Đồng Nai: Tổ chức Ngày Hội bảo vệ chim yến
Thông tin doanh nghiệp 02/11/2020 14:12
Ông Lê Thành Đại, UV BCH Hiệp hội Yến Sào Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. |
Ngày hội cũng chính là dịp để Hiệp hội Yến Sào Việt Nam phổ biến, tuyên truyền, phối hợp hành động giữa các cơ quan chính quyền địa phương, giới truyền thông, các doanh nghiệp trong ngành, các chủ nhà yến để cùng chung tay ngăn chặn, xử lý kịp thời vấn nạn bẫy bắt chim yến để giết lấy thịt, phóng sanh xảy ra ngày càng nhiều tại Đồng Nai cũng như các địa phương khác, gây bức xúc trong cộng đồng người nuôi yến, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho các chủ nhà nuôi chim yến.
Với thông điệp của Hiệp hội Yến Sào Việt Nam: “Bảo vệ cuộc sống của chim yến cũng là bảo vệ nguồn lợi kinh tế của đất nước”. Ngày hội còn là nhịp cầu nối gắn kết các doanh nghiệp trong ngành yến, các chủ nhà yến, các công ty cung cấp thiết bị ngành yến trong việc thống nhất tư tưởng, triển khai hành động với các biện pháp tích cực, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng, chính quyền và người nuôi yến thực hiện các công tác ngăn chặn bẫy bắt…
Dịp này, Ban tổ chức vận động, kêu gọi ủng hộ trực tiếp từ các Mạnh Thường Quân, các chủ nhà yến thông qua đấu giá các bức tranh để gây “Quỹ bảo vệ chim yến” nhằm tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động cho công tác này.
Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các tỉnh vào năm 2019, cả nước có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến với tổng số gần 9000 nhà yến; nhiều nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tiếp đến là Đông Nam bộ; Duyên hải miền Trung; một số nhà yến cũng đã xuất hiện tại Bắc Trung bộ; Tây Nguyên; Đồng bằng Sông Hồng
Ngày 22/07/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT (Thông tư 35) quy định tạm thời quản lý nuôi chim yến; là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên liên quan đến những quy định về quản lý hoạt động nuôi chim yến. Ngay sau khi Thông tư này có hiệu lực, những khó khăn, vướng mắc trước đây trong quản lý lĩnh vực nuôi chim yến dần được tháo gỡ.
Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, Thông tư 35 đã trở thành công cụ hữu hiệu đánh giá điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, bảo quản tổ yến (trước đây chưa có). Thống kê được số lượng nhà yến, kiểm tra đánh giá vệ sinh thú y các nhà nuôi yến góp phần kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động nuôi chim yến, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm góp phần đẩy lùi sản phẩm yến giả, kém chất lượng trên thị trường.
Tọa đàm chủ đề “Bảo vệ và biện pháp giải cứu” chim yến |
Hơn 200 doanh nghiệp ngành yến, chủ nhà yến ở khu vực Đồng Nai và các tỉnh về tham dự Hội thảo |
Đấu giá bức tranh chim yến gây Quỹ bảo vệ chim yến. |
Các doanh nghiệp ngành yến, chủ nhà yến nhận Kỷ niệm chương của Ban tổ chức. |
Các doanh nghiệp ngành yến, chủ nhà yến nhận Kỷ niệm chương của Ban tổ chức. |
Theo Hiệp hội Yến Sào Việt Nam: Chim yến thuộc nhóm IIB trong Danh mục thực vậy rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã quy định (tại khoản 1 Điều 234 BLHS 2015), phạt tiền từ 50 đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu săn bắt, nuôi, nhốt, chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn, bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.