ 38 quốc gia trong khu vực tham gia. Hội nghị được đồng tổ chức bởi Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia (BAPPENAS), Tổ chức HelpAge International (Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế - HAI) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%

Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.

Tuyên bố chung Việt Nam - Lào

Tuyên bố chung Việt Nam - Lào
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 13/9/2024. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra "Tuyên bố chung Việt Nam - Lào".

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau
Sáng 12/9, HĐND tỉnh An Giang khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp thứ 21, để xem xét, quyết định tờ trình về việc đề nghị bầu bổ sung Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thủ tướng: Chậm nhất 31/12 tới phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ

Thủ tướng: Chậm nhất 31/12 tới phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ
Chiều 12/9, ngay sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.

Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh

Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh
Vào hồi 18 giờ ngày 11/9/2024, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Vĩnh Phúc ban hành văn bản số: 17/L-PCTT về xả tràn hồ nước Thanh Lanh.

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3
Chiều 11/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã tổ chức Lễ Phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hoài Anh, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí trong Bộ CHQS tỉnh ủng hộ trực tiếp.

Bộ Xây dựng phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Bộ Xây dựng phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
Ngày 11/9, Bộ Xây dựng tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, nhằm chung tay góp sức cùng đồng bào nhanh chóng khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Nhiều bài học về chính sách cho NCT

Nhiều bài học về chính sách cho NCT
Được sự đồng ý của Ban Đối ngoại Trung ương, Hội NCT Việt Nam cử Đoàn công tác nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về chăm sóc, bảo vệ, phát huy vai trò NCT tại Cộng hòa Liên bang Đức, từ ngày 8 đến 15/9/2024. Đoàn do TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội làm Trưởng đoàn; tham gia đoàn có lãnh đạo, chuyên viên Ban Đối ngoại, Ban Chăm sóc NCT, Ban Phát huy vai trò NCT.

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Ngày 10/9, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tại lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 3, TP Hà Nội đã trao tặng 61 tỉ đồng, cùng Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ. Trước đó, ngày 9/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng quyết định trích 51 tỉ đồng từ Quỹ Cứu trợ của thành phố hỗ trợ 11 tỉnh, thành phố bị thiệt hại khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Tổng số tiền TP Hà Nội ủng hộ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 lên đến 112 tỉ đồng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Chiều 10/9, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.

Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết
Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối trực tuyến với một số điểm cầu tại các tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.
Xem thêm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Vào lúc 17h05 chiều 21/9 theo giờ địa phương (sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ, bắt đầu chương trì
Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo tổ chức Triển lãm Điện và Năng lượng, Triển lãm Tự động hóa Việt Nam 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo để thông báo về Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030
Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo tổ chức Triển lãm Điện và Năng lượng, Triển lãm Tự động hóa Việt Nam 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo để thông báo về Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030
Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Từ ngày 11 đến 13/9, tại tỉnh Bali, Cộng hòa Indonesia đã diễn ra Hội nghị Khu vực Châu Á Thái Bình Dương về Già hóa dân số, thu hút hơn 400 đại biểu từ 38 quốc gia trong khu vực tham gia. Hội nghị được đồng tổ chức bởi Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia (BAPPENAS), Tổ chức HelpAge International (Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế - HAI) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).
Phiên bản di động