Liên quan đến sự cố tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đình Chèm: Cần xem xét lại quy trình giám định di vật, cổ vật
Xã hội 27/04/2022 09:38
Tu bổ, tôn tạo nhưng lại xây cổng mới, bịt cổng cũ
Theo tìm hiểu của phóng viên game bài đổi thưởng tiền that (game bài đổi thưởng tiền that ) ngày 31/3/2021, UBND quận Bắc Từ Liêm ban hành Quyết định số 964/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Tu sửa cấp thiết di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm, phương Thụy Phương. Trước đó, việc tu sửa cấp thiết đình Chèm được lập hồ sơ và được UBND quận Bắc Từ Liêm phê duyệt Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật tại quyết định số 6423/QĐ-UBND, ngày 20/11/2020.
Chỉ chưa đầy 1 tháng sau, tức ngày 27/4/2021, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng (viết tắt QLDAĐTXD), quận Bắc Từ Liêm ban hành Quyết định số 67/QĐ-QLDA, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 08: Toàn bộ phầm xây lắp, mua sắm và lắp đặt thiết bị công trình thuộc dự án: Tu sửa cấp thiết di tích Quốc gia đặc biệt đình Chèm, phường Thụy Phương. Theo đó, đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty CP xây dựng và bảo tồn công trình Văn hóa và Công ty CP Nhật Phương. Giá trúng thầu hơn 8,847 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng là 210 ngày, quyết định phê duyệt này do ông Ngô Ngọc Vân, Giám đốc Ban QLDAĐTXD ký.
Nhà thầu đang thi công bậc thềm tại Đình Chèm (Ảnh Đ.N) |
Theo bảng chi tiết khối lượng các hạng mục xây lắp của gói thầu, các hạng tu sửa gồm: Cải tạo sân vườn tổng thể phá dỡ, lát sân, bó vỉa đắp đất nền móng, chăm sóc cây xanh, lắp điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước. Tu sửa, chỉnh trang (không hạ giải), chống xuống cấp các hạng mục: Nghi môn nội, Đại đình, Phương đình, Nhà bia tả, hữu (tiểu phương đình), Tả vu, Hữu vu... Chống mối toàn bộ công trình. Bổ sung hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành. Toàn bộ các hạng mục gốc của di tích như: Nghi môn nội, Đại đình, Phương đình, Nhà bia tả, hữu (tiểu phương đình), Tả vu, Hữu vu... chủ yếu tu sửa phần mái, xây lại bậc cấp, quét vôi, chống mối và lắp đặt hệ thống PCCC cho công trình, không thay đổi kết cấu kiến trúc của di tích.
Đối với Cổng phụ số 1, công việc của gói thầu là: tháo dỡ cửa thủ công, phá dỡ lớp vữa, trát tường, cột, trụ và quét vôi 3 nước trắng. Tu bổ phục hồi móng, bộ phận xây dựng bằng đá đẽo, gia công cửa gỗ, phòng chống mối mọt...
Về nội dung công việc cổng phụ số 2, gồm: Tu bổ, phục hồi các bức họa, hoa văn trên tường, trụ; tu bổ phục hồi mặt nguyệt, thiên hồ, bửu châu; tu bổ hồi đầu đao, đầu rồng, kìm bờ nóc, bờ chảy...; tu bổ các bạo cửa, đồ lụa, cấu kiện, gia công cửa; chống mối mọt.
Cổng phụ xây mới, bịt kín cổng cũ gây nhiều tranh cãi. |
Có thể thấy, trong bản mô tả công việc của gói thầu không hề có công việc phá bỏ cổng phụ số 2 để xây cổng mới, tuy nhiên hiện nay cạnh nhà Tả Vu vị trí cổng cũ đã được xây bịt kín, tường bao của khu di tích bị phá một đoạn để xây cổng mới. Theo ghi nhận cổng mới đã được xây xong phần thô và đang hoàn thiện, điều này gây nên nhiều tranh cãi.
Theo kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra Sở Văn hóa và Thể thao (Văn bản số 844/SVHTT-TTr ngày 29/3/2022) ghi nhận: Theo hồ sơ Dự án đầu tư tu bổ di tích đình Chèm (báo cáo tu sửa cấp thiết) do Ban QLDAĐTXD quận Bắc Từ Liêm trình Sở VH&TT thì tại mặt bằng tổng thể hiện trạng của di tích có 1 cổng (cạnh nhà Tả Vu). Tuy nhiên, tại mặt bằng tổng thể thiết kế cảnh quan của Dự án thể hiện cổng này không còn tại vị trí cũ (cạnh nhà Tả Vu) mà được mở tại vị trí khác trên hệ thống tường bao của di tích.
Lý giải vấn đề này UBND quận Bắc Từ Liêm cho rằng, ghi nhận tại Văn bản số 844/SVHTT-TTr của Sở VH&TT Hà Nội phù hợp với nội dung Quyết định số 6423/QĐ-UBND ngày 20/11/2020 của UBND quận Bắc Từ Liêm, có nội dung: "Cổng phụ số 2: Hạ giải, tháo dỡ cổng cũ, trùng tu phục hồi theo kiến trúc truyền thống". Tuy nhiên, quyết định cũng nêu: "Các nội dung chi tiết theo Thiết kế bản vẽ thi công đã được thẩm định và phê duyệt. Theo đó, nội dung tu bổ cổng phụ sát điểm không được thể hiện trong hồ sơ bản vẽ đã trình thẩm định và phê duyệt kèm theo quyết định. Với giải trình trên, UBND quận Bắc Từ Liêm đề nghị Sở VH&TT Hà Nội thống nhất chủ trương về nội dung này.
Với cách lý giải của UBND quận Bắc Từ Liêm và văn bản của Sở VH&TT trách nhiệm này thuộc về ai?
Cần xem lại quá trình giám di vật, cổ vật
Theo Phòng VH&TT quận Bắc Từ Liêm, trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm hiện có 135 di tích, trong đó có 62 di tích đã được xếp hạng, Trong đó, đình Chèm còn lại 150 di vật, cổ vật đã được kiểm kê. Dữ liệu thống kê, kiểm kê này của Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội. Tuy nhiên, theo phòng VH&TT quận Bắc Từ Liêm những thông tin kiểm kê của của Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội chỉ mang tính chất thống kê nhỏ, lẻ, chưa kiểm kê sâu, đồng bộ và đầy đủ nhất là đối với các hiện vật là di vật, cổ vật tại các di tích.
Do đó, Phòng VH&TT quận cho rằng việc triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu, khảo sát, kiểm kê và lập hồ sơ khoa học cho các di vật, cổ vật tại các di tích trên địa bàn là một việc làm cấp thiết”. Cụ thể hóa những vấn đề này, tháng 10/2019, và tháng 11/2020, Phòng VH&TT Bắc Từ Liêm tổ chức mời thầu 2 gói thầu: Nghiên cứu, khảo sát, kiểm kê và lập hồ sơ khoa học cho các di vật, cổ vật tại 15 di tích đã xếp hạng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm năm 2019, và gói thầu: Nghiên cứu, khảo sát, kiểm kê và lập hồ sơ khoa học cho các di vật, cổ vật tại 16 di tích đã xếp hạng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm năm 2020.
Nội dung công việc kê khai trong gói thầu yêu cầu nhà thầu Giám định khoa học di vật, cổ vật. |
Cả 2 gói thầu đều có nội dung công việc tương tự như nhau: Xây dựng mẫu phiếu khoa học; Đo vẽ mặt bằng hiện trạng bao gồm mặt bằng chi tiết và mặt bằng tổng thể; Làm hồ sơ ảnh di vật, cổ vật;Giám định khoa học di vật, cổ vật; Hoàn thiện biên bản kiểm kê di vật, cổ vật; Viết báo cáo khoa học - Bàn giao sản phẩm.
Khối lượng công việc kiểm kê, giám định 4457 hiện vật, tổng trị giá kinh phí 1,889 tỷ đồng. Cả 2 gói đều do Công ty TNHH bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam trúng thầu. Công ty có địa chỉ 12 ngõ Tây, thôn Phan Xá, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, TP Hà Nội; do ông Nguyễn Văn Cường làm người đại diện pháp luật. Theo thông tin công bố, Công ty này có mã ngành là 7490: thực hiện sưu tầm, kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các di tích, phiên dịch...
Mã ngành 7490 của Công ty TNHH bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam không liên quan gì đến công việc Giám định khoa học di vật, cổ vật. |
Có thể thấy, Công ty này không hề có chức năng “giám định di vật, cổ vật” như yêu cầu kỹ thuật của gói thầu. Bởi theo quy định hiện hành giám định di vật, cổ vật phải nhận được cấp giấy phép của Sở VH&TT Hà Nội trên cơ sở tuân thủ các điều kiện ngặt nghèo về chuyên gia và máy móc theo Luật Di sản. Còn theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh giám định di vật, cổ vật phải đáp ứng các điều kiện như: Có trang thiết bị, phương tiện thực hiện giám định phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký. Có ít nhất 03 chuyên gia giám định cổ vật về các chuyên ngành theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Và tổ chức kinh doanh giám định cổ vật phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Vậy tại sao do Công ty TNHH bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam vẫn được phê duyệt trúng 2 gói thầu có nội dung giám định di vật, cổ vật nêu trên?
Ngoài ra, theo khảo sát của phóng viên, trong các năm 2017, 2018, Phòng VH-TT quận Bắc Từ Liêm chỉ định nhiều gói thầu với nội dung công việc tương tự cho Công ty TNHH Bảo tồn và Phát huy giá trị di sản Văn hóa (mã số doanh nghiệp 0107080424 địa chỉ trụ sở Số 30, đường Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội).
game bài đổi thưởng tiền that sẽ tiếp tục thông tin!
Đình Chèm (còn gọi là đình Thụy Phương) thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. Đình thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (Lý Thân hay Đức Thánh Chèm), một nhân vật huyền thoại sống vào thời An Dương Vương. Đình Chèm được bố cục theo lối kiến trúc “nội Công ngoại Quốc”, gồm các hạng mục: Nghi môn ngoại, Nghi môn nội, Phương đình và hai tiểu phương đình, tả - hữu mạc, Đại bái, ống muống và Hậu cung hình chữ công. Với giá trị và ý nghĩa đặc biệt, Đình Chèm đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2028/QĐ-TTg ngày 25/12/2017). (Theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) |