Nâng cao vai trò của phụ huynh trong công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy
Xã hội 02/07/2021 07:57
Một cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) về nhận thức của học sinh – sinh viên đối với ma túy chỉ ra, có đến 43.9% số học sinh tham gia cho rằng bản thân không biết gì về dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy, gần 40% khẳng định mình chưa biết đến những kỹ năng cần thiết để phòng, tránh ma túy.
Tiến hành khảo sát về nhu cầu triển khai, tổ chức các khóa đào tạo về kiến thức, tác hại của ma túy cũng như các kỹ năng phòng, chống ma túy, có đến 97,8% các bậc cha mẹ cho biết, họ rất mong muốn có những chương trình giảng dạy, đào tạo cho học sinh về phòng, chống ma túy; cũng có rất nhiều các bậc phụ huynh mong muốn con được tham gia đào tạo về “Kỹ năng ứng phó với tình huống nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng ma túy” (84.0% ) và “Kỹ năng nhận biết được sự nguy hiểm của ma túy” (80,2%).
Trong những năm qua, công tác truyền thông phòng, chống ma túy nói riêng và phòng, chống ma túy học đường nói chung vẫn rất được chú trọng. Hình thức tuyên truyền cũng khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại vẫn chưa mang tính bền vững.
Bộ sách là cuốn cẩm nang quý giá cho các bận phụ huynh học sinh năm được các phương pháp dạy dỗ con trong việc phòng chống tác hại của ma túy và tránh xa ma túy |
Thống kê của Bộ Công an - Cơ quan thường trực về phòng chống ma túy của Ủy ban Quốc gia cho thấy, tính đến cuối năm 2020, nước ta có 235.012 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế, số người nghiện và nghi nghiện ở nước ta còn cao hơn.
Đáng báo động là ma túy đang tấn công ngày càng mạnh vào môi trường học đường, hướng đến đối tượng học sinh (đặc biệt là học sinh THCS và THPT) dưới nhiều hình thức phức tạp.
Nhiều học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo trở thành nạn nhân sử dụng hoặc tham gia tàng trữ, mua bán ma túy, tiềm ẩn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng trong đời sống xã hội. Thực trạng này làm dấy lên mối lo ngại trong cộng đồng, đặc biệt là các bậc phụ huynh.
Tại sao vẫn thường xuyên tuyên truyền, đấu tranh về tác hại của ma túy nhưng tội phạm về ma túy, số người nghiện vẫn không giảm? Rõ ràng, hiệu quả của việc tuyên truyền đã không cho ra một đáp số như kỳ vọng.
Thực tế cho thấy, nhiều em học sinh khi được hỏi về tác hại của ma túy đều trả lời một cách chung chung “ma túy rất nguy hiểm, “cần tránh xa ma túy”. Thậm chí, không ít trường hợp khi “dính” vào ma túy đã thốt lên một cách ngây thơ rằng “em không nghĩ thử một lần mà nghiện”.
Bộ sách kỹ năng phòng, chống ma túy được thiết kế hấp dẫn, nội dung phong phú |
“Thực tế hiện nay sự tương tác giữa bố mẹ và con chỉ xoay quanh vấn đề kiến thức trong sách vở. Sự trao đổi giữa thầy cô giáo với học sinh hay phụ huynh cũng tương tự. Những kiến thức mềm về kỹ năng sống như tác hại của ma túy, của tệ nạn xã hội đã bị xem nhẹ.
Khi một em học sinh nào đó phạm tội bị cơ quan chức năng xử lý, rất nhiều phụ huynh đã thốt lên “sao lại có chuyện đó được”, “cháu ở nhà ngoan lắm”… Điều đó nói lên một thực tế rằng, ở tuổi các em rất dễ để bị lôi kéo vào tệ nạn mà nhiều khi chính nạn nhân cũng không hề hay biết.
Nếu chúng ta tuyên truyền đúng, đủ, chắc chắn ma túy sẽ rất khó xâm nhập học đường. Chỉ khi, học sinh chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, ma túy mới có cơ hội “tấn công”. Theo tôi, công tác tuyên truyền hiện nay là chưa đủ, vẫn mang nặng hình thức”, chị Ninh Nguyệt Hà (Hà Nội) chia sẻ.
Anh Tùng (quận Nam Từ Liêm) cho hay: “Con tôi năm nay học lớp 11, cháu hiếu động và có tính tò mò, thích cái mới lạ. Tôi rất lo lắng, sợ con sa ngã vào các tệ nạn xã hội khi mà gia đình lơ là cảnh giác. Đặc biệt là khi hiện nay tệ nạn ma túy đang xâm nhập học đường, theo dõi trên các phương tiện truyền thông thấy phức tạp quá.
Mặc dù gia đình đã cố gắng cung cấp cho cháu những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhưng tôi cảm thấy như vậy vẫn chưa đủ vì hầu hết thông tin đều được lấy trên internet chả biết có chính xác với đầy đủ không”.
Cũng trăn trở như anh Tùng, chị Tô Thị Nguyệt ở Nghệ An chia sẻ: “Hầu hết các em học sinh tham gia các hoạt động truyền thông phòng chống ma túy hiện nay vẫn còn mang tính… cho có và không chủ động tham gia. Công tác tuyên truyền cũng chưa bài bản, không đi sâu đến tận cội rễ của vấn đề nên không thu hút được các em tham gia.
Mới đây, Viện PSD đã cho ra đời bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy”. Với bộ tài liệu này, giáo viên, học sinh, phụ huynh… sẽ có cái nhìn tổng quan và kiến thức sâu về tác hại của ma túy. Chắc chắn, chỉ khi có giáo trình này thì việc tuyên truyền mới bài bản và hiệu quả”.
Bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” gồm có 4 cuốn giúp cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản và nâng cao về ma túy, cách thức nhận biết các loại ma túy, dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma túy; đồng thời trang bị kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy cơ liên quan đến hành vi sử dụng ma túy cho học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các bộ quản lý…
Bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” cũng được kỳ vọng là lá chắn thép giúp bảo vệ học sinh, sinh viên trước sự “tấn công” của tệ nạn ma túy. Khi tất cả đã được trang bị những kiến thức đầy đủ về ma túy, tệ nạn này sẽ từng bước bị đẩy lùi.
Điều gì khiến bộ sách về phòng chống ma túy học đường gây sốt? Học sinh, phụ huynh, giáo viên và cả các nhà quản lý đều thiếu một bộ tài liệu đầy đủ về kỹ năng phòng chống ... |
Những bất cập trong công tác tuyên truyền phòng chống ma túy học đường Trong cuộc chiến chống ma túy, công tác truyền thông là hết sức cần thiết và mang tính cấp thiết. Đặc biệt, tuyên truyền nâng ... |
Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy trong trường học năm 2021 Tệ nạn ma túy hiện đang là vấn đề phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt đời sống - xã hội và để ... |
Cần nâng cao nhận thức về tác hại của ma túy: “Nói không với ma túy dù chỉ một lần” Trước cuộc chiến chống ma túy, thế hệ trẻ có trách nhiệm vô cùng quan trọng trong việc tự nhận thức và bảo vệ mình ... |