Hơn 400 triệu đồng trong tài khoản của khách bị “bốc hơi”, Vietcombank đã làm gì?
Đầu tư - Tài chính 18/10/2020 08:47
Vietcombank đã làm gì?
Trước đó, như game bài đổi thưởng tiền that đã thông tin, ông T.V.L khách hàng của Vietcombank cho cơ quan truyền thông biết, ông không thực hiện 4 giao dịch vào ngày 4/9, không cung cấp, chia sẻ tên truy cập dịch vụ VCB Digibank, mật khẩu truy cập dịch vụ Digibank cho người khác; không kích hoạt, đăng nhập lại tài khoản ngân hàng của mình trên ứng dụng Digibank bằng bất kỳ thiết bị nào.
Đồng thời ông không nhận được bất kỳ tin nhắn SMS hay thông báo nào liên quan việc gửi các mã xác nhận để đăng nhập trên thiết bị mới và xác thực các giao dịch chuyển khoản bằng ứng dụng Digibank thông qua số điện thoại của mình...
Tuy nhiên, trong ngày 4/9, thông qua ứng dụng Digibank của Vietcombank, số tiền 406 triệu đồng trong tài khoản của ông được chuyển đến tài khoản P.L.A mở tại ngân hàng S. với 2 giao dịch là 50 triệu đồng và 39 triệu đồng; vào tài khoản của V.K.T mở tại M. với 2 giao dịch 300 triệu đồng và 17 triệu đồng.
Sự việc xảy ra với tài khoản của ông T.V.L khiến nhiều khách hàng không khỏi hoang mang, lo lắng. Trước sự việc này, trao đổi với game bài đổi thưởng tiền that , phía ngân hàng Vietcombank cho biết, Vietcombank đã làm việc trực tiếp 02 lần với khách hàng để trả lời và cung cấp thông tin cho khách hàng. Nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách hàng, Vietcombank đã tư vấn và hướng dẫn khách hàng thực hiện trình báo vụ việc tới Cơ quan Công an để xác minh và truy bắt tội phạm. Vietcombank sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với khách hàng và yêu cầu từ Cơ quan điều tra.
Đồng thời, ngay sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng, Vietcombank đã tiến hành rà soát và thực hiện biện pháp ngăn chặn khẩn cấp để tránh xảy ra rủi ro có thể phát sinh thêm. Bên cạnh đó, Vietcombank đã liên hệ với các đối tác, ngân hàng hưởng liên quan đề nghị hỗ trợ thu hồi giao dịch theo yêu cầu của người chuyển.
“Trong thời gian chờ kết quả xử lý tra soát giao dịch tại ngân hàng hưởng (thời gian tối đa là 45 ngày), Vietcombank tiếp tục phối hợp và sẽ cập nhật thông tin tới khách hàng ngay sau khi nhận được kết quả xử lý từ các ngân hàng hưởng”, Vietcombank thông tin.
Theo kết quả rà soát dữ liệu giao dịch của khách hàng và thông tin từ cung cấp dịch vụ gửi tin nhắn, Vietcombank ghi nhận các giao dịch đã được thực hiện bởi đúng thông tin định danh của chủ tài khoản (Tên tài khoản, mật khẩu và Mã khóa bí mật dùng một lần-OTP). Các tin nhắn thông báo mã OTP và biến động số dư liên quan giao dịch đã được gửi thành công tới số điện thoại của khách hàng trong ngày 4/9/2020.
“Vietcombank luôn lưu ý khách hàng giữ bí mật các yếu tố định danh của mình, thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng về giao dịch an toàn được Vietcombank thông báo trên website chính thức của Ngân hàng”, Vietcombank lưu ý tới khách hàng.
Hoạt động giao dịch tại Vietcombank. Ảnh minh họa |
Nợ xấu nửa đầu năm 2020 của Vietcombank tăng 630 tỷ đồng
Theo báo cáo tài chính quý 2/2020, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) vừa công bố, ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm của ngân hàng này đạt 10.981 tỷ đồng, giảm gần 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, nợ xấu Vietcombank tăng 630 tỷ đồng so với đầu năm.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, tính đến 30/6, tổng tài sản của Vietcombank là 1,185 triệu tỷ đồng, giảm 3% so với cuối năm 2019. Tại thời điểm 30/6/2020, tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng giảm 1% so với đầu năm. Tỷ lệ CASA giảm từ 28,3% xuống còn 26,53%.
Trong quý II/2020, tổng thu nhập từ lãi của Vietcombank đạt 16.835 tỷ đồng, tăng 6%, tuy nhiên về thu nhập lãi thuần lại giảm 5,86% so với cùng kỳ, chỉ đạt 8.076 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng thu nhập từ lãi của ngân hàng đạt 34.938 tỷ đồng, lãi thuần đạt 17.111 tỷ đồng, so với cùng kỳ gần như không tăng.
Lĩnh vực dịch vụ trong quý II/2020 với lãi thuần của Vietcombank tăng trưởng 7,4%, lũy kế 6 tháng đạt 2.283 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, trong quý II ngoại hối và chứng khoán kinh doanh là hai lĩnh vực tăng trưởng mạnh của Vietcombank. Theo đó, lãi thuần từ ngoại hối trong quý II đạt 821 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, lãi thuần từ ngoại hối đạt 1.928 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh đạt 33 tỷ đồng, tăng trưởng 83%. Tuy vậy, lũy kế 6 tháng, lĩnh vực này vẫn lỗ 21 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi tận 84,5 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác của Vietcombank cũng giảm tới 63% trong quý II/2020 với 285 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt 1.325 tỷ dồng, giảm 34,5% so với cùng kỳ.
Trong quý II/2020 ngân hàng này chi chi phí hoạt động là 3.118 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ.
Cũng trong quý 2/2020, Vietcombank chỉ trích 1.856 tỷ cho chi phí dự phòng rủi ro, chỉ tăng 2,5% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, nhờ tiết kiệm chi phí hoạt động, chi phí trích lập dự phòng chỉ tăng nhẹ khiến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng quý II/2020 vẫn đạt 5.759 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Dù vậy, lũy kế 6 tháng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vẫn giảm 2,8%, chỉ còn 10.981 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 6, nợ xấu của ngân hàng Vietcombank là 6.433 tỷ đồng, tăng 630 tỷ so với đầu năm |
Tính đến cuối tháng 6, nợ xấu của ngân hàng Vietcombank là 6.433 tỷ đồng, tăng 630 tỷ so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,79% lên 0,83%. Trong đó, tỷ lệ nợ đáng chú ý (nợ nhóm 2) tăng gấp 3 lần so với đầu năm. Đây là con số rất đáng cảnh báo.
Hiện nợ nhóm 2 của Vietcombank đã chiếm tới 1% tổng dư nợ. Đồng thời, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) và nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng khá mạnh, lần lượt tăng 58% và 56% lên 1.086 tỷ đồng và 919 tỷ đồng. Riêng nợ có khả năng mất vốn của Vietcombank tính đến tháng 6/2020 là 4.428 tỷ đồng. Trước đó, nhóm nợ này ghi nhận vào thời điểm 31/12/2019 là 4.529 tỷ đồng.