Người cao tuổi tiểu đường có mỡ máu cao điều trị như thế nào?
Sức khỏe 13/10/2023 09:48
1. Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường
Rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng Cholesterol, Triglycerid huyết tương hoặc cả hai. Rối loạn Cholesterol bao gồm tình trạng tăng Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (sau đây gọi là LDL-C) hoặc tình trạng giảm lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL-C) hoặc cả hai.
Bệnh nhân tiểu đường có tỉ lệ rối loạn mỡ máu cao, đặc biệt ở bệnh nhân bị tiểu đường type 2, theo ghi nhận có khoảng 30 đến 60% bệnh nhân tiểu đường type 2 bị rối loạn mỡ máu.
Các yếu tố làm cho bệnh nhân tiểu đường hay bị rối loạn mỡ máu gồm:
- Tình trạng tăng đường máu mạn tính kiểm soát không tốt.
- Tình trạng đề kháng insulin, ảnh hưởng của insulin lên chuyển hóa việc sản xuất, chuyển hóa các enzym, protein ở gan có tham gia vào quá trình sinh tổng hợp, chuyển hóa lipid như: Các loại apoprotein, enzym lipoprotein lipase, enzym cholesteryl ester transfer protein.
- Giảm tác dụng của insulin lên chuyển hóa mỡ ở các tế bào mỡ và tế bào cơ.
Các rối loạn chuyển hóa mỡ ở các nhóm bệnh nhân tiểu đường có đôi chút khác biệt.
- Bệnh nhân tiểu đường type 1 thường bị tăng Triglycerid và ít gặp giảm HDL-C hơn, việc kiểm soát tốt đường máu ở nhóm bệnh nhân này cũng giúp kiểm soát khá tốt các rối loạn mỡ máu.
- Bệnh nhân tiểu đường type 2 hay gặp tăng Triglycerid và giảm HDL-C, bên cạnh đó là sự thay đổi về cấu trúc LDL-C, ở bệnh nhân tiểu đường type 2, các LDL-C trở nên nhỏ hơn về kích thước, điều này làm tăng nguy cơ lắng đọng tại mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa. Các rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường type 2 khó kiểm soát hơn ngay cả khi kiểm soát tốt glucose máu.
- Rối loạn mỡ máu và tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ tim mạch.
- Bản thân rối loạn mỡ máu và tiểu đường là các yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh lí tim mạch, đặc biệt là các bệnh lí liên quan đến xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
- Rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ các bệnh lí tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là các rối loạn cholesterol có vai trò quan trọng trong xơ vữa động mạch.
- Tiểu đường gây nên các biến chứng mạch máu, bao gồm biến chứng mạch máu lớn và vi mạch. Sự kết hợp của tiểu đường và rối loạn mỡ máu làm gia tăng cả biến cố mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.
2. Điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường
Nguyên tắc điều trị rối loạn mỡ máu bao gồm:
- Điều trị theo nguyên nhân.
- Điều trị theo loại rối loạn mỡ máu.
- Đánh giá đầy đủ nguy cơ tim mạch để có mục tiêu điều trị phù hợp, phối hợp hợp lí giữa điều trị dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc, phối hợp điều trị các bệnh lí đi kèm, theo dõi thường xuyên đáp ứng điều trị.
- Điều trị không dùng thuốc: Bao gồm điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi lối sống, tăng cường tập luyện thể dục, kiểm soát cân nặng, bỏ thuốc lá...
- Điều trị dùng thuốc: Hiện có nhiều loại thuốc giúp điều trị các rối loạn mỡ máu. Các nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu đang dùng hiện nay gồm: Nhóm Statin, nhóm Fenobibrate, nhóm Ezetimibe, nhóm Niacin, nhóm ức chế PCSK9..
Các lưu ý khi điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường:
Người vừa bị rối loạn mỡ máu và tiểu đường sẽ tăng đáng kể nguy cơ các bệnh lí tim mạch, do đó cần phân tầng nguy cơ một cách đầy đủ, chính xác để có mục tiêu điều trị phù hợp, mục tiêu điều trị hạ mỡ máu ở nhóm bệnh nhân này cũng khắt khe hơn so với người không bị tiểu đường
Các rối loạn mỡ máu ở người bị tiểu đường thường phức tạp hơn, phối hợp nhiều loại rối loạn, do đó việc điều trị thường đòi hỏi phối hợp nhiều biện pháp bao gồm: Kiểm soát tốt đường máu, điều trị không dùng thuốc và thường là phải kết hợp nhiều nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu khác nhau
Bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu và tiểu đường sẽ phải điều trị tốt cả 2 bệnh lí, nên thường sẽ phải dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc... do đó cần theo dõi thường xuyên trong quá trình điều trị, tránh các tương tác thuốc không đáng có.
Y học cổ truyền điều trị mỡ máu
Theo y học cổ truyền, rối loạn lipid máu thuộc chứng “đàm ẩm”. “Đàm là biến chất của tân dịch”. Đàm sinh hóa ra là do tì. Căn bản của dâm là từ thận, tùy theo vị trí cắm vào mà thành bệnh.
Theo đông y, khi tuổi cao thiên quý kiệt, công năng thận dương hư tổn khiến cho tì dương không được ôn ấm, chức năng vận hóa thủy thấp bất thường, làm cho sự vận hành của thủy dịch trong cơ thể không lưu thông, tích lại trong cơ thể lâu ngày mà sinh bệnh. Đàm sinh ra làm thanh dương không thăng, che lấp khiếu trên, gây chứng hoa mắt, chóng mặt. Dương hư sinh ngoại hàn nên người sợ lạnh, tay chân lạnh. Lưng gối là phủ của thận, thận hư gây đau lưng mỏi gối. Tì dương hư khiến nguồn sinh hóa khí huyết kém nên người mệt mỏi, vô lực, chất lưỡi đạm nhạt.
Trạng này thuộc thể thận dương hư tổn, cần ôn bổ thận dương. Sử dụng bài thuốc Bát vị hoàn gia giảm: Thục địa 32g, phụ tử 4g, hoài sơn 16g, nhục quế 4g, sơn thù 16g, ngưu tất 12g, đan bì 12g, ba kích 16g, trạch tả 12g, xa tiền 16g, phục linh 12g, trư linh 4g, dâm dương hoắc 16g. Sắc uống ngày 1 thang lúc còn ấm nóng. Kết hợp châm cứu.
Với người béo mập, thường tức ngực, chân tay nặng, cảm giác rã rời vô lực. Bụng chướng, miệng dính khó nuốt, cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Lưỡi dính nhớt, mạch huyền hoạt. Nguyên nhân là do ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cao lương, ngọt béo, hoặc do uống nhiều rượu làm tổn thương tì. Gọi là thể đàm trệ, cần Táo thấp hóa đàm, lí khí giáng trọc.
Sử dụng phương thuốc: Nhị trần thang gia giảm bao gồm: Trần bì 10g, sơn tra 12g, bán hạ 8g, hậu phác 15g, phục linh 15g, thương truật 15g, cam thảo 6g. Kết hợp châm cứu.
Trường hợp do uất ức lâu ngày hoặc do can đởm thấp nhiệt, khi cơ bất lợi ảnh hưởng chức năng sơ tiết của can đởm từ đó ảnh hưởng tì, khiến phân hóa thủy dịch rối loạn sinh ra chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khi cơ bất lợi không thông sướng nên có cảm giác tức ngực, phiền nhiệt, cơ thể như bị bó. Sử dụng phương thuốc: Tứ linh tán, lục nhất tán: Bạch linh 15g, trư linh 15g, bạch truật 15g, trạch tả 15g, hoạt thạch 25g, cam thảo 4g, thảo quyết minh 12g, kim ngân đăgng 12g, ý dĩ 12g. Tán bột mịn, trộn đều, uống 12-18g/lần x 2 lần/ngày với nước ấm. Đồng thời kết hợp châm cứu.
Do đó, điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học là rất quan trọng với bệnh nhân máu nhiễm mỡ. Người già nên giảm tối đa lượng tinh bột và chất béo vào cơ thể, thay vào đó là tăng cường lượng rau, củ, quả mỗi ngày. Tạo thói quen uống trà hằng ngày để phòng tránh mỡ máu...
Tập Khí công dưỡng sinh để duy trì hơi thở đều đặn, đưa khi oxy vào sâu trong cơ thể, tốt cho việc chuyển hóa... Có thể sử dụng các bài luyện thở, luyện hình thể. Thời gian tập tối đa 30 phút/lần, 1 - 2 lần/ngày.
Lời khuyên sau cùng là mọi người nên cố gắng kiểm soát, cân bằng cảm xúc vì cuộc sống hiện nay nhiều áp lực, khiến nhiều người rơi vào trầm cảm, ức chế dài ngày. Tâm trạng không tốt cũng sẽ khiến cho quá trình thực hiện các chức năng trong nội tạng suy giảm, gây ra chứng mỡ máu cao, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
NHÀ THUỐC THỌ XUÂN ĐƯỜNG Kỷ lục Guinness Nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam Đỉa chỉ: Số 5-7 Khu thuỷ sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội Hotline/Zalo: 0943986986 – 0937638282 - 0943406995 Facebook: Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường Website: //dongythoxuanduong.opmoc.com |