Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Nguyên mẫu nhân vật trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam

LTS: Độc giả Việt Nam chắc không mấy ai không biết những câu thơ: “Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất/Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng/Và anh chết trong khi đang đứng bắn/Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng/Chợt thấy anh giặc hốt hoảng xin hàng/Có thằng núp dưới chân anh tránh đạn/Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm/Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tấn công/Anh tên gì hỡi anh yêu quý…”

Những câu thơ trong bài thơ nổi tiếng “Dáng đứng Việt Nam” của nhà thơ - liệt sĩ - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Lê Anh Xuân, đã phản ánh trung thực khí phách hiên ngang, dũng mãnh của các chiến sĩ giải phóng quân trong trận đánh ác liệt tại sân bay Tân Sơn Nhất đêm 31/1/1968. Một trận đánh không cân sức, không giống bất cứ một trận đánh nào. Tuy nhiên, có lẽ rất ít người biết về những nguyên mẫu đã giúp nhà thơ Lê Anh Xuân viết lên thi phẩm nổi tiếng này.

Đêm lịch sử

Anh Nguyễn Văn Quảng (Năm Quảng), nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân đoàn 4, nguyên Chủ nhiệm Chính trị quân Giải Phóng miền Nam kể với tôi:

Sau Tết Mậu Thân 1968, trong giao ban Bộ Tư lệnh Miền, bên tác chiến báo cáo việc đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất, tiểu đoàn 16 chủ lực quân giải phóng chiến đấu cực kì dũng cảm. Theo tin từ cơ sở nội thành Sài Gòn báo lên, lính Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận đánh kể với gia đình, họ ca ngợi hết lời khí phách của các chiến sĩ quân giải phóng. Có nhiều anh giải phóng quân đứng tựa vào trực thăng, súng vẫn lăm lăm trong tay, địch cứ nghĩ các anh còn sống, có nhiều tên giơ tay xin hàng nhưng sự thực là các anh đã chết và đứng tựa vào trực thăng, xe thiết giáp của địch trong sân bay. Dự giao ban có nhà báo - nhà thơ Lê Anh Xuân. Anh Xuân xúc động và đã sáng tác bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”.

Bộ đội ta đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất.
Bộ đội ta đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất.

… Trong ngày lịch sử ấy, tiểu đoàn 16 tiến về sân bay Tân Sơn Nhất. Theo kế hoạch tác chiến đúng 2 giờ sáng, pháo binh DKB của Miền sẽ bắn vào sân bay là tiếng súng phát lệnh tiến công cho cả 5 cánh quân đánh vào Sài Gòn. Nhưng giờ G đã trôi qua, sân bay Tân Sơn Nhất vẫn yên tĩnh. Các đơn vị nội thành đã nổ súng. Lúc ấy không ai biết vì sao pháo binh của miền không bắn được vào sân bay. Như vậy là trận đánh không có pháo hỏa chuẩn bị như kế hoạch ban đầu. Bộ Chỉ huy phân khu 2 buộc phải sử dụng cối 82 li bắn vào sân bay được 36 quả, chỉ đủ ra lệnh cho 3 tiểu đoàn 16, 267, 12 tiến công. Tiểu đoàn 16 là đơn vị bộ binh đặc biệt tinh nhuệ được chia làm 2 bộ phận. Đại đội dự bị và trợ chiến bố trí ở khu vực Hãng dệt Vinatexco (Công ty dệt Thắng Lợi hiện nay), do đồng chí Tiểu đoàn phó Phan Thái Nguyên chỉ huy, cách sân bay khoảng 1km về phía Tây. Mũi chủ công do Tiểu đoàn trưởng Nam Sơn và Chính trị viên Nguyễn Văn Sáu chỉ huy thọc sâu từ hướng Tây vào sân bay Tân Sơn Nhất. Do được phổ biến trước sẽ có lực lượng phản chiến trong hàng ngũ thiết giáp địch nên trước khi có lệnh nổ súng, Tiểu đoàn trưởng Nam Sơn và Chính trị viên Nguyễn Văn Sáu đã vào sát hàng rào sân bay thấy những chiếc xe thiết giáp dàn hàng ngang ở bên trong đều có cắm cờ xanh. Đồng chí Sáu còn nhắc bộ đội nhớ kĩ hiệu cờ xanh, đèn xanh là lực lượng binh biến nên không bắn. 2 đại đội của Tiểu đoàn 16 có trinh sát, đặc công dẫn đường đã cắt dây thép gai và các bãi mìn tiếp cận hàng rào cuối cùng nằm chờ lệnh hợp đồng chiến đấu. Khi có lệnh nổ súng, Chính trị viên Nguyễn Văn Sáu dẫn đầu 1 đại đội vượt qua cửa mở chọc thẳng vào sân bay. Nhưng khi đụng vào lực lượng thiết giáp địch có cắm cờ xanh thì chúng nã đạn như mưa về phía bộ đội ta. Cuộc chiến đấu bất ngờ ngoài dự kiến đã diễn ra vô cùng ác liệt. Bộ đội ta bắn cháy nhiều xe thiết giáp và sau đó quần nhau với quân “dù” từ phía trong sân bay phản kích ra.

Đồng chí Phan Văn Tiệp, quê ở xã Thạch Định, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa; chiến sĩ Tiểu đoàn 16, trực tiếp chiến đấu trong trận này nhớ lại: “Lúc ấy Tiểu đoàn 16 bị cắt làm đôi, một nửa còn ở ngoài sân bay do Tiểu đoàn trưởng Nam Sơn chỉ huy, nửa dẫn đầu đã vào sân bay do Chính trị viên Nguyễn Văn Sáu chỉ huy. Anh em chúng tôi thường gọi là anh Sáu Bắc. Lúc bấy giờ địch đã cho xe tăng và quân dù ra bịt cửa mở. Chính trị viên Nguyễn Văn Sáu và anh em chúng tôi bảo nhau sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Từng tiểu đội, từng tổ bám vào những chiếc xe thiết giáp đã bị bắn cháy và bắn hỏng làm điểm tựa để chiến đấu. Quân địch tổ chức tiến công nhiều đợt và phát loa kêu gọi ta đầu hàng. Chúng biết lực lượng ta vào trong sân bay rất ít. Chính trị viên Nguyễn Văn Sáu ra lệnh dành đạn B40 để bắn xe bọc thép và máy bay, chỉ dùng tiểu liên, AK, lựu đạn và vũ khí của địch để diệt bộ binh địch. Quân địch chết la liệt, có đến hàng nghìn tên, nhưng bộ đội ta thương vong cũng nhiều. Có đồng chí lúc hi sinh vẫn còn dựa vào xác máy bay, xác xe bọc thép và súng vẫn cầm trong tay như chờ địch đến gần để nhả đạn. Bọn địch có đứa trông thấy đã hoảng hốt giơ tay xin hàng”. Đồng chí Tiệp nói thêm: “Tiểu đoàn 16 trong đêm đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất hi sinh gần 400 đồng chí, trong đó có 127 đồng chí hi sinh ngay trong sân bay Tân Sơn Nhất. Cán bộ chiến sĩ hầu hết còn rất trẻ. Được huấn luyện rất bài bản 1 năm trời. Đây là tiểu đoàn bộ binh đặc biệt tinh nhuệ”.

Chuyện sau trận đánh

Thượng sĩ Lê Hoàng Nam, nguyên Tổ trưởng tổ cứu hỏa của sân bay Tân Sơn Nhất thời Mỹ-ngụy kể: “Sau hòa bình, tôi thường không ngủ được. Cứ thấy anh em về báo mộng nhắc tôi, chỉ ngôi mộ tập thể ở sân bay cho chính quyền Cách mạng. Vợ tôi cũng khuyên nhủ rằng, ông chỉ là người chôn cất anh em, có gì mà phải sợ. Nên tôi đã báo cho chính quyền biết ngôi mộ tập thể chôn 180 bộ hài cốt liệt sĩ quân giải phóng hi sinh trong đêm 31/1/1968, do chúng tôi trực tiếp mai táng. Chính quyền Cách mạng đã di dời 180 bộ hài cốt liệt sĩ về Nghĩa trang TP Hồ Chí Minh”.

Đại tá Nguyễn Văn Cẩn tâm sự với tôi: “Nguyễn Văn Sáu là em ruột của mình. Hồi ấy mình còn công tác ở Cục Cán bộ, lúc chú ấy và Tiểu đoàn 16 đi Nam, mình có vào thăm. Anh em còn trẻ lắm. Hầu hết là thanh niên chưa vợ con gì nhưng khí thế quyết tâm chiến đấu rất cao. Lịch sử Tiểu đoàn 16 rất ngắn ngủi, sau hòa bình mình có đi tìm hiểu gặp được một số cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn trong đó có một số anh em trực tiếp tham chiến trong sân bay Tân Sơn Nhất và bị địch bắt làm tù binh. Họ còn sống ở Tây Ninh, Long An và TP Hồ Chí Minh. Qua lời kể của anh em, mình biết chú Sáu hi sinh rất anh dũng. Chú ấy là một cán bộ xông xáo, nhiệt tình, trách nhiệm và rất gan dạ. Trong đêm chiến đấu ấy, với cương vị Chính trị viên tiểu đoàn, lẽ ra chú ấy có thể ở phía sau để chỉ huy nhưng chú ấy đã dẫn đầu đơn vị thọc sâu, đánh hiểm vào sân bay Tân Sơn Nhất. Bây giờ 127 liệt sĩ của Tiểu đoàn 16 trong ngôi mộ tập thể của nghĩa trang liệt sĩ TP Hồ Chí Minh, trong đó có 113 liệt sĩ quê miền Bắc. Đến nay nhiều gia đình vẫn chưa được thông báo để họ vào viếng hoặc quy tập về địa phương. Nhiều gia đình vẫn cầm tờ giấy báo tử từ năm 1971 là “hi sinh ở mặt trận phía Nam. Có gia đình đi khắp miền Nam hi vọng nếu không tìm ra hài cốt thì cũng mong biết được tung tích của người thân. Gặp lại đồng đội cũ của chú Sáu, mình biết được hành động anh hùng của chú ấy trong chiến đấu, gia đình cũng được an ủi phần nào. Tiếc rằng phiên hiệu Tiểu đoàn 16 không còn. Thời gian đi qua, chiến tranh lùi vào dĩ vãng đã gần 55 năm, hầu như không ai nhắc đến Tiểu đoàn 16. Lịch sử TP Hồ Chí Minh, lịch sử Quân khu 7, khi nói về cuộc chiến đấu Tết Mậu Thân 1968 cũng bỏ sót chiến công, sự hi sinh của Tiểu đoàn 16. Có đồng chí chỉ huy Phân khu 2, khi chúng tôi hỏi cũng nhớ nhớ quên quên và còn nhầm lẫn giữa Tiểu đoàn 16 với Trung đoàn 16 của Sài Gòn Gia Định. Chiến công có thật, những người còn sống của Tiểu đoàn 16 gặp nhau vẫn tôn vinh chú Sáu nhà tôi là người anh hùng. Họ đã tích cực làm các thủ tục và kiến nghị cấp trên phong Anh hùng cho chú ấy và phong Anh hùng cho tiểu đoàn 16 năm xưa. Nhân dịp kỉ niệm 45 năm Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân, chú Nguyễn Văn Sáu nhà tôi và Tiểu đoàn 16 đã được truy phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân”.

Cũng ít người biết chiến công của Tiểu đoàn 16 trong đêm 31/1/1968, chính là niềm cảm hứng để nhà thơ - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Lê Anh Xuân viết nên “Dáng đứng Việt Nam”, với những vần thơ bất hủ về người chiến sĩ.

“Anh tên gì hỡi anh yêu quý/ Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng/ Như đôi dép dưới chân anh dẫm lên bao xác Mỹ mà vẫn một màu bình dị sáng trong/ Không một tấm hình không một dòng địa chỉ / Anh chẳng để lại gì cho anh trước lúc lên đường/ Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ/ Anh là chiến sĩ giải phóng quân/ Tên anh đã thành tên đất nước/ Ôi anh giải phóng quân, từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất/ Tổ quốc bay lên bát ngát những mùa Xuân”.

Đặng Thọ Truật
Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát huy tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát huy tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Ban Đại diện Hội NCT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành văn bản gửi Hội NCT các huyện, thị xã, thành phố, Hội NCT các phường, xã, thị trấn trong tỉnh về việc NCT chung tay, góp sức khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc

Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc

Ngày 14/9/2024, tại tỉnh Đồng Tháp sẽ diễn ra “Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc” do Bộ Nông nghiệp và Phát triienr nông thôn phối hợ với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức.
Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3

Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3

Từ ngày 10/9 đến nay, Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh) đã đón hơn 6.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có nhiều đoàn khách du lịch nước ngoài.
Hải Phòng: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống lũ, hộ đê

Hải Phòng: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống lũ, hộ đê

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa có ý kiến chỉ đạo yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBDN các quận, huyện tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống lũ, hộ đê.

Tin khác

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Trung tá hy sinh khi giúp dân khắc phục hậu quả bão số 3

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Trung tá hy sinh khi giúp dân khắc phục hậu quả bão số 3
Ngày 13/9, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Trung tá Quân nhân chuyên nghiệp Tăng Bá Hưng vì đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ giúp nhân dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Bình Định: Lòng nhân ái từ những món ăn “treo”

Bình Định: Lòng nhân ái từ những món ăn “treo”
Hiện ở TP. Quy Nhơn xuất hiện một hình thức làm từ thiện mới là “treo” những món ăn như bún, bánh cuốn, bánh mì, mục đích là để lại một phần thức ăn cho những người hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng được ấm lòng.

Đoàn công tác y tế tỉnh Bình Định lên đường hỗ trợ đồng bào miền Bắc

Đoàn công tác y tế tỉnh Bình Định lên đường hỗ trợ đồng bào miền Bắc
Sáng 13/9, Sở Y tế tỉnh Bình Định tổ chức Lễ xuất quân hỗ trợ y tế sau bão Yagi - Chung tay vì sức khỏe cộng đồng, nhằm kịp thời hỗ trợ người dân các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả nặng nề do cơn bão số 3 gây ra.

Phương diện quốc gia

Phương diện quốc gia
Tối ngày 9/9, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Sỹ Tá, cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Dân tộc, mức án chung thân với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt 80 tỉ đồng của ông Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh”.

Hướng về đồng bào bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ rưng rưng hai tiếng “đồng bào”

Hướng về đồng bào bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ rưng rưng hai tiếng “đồng bào”
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương”, một lần nữa, hai chữ “đồng bào” lại được nhắc đến trong những ngày căng thẳng, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho mỗi chúng ta trước những khó khăn của thiên tai bão lũ.

TP. Hồ Chí Minh: Các nghệ sĩ dâng hương Tổ Nghiệp Sân khấu lần thứ 14

TP. Hồ Chí Minh: Các nghệ sĩ dâng hương Tổ Nghiệp Sân khấu lần thứ 14
Ngày 13/9, Nhà hát Bến Thành và Trung tâm Văn hoá Quận 1 tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ XV năm 2024 và Lễ giỗ Tổ sân khấu dân tộc (ngày 12/8 Giáp Thìn), với sự tham gia của nhiều thế hệ nghệ sĩ, ca sỹ và các câu lạc bộ đội nhóm trực thuộc Trung tâm Văn hoá quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Hải Phòng: Thiếu tá quân đội hy sinh khi hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Thiếu tá quân đội hy sinh khi hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
Trong khi đang hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng, đường dây bị đứt rò rỉ điện đã khiến thiếu tá Tăng Bá Hưng bị điện giật.

Hải Phòng: Khẩn trương ổn định cuộc sống cho người dân, khôi phục sản xuất kinh doanh

Hải Phòng: Khẩn trương ổn định cuộc sống cho người dân, khôi phục sản xuất kinh doanh
Người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng đang khẩn trương tập trung ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Tình người Bình Thuận với bà con các vùng bão, lũ

Tình người Bình Thuận với bà con các vùng bão, lũ
Liên tiếp những ngày này khi nghe tin các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, nhiều doanh nghiệp và người dân đã ủng hộ trực tiếp qua kênh của Ủy ban Mặt trận tỉnh. Đặc biệt, nổi lên là nhiều nhóm, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã có những hành động rất thiết thực.

Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học
20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.

Hải Phòng: Ngừng sử dụng 41 Chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D

Hải Phòng: Ngừng sử dụng 41 Chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng vừa chủ trì kiểm tra thực địa, họp nghe báo cáo về quỹ nhà trống chưa sử dụng tại các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn thành phố để phục vụ bố trí tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Hiếu kính với cha mẹ

Hiếu kính với cha mẹ
Một ngày nào đó khi ta đã nếm trải sự tàn nhẫn của xã hội, nếm trải áp lực của đồng tiền, đối diện với lòng người hiểm ác, ta sẽ nhận ra rằng, tình cảm của ba mẹ rộng lớn biết nhường nào. Dù xã hội có rộng lớn đến đâu, cũng không bằng mái nhà tranh vách đất, nơi đó có mẹ, có cha.

Khẩn trương khắc phục thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Khẩn trương khắc phục thiệt hại nặng nề do mưa lũ
Do chịu ảnh hưởng cơn bão số 3, từ ngày 7/9 đến ngày 11/9, tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã có mưa vừa đến mưa to, nhiều nơi có mưa rất to đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học
Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, mặc dù chất lượng đầu vào tương đối thấp, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn tuy nhiên với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua.

UBND tỉnh Hậu Giang phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

UBND tỉnh Hậu Giang phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Ngày 11/9, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Xem thêm
Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát huy tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát huy tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Ban Đại diện Hội NCT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành văn bản gửi Hội NCT các huyện, thị xã, thành phố, Hội NCT các phường, xã, thị trấn trong tỉnh về việc NCT chung tay, góp sức khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc

Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc

Ngày 14/9/2024, tại tỉnh Đồng Tháp sẽ diễn ra “Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc” do Bộ Nông nghiệp và Phát triienr nông thôn phối hợ với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức.
Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3

Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3

Từ ngày 10/9 đến nay, Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh) đã đón hơn 6.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có nhiều đoàn khách du lịch nước ngoài.
Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học

20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc(Nghệ An), nhiều năm qua với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt
Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Ngày 10/9, tại TP Quy Nhơn, Hội Cựu giáo chức (CGC) phường Quang Trung, TP Quy Nhơn tổ chức Đại hội Hội CGC phường Quang Trung lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, tro
Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa,
Phiên bản di động