Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Doanh nhân Trần Khắc Tâm có nhiều ý kiến quan trọng tại kỳ họp HĐND tỉnh Sóc Trăng

Tại kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh Sóc Trăng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, diễn ra vào cuối tháng 2/2022, ở Hội trường Tỉnh ủy Sóc Trăng; là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Trần Liên Hưng và là đại biểu HĐND tỉnh này, ngoài việc tham gia biểu quyết đồng ý thông qua 21 dự thảo nghị quyết liên quan đến kinh tế – xã hội, đầu tư công và công tác cán bộ, doanh nhân Trần Khắc Tâm còn đóng góp nhiều ý kiến khi thảo luận về các tờ trình, nghị quyết.
Doanh nhân Trần Khắc Tâm có nhiều ý kiến quan trọng tại kỳ họp HĐND tỉnh Sóc Trăng

Doanh nhân Trần Khắc Tâm phát biểu tại kỳ họp HĐND tỉnh Sóc Trăng.

Trong đó, ông Trần Khắc Tâm và nhiều đại biểu quan tâm đến khu vực không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến bởi dự thảo nghị quyết được ban hành đến lần thứ 9.

Theo quyết nghị, khu vực không được phép chăn nuôi là các phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã và thành phố trong toàn tỉnh Sóc Trăng. Khu dân cư hiện hữu, khu dân cư theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt cũng là nơi không được chăn nuôi. Vùng nuôi chim yến là vùng nằm ngoài khu vực không được phép chăn nuôi như quy định ở trên.

Đối với những tổ chức, cá nhân đã xây dựng chuồng, trại để chăn nuôi trước ngày nghị quyết có hiệu lực, cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng cho thời gian di dời ra khỏi khu vực cấm trước ngày 1/1/2025. Đối với nhà nuôi chim yến hoạt động trước ngày nghị quyết có hiệu lực thì được phép tồn tại nhưng phải giữ nguyên hiện trạng, không được cơi nới và không sử dụng loa phóng, phát âm thanh.

Bổ sung cụm từ cần thiết vào Nghị quyết liên quan đến nuôi chim yến

Trước khi dự thảo này được thông qua, đại biểu Trần Khắc Tâm đã đóng góp ý kiến về tính rõ ràng của văn bản để người dân không bị nhầm lẫn giữa vùng chăn nuôi và vùng nuôi chim yến. Chủ tọa kỳ họp đã tiếp thu ý kiến của đại biểu để bổ sung cho phù hợp.

Theo ông Tâm, sự cần thiết phải xem xét và đưa vào quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới để cho người dân biết chỗ nào được xây nhà nuôi yến để dẫn dụ chim yến nhằm phát triển kinh tế cho gia đình của người dân. Khi chúng ta đã thống nhất quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thì không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc nhận biết là vùng nào, khu vực nào đã quy hoạch cho phép xây nhà yến để dẫn dụ chim yến và vùng nào, khu vực nào không cho phép xây nhà yến để dẫn dụ chim yến. Đồng thời, còn tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền ở địa phương (là UBND cấp xã) và các cơ quan chuyên môn có liên quan đến ngành chăn nuôi được thuận lợi trong quá trình quản lý trong lĩnh vực này trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Ông Tâm chỉ ra rằng tại điểm a, khoản 1 Điều 25 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, đã quy định vùng nuôi chim yến là do UBND tỉnh trình HĐND cấp tỉnh quyết định. Do vậy, HĐND tỉnh Sóc Trăng đưa ra để thảo luận, xem xét để quyết định ban hành Nghị quyết quy định về vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là sự cần thiết phải thực hiện.

Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng và thực hiện quy định của Nghị quyết, ông Tâm cho rằng cần phải quy định một cách cụ thể và rõ ràng hơn trong nội dung của Nghị quyết, để trong quá trình áp dụng và thực hiện được thống nhất. Cụ thể, tại điểm a, khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết, theo tôi cần bỗ sung cho rõ thêm, như sau: Điểm a: “Các tổ chức, cá nhân có cơ sở chăn nuôi đã xây dựng và hoạt động trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, thuộc khu vực không được phép chăn nuôi quy định tại Điều 2 Nghị quyết này, trong thời hạn kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 1/1/2025, phải di dời đến địa điểm chăn nuôi phù hợp hoặc ngừng hoạt động chăn nuôi, trừ Vùng nuôi chim yến quy định tại khoản 2 Điều này”.

Doanh nhân Trần Khắc Tâm có nhiều ý kiến quan trọng tại kỳ họp HĐND tỉnh Sóc Trăng

Nhà nuôi chim yến tại TP Sóc Trăng được tồn tại nếu xây dựng trước ngày nghị quyết có hiệu lực.

“Việc tôi góp ý ở trên tức là tại “điểm a, khoản 1 Điều 4” của Nghị quyết mà HĐND tỉnh Sóc Trăng ban hành nên bổ sung thêm cụm từ “trừ vùng nuôi chim yến quy định tại khoản 2 Điều này” để không gây nhầm lẫn giữa quy định về “chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi” với quy định về “vùng nuôi chim yến”. Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện Nghị quyết, tôi đề nghị cần phải bổ sung “cụm từ” như tôi đã nêu trên vào “điểm a, khoản 1 Điều 4” của Nghị quyết này để cho cụ thể và đầy đủ hơn. Việc này đã được chủ tọa kỳ họp đồng ý”, ông Tâm nói.

Tìm hướng tháo gỡ kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế – xã hội

Ngoài tờ trình liên quan đến vùng nuôi chim yến, đại biểu Trần Khắc Tâm còn góp ý tờ trình 21/TTr-UBND ngày 23/2/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 sang năm 2022. Theo ông Tâm, bên cạnh một số nguồn, chúng ta giải ngân đạt cao, vẫn còn một số nguồn giải ngân chậm. Cụ thể: Nguồn vốn xổ số kiến thiết thu vượt dự toán năm 2020 (không bao gồm vốn bố trí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), mới giải ngân được 18,7% kế hoạch. Tương tự, nguồn vốn xổ số kiến thiết thu vượt dự toán năm 2019, cũng mới đạt 40,25% và nguồn thu tăng ngân sách tỉnh năm 2020 từ kết dư năm 2019 cũng đạt 71,25%…

Do kết quả giải ngân chậm, chúng ta phải điều chỉnh kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 sang năm 2022 các nguồn vốn ngân sách địa phương.

Theo đó, tổng vốn kế hoạch năm 2021 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2022 là gần 405 tỷ đồng. Trong đó, nguồn cân đối ngân sách địa phương và thu tiền sử dụng đất là 69 tỉ đồng (làm chẳn); nguồn xổ số kiến thiết là gần 55 tỷ đồng; nguồn xổ số kiến thiết thu vượt dự toán năm 2020 là trên 79 tỷ đồng…

Theo nội dung tờ trình thì có nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến tiến độ giải ngân vốn chậm.

Qua theo dõi nhiều năm, ông Tâm thấy rằng một trong những nguyên nhân mà lúc nào chúng ta cũng nêu ra. Đó là năm nào cũng nhắc lại do giải phóng mặt bằng khó khăn, vướng mắc. Trong đó phổ biến nhất là tình trạng khiếu nại về giá bồi thường, người dân không đồng ý nhận tiền và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư và đơn vị thi công.

“Ông bà xưa có câu rằng: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Trước khi trách người dân, tôi nghĩ, chúng ta cần xem lại khâu giải phóng mặt bằng các dự án, công trình của mình có thực hiện minh bạch, công khai chưa? Có thực hiện đúng các trình tự, thủ tục theo quy định hay không? Đặc biệt, khi xuất hiện ý kiến trái chiều, khiếu nại, chúng ta có làm tốt công tác dân vận chưa, có giải thích, tuyên truyền đủ lâu, đủ kiên nhẫn chưa? Tôi nghĩ, nếu làm tốt công tác này, chắc chắn sẽ nhận được sự đồng thuận của người dân. Mà một khi dân đã đồng thuận rồi, dù khó cũng trở nên dễ dàng hơn”, ông Tâm chia sẻ tại nghị trường.

Ông Tâm còn đặt vấn đề về giải phóng mặt bằng, có địa phương, đơn vị thực hiện tốt. Tôi đề nghị chúng ta tổ chức học tập, rút kinh nghiệm để nhân rộng cách làm hay.

“Hiện Chính phủ thực hiện quy định nếu địa phương nào giải ngân vốn đầu tư công chậm, thì điều chuyển vốn này sang địa phương khác và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Tôi nghĩ tỉnh ta cũng nên vận dụng quy định này. Vì nếu không, cũng chẳng ai bị xử lý, kiểm điểm, gây lãng phí nhiều thứ, làm kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương và phúc lợi khác cho người dân”, vị đại biểu HĐND tỉnh nói.

Hàm Yên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng

Hơn 95 % khách hàng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã được cấp điện trở lại.
Chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Sáng 14/9/2024, Đảng bộ xã Thăng Long đã long trọng tổ chức lễ kỹ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã (Tháng 9/1945-9/2024). Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Lợi Đức, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện;, các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, đại biểu các ban xây dựng Đảng, các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện, lãnh đạo một số xã, thị trấn; cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể xã, các đồng chí lãnh đạo cấp huyện và địa phương qua các thời kỳ, các đảng viên tiêu biểu, doanh nghiệp và con em quê hương xã Thăng Long.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát huy tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát huy tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Ban Đại diện Hội NCT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành văn bản gửi Hội NCT các huyện, thị xã, thành phố, Hội NCT các phường, xã, thị trấn trong tỉnh về việc NCT chung tay, góp sức khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc

Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc

Ngày 14/9/2024, tại tỉnh Đồng Tháp sẽ diễn ra “Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc” do Bộ Nông nghiệp và Phát triienr nông thôn phối hợ với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức.

Tin khác

Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3

Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3
Từ ngày 10/9 đến nay, Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh) đã đón hơn 6.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có nhiều đoàn khách du lịch nước ngoài.

Hải Phòng: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống lũ, hộ đê

Hải Phòng: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống lũ, hộ đê
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa có ý kiến chỉ đạo yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBDN các quận, huyện tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống lũ, hộ đê.

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Trung tá hy sinh khi giúp dân khắc phục hậu quả bão số 3

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Trung tá hy sinh khi giúp dân khắc phục hậu quả bão số 3
Ngày 13/9, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Trung tá Quân nhân chuyên nghiệp Tăng Bá Hưng vì đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ giúp nhân dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Bình Định: Lòng nhân ái từ những món ăn “treo”

Bình Định: Lòng nhân ái từ những món ăn “treo”
Hiện ở TP. Quy Nhơn xuất hiện một hình thức làm từ thiện mới là “treo” những món ăn như bún, bánh cuốn, bánh mì, mục đích là để lại một phần thức ăn cho những người hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng được ấm lòng.

Đoàn công tác y tế tỉnh Bình Định lên đường hỗ trợ đồng bào miền Bắc

Đoàn công tác y tế tỉnh Bình Định lên đường hỗ trợ đồng bào miền Bắc
Sáng 13/9, Sở Y tế tỉnh Bình Định tổ chức Lễ xuất quân hỗ trợ y tế sau bão Yagi - Chung tay vì sức khỏe cộng đồng, nhằm kịp thời hỗ trợ người dân các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả nặng nề do cơn bão số 3 gây ra.

TP. Hồ Chí Minh: Các nghệ sĩ dâng hương Tổ Nghiệp Sân khấu lần thứ 14

TP. Hồ Chí Minh: Các nghệ sĩ dâng hương Tổ Nghiệp Sân khấu lần thứ 14
Ngày 13/9, Nhà hát Bến Thành và Trung tâm Văn hoá Quận 1 tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ XV năm 2024 và Lễ giỗ Tổ sân khấu dân tộc (ngày 12/8 Giáp Thìn), với sự tham gia của nhiều thế hệ nghệ sĩ, ca sỹ và các câu lạc bộ đội nhóm trực thuộc Trung tâm Văn hoá quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Hải Phòng: Thiếu tá quân đội hy sinh khi hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Thiếu tá quân đội hy sinh khi hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
Trong khi đang hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng, đường dây bị đứt rò rỉ điện đã khiến thiếu tá Tăng Bá Hưng bị điện giật.

Hải Phòng: Khẩn trương ổn định cuộc sống cho người dân, khôi phục sản xuất kinh doanh

Hải Phòng: Khẩn trương ổn định cuộc sống cho người dân, khôi phục sản xuất kinh doanh
Người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng đang khẩn trương tập trung ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Hải Phòng: Ngừng sử dụng 41 Chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D

Hải Phòng: Ngừng sử dụng 41 Chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng vừa chủ trì kiểm tra thực địa, họp nghe báo cáo về quỹ nhà trống chưa sử dụng tại các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn thành phố để phục vụ bố trí tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Khẩn trương khắc phục thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Khẩn trương khắc phục thiệt hại nặng nề do mưa lũ
Do chịu ảnh hưởng cơn bão số 3, từ ngày 7/9 đến ngày 11/9, tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã có mưa vừa đến mưa to, nhiều nơi có mưa rất to đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

UBND tỉnh Hậu Giang phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

UBND tỉnh Hậu Giang phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Ngày 11/9, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035

Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035, với tính chất là đô thị cửa ngõ phía Bắc, hạt nhân thúc đẩy sự phát triển phía Bắc tỉnh Bình Định.

Bình Định hướng về đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Bình Định hướng về đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
Đến 16 giờ ngày 11/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định đã nhận được 12 tỷ đồng từ sự ủng hộ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Quảng Ngãi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Quảng Ngãi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
Ngày 11/9, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi quyết định trích từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh 10 tỷ đồng để hỗ trợ các tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hại nặng do bão số 3 gây ra.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định làm việc với Đoàn công tác Bộ Tài chính Lào

Lãnh đạo tỉnh Bình Định làm việc với Đoàn công tác Bộ Tài chính Lào
Ngày 10/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành đã tiếp Đoàn công tác của Bộ Tài chính Lào do Cục trưởng Cục Quản lý công sản Phútthasin Hươngthavông làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Bình Định.
Xem thêm
Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học

20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc(Nghệ An), nhiều năm qua với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt
Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Ngày 10/9, tại TP Quy Nhơn, Hội Cựu giáo chức (CGC) phường Quang Trung, TP Quy Nhơn tổ chức Đại hội Hội CGC phường Quang Trung lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, tro
Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa,

Tin đọc nhiều

Phiên bản di động