Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Đảm bảo quản lý giá trang thiết bị y tế, giá test COVID-19 'thực thanh, thực chi'

Tiếp tục Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 10/11, Quốc hội bắt đầu tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đang từng bước minh bạch việc cung ứng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế; đồng thời khẳng định đảm bảo quản lý gia trang thiết bị y tế, giá test COVID-19 theo phương thức "thực thanh, thực chi".

Đánh giá mức độ dịch và triển khai giải pháp phù hợp

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội về giải pháp triển khai hiệu quả và tổ chức thực hiện đồng bộ trên quy mô toàn quốc Nghị quyết 128/NQ-CP, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, đại dịch COVID-19 là đại dịch chưa có trong tiền lệ. Rất nhiều quốc gia phải điều chỉnh chính sách theo từng giai đoạn, từng thời gian và tùy thuộc vào diễn biến tình hình dịch. Cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết tất cả đều chuyển sang trạng thái thích ứng , chung sống an toàn với dịch COVID-19. Thực tế trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tham khảo các ý kiến của các tổ chức quốc tế và kinh nghiệm các nước; dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả đối với dịch COVID-19 được ban hành.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Nghị quyết đánh giá tốc độ dựa trên tình hình dịch, tiến độ tiêm chủng và năng lực y tế của từng địa phương. Các địa phương có trách nhiệm đánh giá tình hình dịch trên địa bàn, từ đó đưa ra những giải pháp áp dụng một cách phù hợp với tình hình thực tiễn. Thực tế trong thời gian qua, các địa phương cũng đã đánh giá được cấp độ dịch trên từng địa bàn với quy mô tuyến xã và nhỏ nhất có thể.

Giải pháp hiện nay có thể triển khai tổ chức thực hiện trong Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế cũng nêu. Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, các địa phương đánh giá cấp độ dịch, từ đó triển khai áp dụng các biện pháp. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp triển khai phụ thuộc hoàn toàn vào từng cấp độ dịch. "Nghị quyết 128/NQ-CP đã quy định rất rõ, vì vậy, các địa phương cần phải tuân thủ theo", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý.

Chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả với dịch COVID-19, việc chuẩn bị các cơ sở vật chất, đặc biệt lĩnh vực y tế rất quan trọng. Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT đã nêu rất rõ, các địa phương phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, đặc biệt hệ thống y tế (hạ tầng, y tế cơ sở, thành lập trung tâm hồi sức cấp cứu...). Bên cạnh đó, chúng ta phải chủ động triển khai hiệu quả tất cả các biện pháp về phòng, chống dịch.

Hiện nay có một số địa bàn, một số nơi, có tình trạng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác đối với tình hình dịch. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chuyên môn y tế đã chỉ đạo không được lơ là chủ quan, mất cảnh giác và liên tục phải triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Căn cứ vào diễn biến tình hình dịch tại từng địa phương cũng như quy mô dân số, mức độ mắc, vấn đề giao lưu đi lại, tình hình khu công nghiệp... nhiều địa phương triển khai những biện pháp khác nhau. Sau khi Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ra đời, cơ bản trên toàn quốc đã áp dụng một cách đồng bộ.

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc cách ly F1 tại nhà, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT đã hướng dẫn việc xét nghiệm, cách ly y tế đối với những trường hợp đi từ vùng dịch trở về, đối với cấp độ 3, cấp độ 4 được phân ra làm nhiều quy định. Đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, chỉ cần theo dõi y tế ở nhà 7 ngày, đối với những người đã khỏi bệnh cũng tương tự. Người đã tiêm 1 mũi vaccine, cách ly y tế tại nhà 7 ngày. Đối với người chưa được tiêm vaccine, cách ly tại nhà 14 ngày.

"Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương và khuyến cáo của Bộ Y tế, tùy mức độ dịch bệnh, nhất là vấn đề về việc đảm bảo an toàn cho phòng, chống dịch đối với những khu vực có mật độ dân cư cao như khu chung cư hay khu vực có nhiều người dân sinh sống nhưng chưa tiêm phòng vaccine. Chúng ta cố gắng đảm bảo cách ly linh hoạt, đảm bảo tính an toàn. Đối với trường hợp này chúng tôi khuyến nghị áp dụng cụ thể, đối với những khu chung cư đông người, tỷ lệ tiêm chủng chưa cao, buộc phải áp dụng hình thức cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà", Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Từng bước minh bạch hóa việc cung ứng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế

Đối với câu hỏi của đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận) về giá trang thiết bị sinh phẩm - vấn đề mà dư luận và nhân dân quan tâm, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trước đây, vấn đề về trang thiết bị y tế và sinh phẩm chẩn đoán không thuộc lĩnh vực về quản lý mặt hàng theo Luật Giá. Trong khi đó, giá cả của các mặt hàng này cũng khác nhau, giữa các hãng khác nhau và khác nhau giữa các nước sản xuất. "Ngay với các trang thiết bị y tế và sinh phẩm khác nhau cũng có khác nhau qua các thời điểm. Có những thời kỳ, cung ít mà cầu rất nhiều, vì vậy giá thành cao hơn. Đầu năm 2020, giá khẩu trang, găng tay cũng tương tự. Hoặc trong thời điểm ban đầu, máy thở khan hiếm trên thị trường đã đẩy giá lên cao và tất cả các quốc gia đều có tình trạng tranh mua mặt hàng này. Thời gian qua, do nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường nên cũng đã hạ giá đối với các mặt hàng này", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long giải thích.

Triển khai rất quyết liệt các vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã từng bước minh bạch hóa việc cung ứng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế. Tháng 7/2020, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các công ty kinh doanh, sản xuất trang thiết bị y tế phải công khai, niêm yết giá trên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Hiện có 69.235 sản phẩm đã niêm yết giá và kết quả đấu thầu là 93.253 kết quả đã được niêm yết giá trên Cổng; từ đó, các đơn vị tham khảo xây dựng kế hoạch đấu thầu cũng như triển khai việc đấu thầu, cung ứng cho địa bàn.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã liên tục yêu cầu và đã có 2 văn bản đề nghị các doanh nghiệp chung tay phòng, chống dịch, tăng nguồn cung để cung ứng cho thị trường Việt Nam và hạ giá thành sản phẩm; đồng thời Bộ đã tăng cường cấp phép để tạo cạnh tranh giữa các đơn vị. "Trước đây, chúng ta có rất ít những mặt hàng được cấp phép. Sau khi các doanh nghiệp ở tất cả các nước trên thế giới đều tăng cường sản xuất, cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã thực hiện cấp phép cho 131 sản phẩm sinh phẩm chẩn đoán, trong đó 60 loại test nhanh, 43 test Realtime RT-PCR; 28 xét nghiệm kháng thể. Về tăng cường vận động tài trợ, hỗ trợ từ các nước, đến nay, chúng ta đã vận động tài trợ trên 50 triệu test. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài phần của Trung ương phân bổ, đã được các doanh nghiệp, cộng đồng hỗ trợ 14,4 triệu test. Về cơ bản, chúng ta sử dụng test của các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ. Các địa phương cũng tiến hành đấu thầu nhưng không nhiều", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.

Về giảm giá thành xét nghiệm, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ đã liên tục có những hướng dẫn về xét nghiệm mẫu gộp. Ngay từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Bắc Giang, Bộ Y tế đã tiến hành triển khai gộp mẫu, kể cả test nhanh (gộp 3, gộp 5); test Realtime RT-PCR đã gộp 10, thậm chí thành phố Đà Nẵng đã gộp 20. "Điều này được cho phép về mặt chuyên môn để giảm giá thành trong xét nghiệm. Đồng thời, Bộ liên tục có những điều chỉnh trong chiến lược về xét nghiệm, tùy từng thời điểm, tùy từng mức độ có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, trên quan điểm, phòng, chống dịch hiệu quả nhưng phải tiết kiệm".

Trước ngày 1/7/2021, lượng test nhanh được sử dụng không nhiều nhưng sau đó, Bộ Y tế đã "tiên lượng thị trường sẽ sôi động hơn", tức là việc sử dụng test nhanh sẽ nhiều hơn. Lập tức, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đối với tất cả các đơn vị thuộc bộ, tất cả các địa phương phải thực hiện theo phương thức "thực thanh, thực chi". Trong trường hợp người dân tự nguyện xét nghiệm thu phí, chỉ được phép thu theo đúng giá đầu vào. Tuy nhiên có hiện tượng chênh lệch giá giữa các đơn vị, các cơ sở tư nhân... "Do quá bận trong công tác phòng, chống dịch, cho nên đến tận tháng 9/2021, Bộ Y tế yêu cầu phải thực hiện theo đúng chỉ đạo "tự thanh tự chi", giá test chỉ được thu theo đúng giá đầu vào, tức giá đấu thầu. Bộ Y tế yêu cầu đối với các địa phương phải nghiêm khắc nhắc nhở và chấn chỉnh việc này", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, trong tháng 5, khi dịch xảy ra ở Bắc Giang - tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế đã có 2 công điện, nhắc tất cả các cơ sở y tế không được phép thu tiền của người bệnh trong xét nghiệm COVID-19. Đối với các trường hợp có bảo hiểm y tế, được thanh toán bảo hiểm y tế và có những trường hợp không có bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước chi trả. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục có những văn bản nhắc nhở đối với các địa phương trong việc thực hiện theo đúng các quy định về mặt pháp luật, đảm bảo không có lợi ích nhóm, không được tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt và đã đưa vấn đề về đấu thầu mua sắm trang thiết bị và sinh phẩm y tế vào chương trình thanh tra năm 2022.

Để đảm bảo nguồn cung và giảm giá thành sản phẩm, Bộ Y tế đã thúc đẩy sản xuất trong nước. Hiện nay, cả nước có 8 đơn vị sản xuất trong nước cung cấp test nhanh và test Realtime RT-PRC, tets kháng thể. Năng lực sản xuất cũng như khả năng cung ứng cơ bản đáp ứng đầy đủ. Bộ Y tế thúc đẩy vấn đề nghiên cứu sản xuất những phương pháp chẩn đoán mới, ví dụ như chẩn đoán qua hơi thở, nước bọt để làm giảm giá thành và tăng tính tiện ích đối với người dân.

Ngày 8/11, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế, đã thay đổi cơ bản vấn đề về quản lý trang thiết bị y tế. Nghị định làm minh bạch toàn bộ trong quá trình quản lý, công khai, minh bạch; chuyển từ phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm; phương thức quản lý phù hợp với quốc tế. Đặc biệt, vấn đề về quản lý giá và trang thiết bị cũng như sinh phẩm chẩn đoán chính thức được đưa vào mặt hàng được quản lý giá. Bộ Y tế đang làm việc chặt chẽ đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bình ổn giá trong trường hợp cần thiết đối với mặt hàng này. Cùng ngày, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư 16/2021/TT-BYT về giá xét nghiệm. Nếu đơn vị y tế đấu thầu với giá sinh phẩm thấp hơn, chỉ được thu giá thấp hơn. "Bộ Y tế đang tiến hành đảm bảo vấn đề về quản lý giá đối với trang thiết bị y tế", Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Làm rõ thêm vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là một trong 4 quốc gia đã phân lập thành công và có giải trình tự gen virus SARS-C0V-2; từ đó đã quan tâm đầu tư, chỉ đạo rất quyết liệt trong vấn đề đầu tư sản xuất đối với sinh phẩm; sau đó hỗ trợ các đơn vị trong nước sản xuất test nhanh, test Realtime RT-PCR, kháng thể... "Chúng ta cố gắng chủ động được nguồn cung ứng test nhanh", Bộ trưởng Bộ Y tế nêu.

Phải tiêm phủ tất cả mũi 1 mới tiến hành tiêm mũi 3

Thành viên Chính phủ và đại biểu Quốc hội dự phiên chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thành viên Chính phủ và đại biểu Quốc hội dự phiên chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về việc phân bổ vaccine cho các địa phương trên cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế phân bổ vaccine dựa trên Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ, trong đó, có địa bàn ưu tiên trọng điểm và đối tượng ưu tiên. Bộ Y tế tập trung phân bổ cho các tỉnh, thành phố có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; những địa phương có nguy cơ rất cao, đông khu công nghiệp, là đầu tàu kinh tế, đầu mối giao thông, mật độ dân cư đông. Nghị quyết 21/NQ-CP quy định cụ thể về các đối tượng ưu tiên sử dụng vaccine. Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, Bộ Y tế cũng đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương phân bổ vaccine.

Về chiến lược tiêm chủng, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh việc triển khai bài bản, từng cấp độ, tập trung cho những đối tượng ưu tiên; tiếp đó là đối tượng người cao tuổi. Nghị quyết 128/NQ-CP quy định rất rõ, trong tháng 10, các địa phương phải tiêm phủ cho đối tượng trên 65 tuổi, đến tháng 11 phải tiêm phủ đối tượng trên 50 tuổi. Đây là đối tượng có nhiều rủi ro nhất.

Bên cạnh đó, một số địa phương đã bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Trong 2 tuần đầu của tháng 11, Bộ Y tế triển khai một số địa bàn trọng điểm và trong tháng 11, triển khai tiêm cho trẻ em trên địa bàn toàn quốc trên nguyên tắc "tuổi cao tiêm trước, tuổi thấp tiêm sau".

Liên quan đến câu hỏi tiêm vaccine mũi 3, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu, hiện nay Bộ Y tế mới lập kế hoạch tiêm mũi 3 và chưa triển khai. Dự kiến triển khai tiêm vào cuối tháng cuối tháng 12/2021. Quan điểm lớn nhất, chúng ta phải tiêm phủ rất nhanh mũi 1 cho tất cả các địa phương và trong 2 tuần đầu tháng 11, Bộ Y tế sẽ tiêm phủ tất cả mũi 1 cho tất cả các địa phương, sau đó tiêm trả mũi 2, khi đó mới tiêm mũi 3. Mũi 3 sẽ tiêm cho các đối tượng ưu tiên khác như người cao tuổi, người có bệnh nền.

Về vấn đề về tách bạch giữa quản lý kinh tế với chuyên môn đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong các quy định cũng như vấn đề bổ nhiệm đối với cán bộ trong quản lý đối với các bệnh viện, trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi. Đối với các bệnh viện, Bộ Y tế đề nghị có một người quản lý kinh tế, phải có chuyên ngành về kinh tế, tài chính, có thể là kế toán. Trong thời gian qua, một số các đơn vị cũng đã triển khai vấn đề này.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp), Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian tới, vấn đề về quản lý ngành được minh bạch hơn, rõ ràng hơn và nhất là đối với vấn đề quản lý tài chính với các cơ sở y tế công lập.

Theo TTXVN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 19/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo để thông báo về Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng với triển lãm điện, năng lượng và tự động hóa Việt Nam 2024, dự kiến diễn ra vào ngày 26/9/2024.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
Những chuyển động mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng

Những chuyển động mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng

Ngày 18/9, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với nhiều điểm đổi mới đặc biệt.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.

Tuyên bố chung Việt Nam - Lào

Tuyên bố chung Việt Nam - Lào
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 13/9/2024. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra "Tuyên bố chung Việt Nam - Lào".

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau
Sáng 12/9, HĐND tỉnh An Giang khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp thứ 21, để xem xét, quyết định tờ trình về việc đề nghị bầu bổ sung Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thủ tướng: Chậm nhất 31/12 tới phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ

Thủ tướng: Chậm nhất 31/12 tới phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ
Chiều 12/9, ngay sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.

Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh

Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh
Vào hồi 18 giờ ngày 11/9/2024, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Vĩnh Phúc ban hành văn bản số: 17/L-PCTT về xả tràn hồ nước Thanh Lanh.

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3
Chiều 11/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã tổ chức Lễ Phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hoài Anh, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí trong Bộ CHQS tỉnh ủng hộ trực tiếp.

Nhiều bài học về chính sách cho NCT

Nhiều bài học về chính sách cho NCT
Được sự đồng ý của Ban Đối ngoại Trung ương, Hội NCT Việt Nam cử Đoàn công tác nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về chăm sóc, bảo vệ, phát huy vai trò NCT tại Cộng hòa Liên bang Đức, từ ngày 8 đến 15/9/2024. Đoàn do TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội làm Trưởng đoàn; tham gia đoàn có lãnh đạo, chuyên viên Ban Đối ngoại, Ban Chăm sóc NCT, Ban Phát huy vai trò NCT.

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Ngày 10/9, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tại lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 3, TP Hà Nội đã trao tặng 61 tỉ đồng, cùng Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ. Trước đó, ngày 9/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng quyết định trích 51 tỉ đồng từ Quỹ Cứu trợ của thành phố hỗ trợ 11 tỉnh, thành phố bị thiệt hại khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Tổng số tiền TP Hà Nội ủng hộ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 lên đến 112 tỉ đồng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Chiều 10/9, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.

Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết
Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối trực tuyến với một số điểm cầu tại các tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
Ngay sau Lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Trong nỗ lực chung tay hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, tỉnh Bình Dương đã quyết định trích 10 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ để ủng hộ 10 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Tập trung ứng phó lũ sau cơn bão số 3

Tập trung ứng phó lũ sau cơn bão số 3
Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì vừa gửi công điện hỏa tốc số 08 ngày 10/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ trên các sông. Công điện gửi Trưởng các Phòng, Ban, cơ quan, đơn vị trên địa bàn và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, yêu cầu Trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lí; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông biết để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn.

Đồng chí Bùi Huy Vĩnh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Đồng chí Bùi Huy Vĩnh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
Sáng 10/9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc bầu đồng chí Bùi Huy Vĩnh, Ủy viên Thường trực Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.

Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ sau sự cố sập cầu Phong Châu

Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ sau sự cố sập  cầu  Phong  Châu
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ đã bị sập 2 nhịp cầu vào ngày 9/9/2024
Xem thêm
Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo để thông báo về Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030
Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Từ ngày 11 đến 13/9, tại tỉnh Bali, Cộng hòa Indonesia đã diễn ra Hội nghị Khu vực Châu Á Thái Bình Dương về Già hóa dân số, thu hút hơn 400 đại biểu từ 38 quốc gia trong khu vực tham gia. Hội nghị được đồng tổ chức bởi Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia (BAPPENAS), Tổ chức HelpAge International (Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế - HAI) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).
Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Trong nỗ lực chung tay hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, tỉnh Bình Dương đã quyết định trích 10 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ để ủng hộ 10 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Phiên bản di động