Một số cách thức tự chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người bị F0
Sức khỏe 18/03/2022 09:46
Trước tiên, bạn chuẩn bị các nguyên liệu: Bạc (vòng hoặc đồng tiền với khối lượng từ 5 chỉ bạc trở lên), 4 - 6 quả trứng gà (nên dùng trứng gà công nghiệp để lượng lòng trắng nhiều), khăn mùi xoa hoặc khăn màn.
Sau đó, đem luộc chín trứng gà, lấy ra 2 quả (dùng trước), bóc lấy lòng trắng rồi bọc cùng bạc vào khăn, túm chặt lại để đánh cảm.
Khi đánh cảm, chúng ta cần lưu ý nguyên tắc: Đánh toàn bộ vùng da của cơ thể, đánh kĩ vùng gáy, thắt lưng, bàn tay và bàn chân. Đánh từ trên xuống dưới, chỉ đánh vuốt xuôi, không vuốt ngược lại.
Đặc biệt, khi đánh cảm cần tuân theo thứ tự: Thứ nhất, đánh từ đỉnh đầu xuống gáy; thứ hai, đánh từ đỉnh đầu xuống trán; thứ ba, đánh từ trán xuống mắt, má, cằm, cổ và cả hai tai; thứ tư, đánh từ vai xuống dưới hông (khắp cả lưng và hông); thứ năm, đánh từ cổ xuống ngực, xuống bụng dưới; sau đó đánh cảm lần lượt ở tay phải, tay trái, chân phải, chân trái.
Tổng thời gian đánh toàn bộ cơ thể khoảng 30 - 60 phút. Tùy thuộc vào mức độ cơ thể bị nhiễm hàn lạnh: Người gai rét, sốt rét, chân lạnh... đánh 60 phút, còn không thì đánh 30 phút. Nếu lần đầu tiên đánh tối thiểu 40 phút.
Trong quá trình đánh cảm, lưu ý vuốt chậm và áp sát vào vùng da. Mỗi đường vuốt từ 15 - 20 lần (vuốt xuôi), riêng vùng thắt lưng và lòng bàn tay thì số lượt gấp đôi.
Trong quá trình đánh cảm, nếu thấy lòng trắng trứng nguội thì bỏ đi, dùng lòng trắng trứng mới. Nếu đánh hết cơ thể rồi mà vẫn chưa đủ thời gian thì quay đánh kĩ lại vùng gáy, vùng thắt lưng, vùng cổ, vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Đánh xong thì lấy dây bạc hoặc đồng tiền bạc ra để trên tờ giấy trắng rồi xem màu sắc của bạc. Nếu bạc chuyển màu đen là bị cảm lạnh, màu nâu đỏ là bị cảm nắng.
Sau khi đánh cảm xong, lấy 1 cốc nước gừng nóng với muối, vừa thổi vừa uống (nếu muốn uống ngọt thì cho thêm 1 muỗng mật ong, hoặc đường vàng). Bạn phải kiêng tắm, kiêng sờ nước lạnh, kiêng gió khoảng 3 giờ để tránh hàn lạnh xâm nhập trở lại.
Lưu ý: Không được ngâm trứng gà vào nước cho nguội bớt để bóc. Khi đánh trứng thấy nguội không được nhúng vào nước nóng để đánh mà phải thay lòng trắng trứng mới. Đánh cho trẻ nhỏ thì tránh cột sống và đánh từ cột sống ra theo xương sườn. Nhẹ nhàng kẻo ảnh hưởng xương và trầy da.
Nếu tự đánh thì chỉ có vùng lưng là khó nhưng ta có cách sau: Bạn ngồi đánh. Sau khi bạn đánh theo thứ tự: Vùng đầu, mặt, gáy, cổ xong thì dùng tay trái cầm khăn có trứng bạc bên trong, vòng sang đánh vùng gáy và bả vai phải. Sau đó đổi tay phải đánh vùng gáy và bả vai trái. Sau đó tay phải đưa ra thắt lưng với lên vùng vai phải (với được đến đâu thì đánh đến đó) vuốt xuống thắt lưng phải và mông. Rồi lần lượt như vậy. Tiếp đó lại dùng tay trái làm tương tự (chấp nhận có vùng ngang bả vai không đánh được). Sau đó đánh tay phải, rồi đánh tay trái, rồi đánh chân phải, rồi đánh chân trái. Nhớ gáy, thắt lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân đánh kĩ.
Bạc đánh xong muốn trắng trở lại thì dùng kem đánh răng và bàn chải đánh răng đánh.
Cách thức xông đúng cách cho người bị F0 và F1
Chuẩn bị:
- Nồi cơm điện (đã rửa sạch).
- 4 - 5 cây sả.
- 1 - 2 củ tỏi.
- Gừng 1 củ to.
Cách thức xông:
- Đập dập nát tỏi, 10 phút sau đập dập nát sả và gừng. Cho tất cả vào nồi cơm điện, đổ một bát ôtô nước vào, cắm điện đun sôi.
- Khi sôi, hơi nước bốc lên thì lấy khăn hoặc chăn mỏng chùm đầu ngồi xông.
- Nhắm mắt, há miệng, hít thở chậm, đều và sâu để hơi nóng tràn đầy vào miệng, mũi, phổi.
- Thực hiện đến khi bắt đầu xuất hiện mồ hôi ở lưng thì dừng, mỗi ngày xông 3 - 4 lần.
Lưu ý:
- Vẫn cắm điện và bật nút đun sôi trong quá trình xông.
- Khi xông chùm khăn phải nhắm mắt tránh hơi nóng từ nồi xông ảnh hưởng đến mắt.
- Người bị tăng huyết áp không nên dùng gừng, thời gian xông sẽ ít hơn và chia ra làm nhiều lần xông.
- Khi xông thấy đau đầu, chóng mặt hoặc khó thở phải dừng xông ngay.
- Xông đến khi mồ hôi xuất hiện ở lưng thì dừng xông.
- Dùng khăn khô, sạch để lau mặt, lau người.
Không được tắm và rửa mặt nước lạnh trong vòng 3 tiếng sau khi xông
Cách chườm bằng ngải cứu, gừng, muối
Cách chườm này sử dụng trong trường hợp bị đau bụng do lạnh, đau mỏi người, đau đầu, ho có đờm trắng dính.
Phương pháp chườm: Lấy 1 nắm to lá ngải cứu trải đều trên 1 chiếc khăn to. Giã nát gừng rồi để lên trên ngải cứu. Lấy vực bát (chén) ăn cơm muối trắng (muối hạt to) rang thật nóng (thấy muối nổ), đổ lên trên gừng và ngải cứu. Sau đó, túm khăn lại rồi xoa đều trên bề mặt da vùng bị bệnh. Khi chườm không được nhấc khăn lên khỏi da, nếu thấy nóng thì chuyển sang vùng da khác.
Cách đun nước gừng tươi với muối
Tác dụng: Giải cảm hàn, làm ấm tạng thận.
Cách làm: Lấy một mẩu gừng tươi bằng một đốt ngón tay cái của người uống, rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho vào nồi cùng với khoảng 1 bát (chén) ăn cơm nước, một ít muối trắng (bằng hai đầu đũa), đun sôi nhỏ lửa khoảng 3 phút thì bắc ra. Uống ngọt thì cho thêm 1 thìa cà phê mật ong, hoặc đường vàng vào khuấy đều rồi vừa thổi vừa uống.
Cách tự chăm sóc khi bị đau bụng do lạnh, đi ngoài phân lỏng, ngộ độc thức ăn: Lấy gừng nướng cho cháy vỏ rồi cạo bỏ phần đen đi, giã ra cho nước sôi và chút muối vào uống nóng (trường hợp này không được cho mật ong và đường vì gây đau bụng, nôn, tiêu chảy thêm).
(Còn nữa)