Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Bài dự thi viết về về ông bà kính yêu lần thứ I năm 2024:

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.
Gia đình chúng con có nén tâm nhang thành kính tổ tiên việc cháu đích tôn:Trần Văn Hưng vừa đỗ cử nhân luật từ Anh quốc trở về nước và cháu Trần Văn Thịnh cũng đỗ Đại học Y Hà Nội. Xin phép ông bà cho chúng con làm mâm cơm cúng Tổ đường và mừng cho các cháu”.

Ông bà tôi vô cùng phấn khởi. Ông bảo bà chỉ đạo các cháu làm cỗ, còn ông mặc áo dài the khăn xếp, sắp xếp lại bàn thờ, chuẩn bị cho việc lễ Tổ thật trang nghiêm. Ông nói với mọi người: “Nhà ta nhờ phúc ấm Tổ đường phù hộ nên con cháu ngày càng giỏi giang, đỗ đạt làm rạng danh gia tộc, xứng danh con cháu cụ Lý, cụ Bá nhà ta”.

Khi buổi liên hoan đại gia đình vừa kết thúc, bác cả có ý kiến với ông bà và ba mẹ tôi rằng: Bác muốn về quê xin lại mảnh đất các cụ có ngôi nhà 5 gian sân gạch, có vườn cây trước nhà, lấy chỗ thờ tự và đi về chăm sóc phần mộ các cụ tổ tiên. Ý kiến của bác cả đột ngột và bất ngờ khiến ông bà cũng như ba mẹ tôi nói sao cho phải.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ nội tôi là người danh giá, từ xưa đã có nhà cao cửa rộng, ruộng lắm vườn nhiều, có cái ao to trước cửa làng hơn 3 sào Bắc Bộ. Từ năm 1961 vào hợp tác xã nông nghiệp, ao đó được công hữu và trả hoa màu bằng thóc mỗi vụ. Đến năm 1988, hợp tác xã bán thanh lí, hộ nào muốn chuộc lại phải nộp tiền vào mua lại, có hoá đơn là toàn quyền sở hữu. Năm 2019, thành phố đầu tư mở con đường cao tốc chạy qua rìa làng, thế là cả làng đều có mặt đường, sầm uất như phố thị. Cái ao nhà tôi dự án mở đường chạy qua gần hết, số tiền được đền bù tới gần 2 tỉ đồng.Từ đây giá đất ở và giá đất ruộng canh tác cứ tăng vùn vụt. Xưa kia vùng đất này thuộc vùng đồng “chiêm khê mùa thối”, chỉ cấy được một vụ.

Ông tôi là bộ đội nghỉ hưu đã gần chục năm; bà tôi là giáo viên cấp II cũng nghỉ hưu sau ông một năm. Cả hai ông bà sống chung với ba mẹ tôi. Ông bà tôi có 3 người con trai: Bác cả làm giám đốc Công ty thương mại xuất nhập khẩu, gia đình khá giả sống ở Hà Nội, vợ con của bác cả rất thành đạt. Bác hai đi bộ đội hi sinh ở chiến trường Campuchia năm 1978. Ba tôi là con út, khi 2 tuổi ba tôi bị sốt cao co giật, nên trí nhớ không được nhanh nhẹn, học hết cấp II đã nghỉ ở nhà làm ruộng và chăm sóc ông bà.

Cuộc sống gia đình tôi đang yên ấm bỗng bị xáo trộn, việc bác cả đòi xin lại mảnh đất có nhà thờ, ngôi nhà 5 gian lợp ngói ta, cửa bức bàn, ngôi nhà cổ duy nhất còn tồn tại ở làng cho đến ngày nay. Hiện tôi đang công tác trong quân đội, phục vụ tại ngũ nên chuyện đất đai cũng chẳng màng gì. Nhưng ba mẹ tôi cương quyết không đồng ý. Bởi khi xưa ông bà với bác cả và ba tôi đã làm giấy văn tự trao cho ba mẹ tôi quyền sử dụng nhà đất và phụng dưỡng ông bà cho tới lúc qua đời. Ý kiến ấy do chính bác cả đề xuất, và bác cả nói: “Việc giao cho ba mẹ tôi trông nom hương khói thờ cúng tổ tiên và chăm sóc cha mẹ già là phù hợp nhất”. Bác còn đi công chứng cho mỗi nhà một bản.

Từ ngày có con đường chạy qua làng, cuộc sống nông thôn quê tôi có nhiều biến động, việc sản xuất nông nghiệp rất thuận tiện cơ giới, các dự án doanh nghiệp mọc lên như nấm, buôn bán giao thương rất thuận lợi. Đất đai có giá bao nhiêu thì tình thân hạ xuống bấy nhiêu. Sự căng thẳng tình cảm giữa bác cả với ông bà và ba mẹ tôi lên tới đỉnh điểm: Gia đình bác cả nêu ra ý kiến xin lại mảnh đất nhà thờ chưa được mọi người chấp thuận, vì vậy gia đình bác cả tuyên bố sẽ từ bỏ quê hương và mọi người thân trong gia đình!

Bà tôi rơm rớm nước mắt không biết nói sao cho vừa ý hai con, ông tôi buồn phiền nghĩ nát cả óc, chỉ thấy ông thở dài ngao ngán! Ông nghĩ đi, nghĩ lại thấy bác cả nói cũng có lí, xưa nay việc thờ cúng ông bà tổ tiên phải là ngành trưởng mới hợp với đạo lí và phong thủy. Trong sâu thẳm lòng ông vẫn canh cánh nhớ tới câu tục ngữ: “Trưởng bại ông vải vong”. Nhưng khổ nỗi xưa kia chưa có con đường mới chạy qua làng thì nó đùn đẩy cho em để trốn tránh trách nhiệm. Giờ thì văn tự đã kí kết rồi… biết sao bây giờ?

Chuyện bác cả về quê đòi đất xôn xao cả làng. Ông tôi không ngờ tâm tính bác cả lại quay ngoắt như thế! Để gia đình yên ấm, nhiều đêm ông dùng lời hay, lẽ phải khuyên giải ba mẹ tôi để thấu hiểu nhiều hơn lòng dạ ông bà và ghi nhận tấm lòng hiếu thảo của ba mẹ tôi. Để vui lòng ông bà, ba mẹ tôi chấp thuận chia đất cho bác cả.

Khi chuyện chia đất ổn thỏa, ông gọi bác cả về tiếp quản phần đất có ngôi nhà cổ, đảm nhiệm việc thờ cúng tổ tiên mãi mãi. Ba mẹ tôi làm ngôi nhà mới ở phần đất ao còn lại trước cửa làng. Cảm động trước nghĩa cử của ba mẹ tôi, bác cả đã rút cuốn sổ tiết kiệm hơn 300 triệu đồng ủng hộ. Ông bà tôi còn chút vốn liếng riêng cũng trao tất cho ba mẹ tôi, vì là người có công chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ già tới hết đời.

Công việc gia đình giải quyết ổn thỏa, ông tôi lại tiếp tục tham gia công tác cựu chiến binh, sinh hoạt câu lạc bộ thơ của làng; bà tôi thì sinh hoạt câu lạc bộ dưỡng sinh người cao tuổi. Không khí gia đình tôi đã vui vẻ như xưa, lại đầy ắp tiếng nói, tiếng cười của bà con làng xóm đến thăm hỏi chúc mừng cho gia đình ông bà tôi và các cháu, nhân ngày ông bà tổ chức đám cưới Bạc, kỉ niệm 50 năm ngày cưới của ông bà.

Nguyễn Tiến Đức

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.
Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.
Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Tin khác

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà
Bà ngoại tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Trung du, trong một gia đình nông dân xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình đông anh em nên từ nhỏ hằng ngày bà đã phải đi chăn trâu cắt cỏ giúp các việc trong nhà; khi lớn lên bà tham gia sản xuất cùng với bà con.

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông
Ông nội tôi tên là Trần Văn Ngần, sinh năm 1930, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; trong làng vẫn quen gọi ông tôi là ông giáo Ngần.

Những kỉ niệm đẹp về ông nội

Những kỉ niệm đẹp về ông nội
“Yến ơi! Yến! Dậy đi bốn rưỡi rồi” - Tôi giật mình tỉnh dậy. Đó là tiếng gọi của ông nội tôi. Tôi lại nằm mơ về thời đi học cấp III được ông gọi dậy đi học hằng ngày.
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Tìm thấy thi thể nam sinh lớp 8 mất tích khi bơi ra biển cứu bạn ở Quảng Nam

Tìm thấy thi thể nam sinh lớp 8 mất tích khi bơi ra biển cứu bạn ở Quảng Nam

Theo Công an xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho biết, lực lượng cứu hộ và người dân địa phương đã tìm được thi thể học sinh mất tích trong lúc bơi ra biển cứu bạn.
Bếp ăn nghĩa tình

Bếp ăn nghĩa tình

Đều đặn vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hằng tháng “Bếp ăn nghĩa tình” của phường 2, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp luôn đỏ lửa phục vụ hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, người bán vé số, giúp họ vơi bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống...
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Miền Bắc trời chuyển mưa lớn từ chiều tối nay

Miền Bắc trời chuyển mưa lớn từ chiều tối nay

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (14/5), ở khu vực Bắc bộ cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 19h ngày 14/5 đến 3h ngày 15/5 có nơi trên 30mm như: Ma Ký (Lai Châu) 30.8mm, Đàm Thủy (Cao Bằng) 31.6mm, Quảng Lâm (Quảng Ninh) 56.4mm,…
Nguyên nhân vụ sạt lở khiến 3 trẻ nhỏ tử vong tại Ba Vì

Nguyên nhân vụ sạt lở khiến 3 trẻ nhỏ tử vong tại Ba Vì

Khoảng 22h20 đêm 12/5, trên địa bàn khu vực thôn 6 xã Ba Trại, huyện Ba Vì xảy ra sạt lở tại nhà dân do mưa lớn làm 3 người thiệt mạng.
Lời chúc ngày của Mẹ năm 2024 hay và ý nghĩa nhất

Lời chúc ngày của Mẹ năm 2024 hay và ý nghĩa nhất

Ngày của Mẹ năm 2024 rơi vào Chủ nhật, ngày 12/5. Những lời chúc ngày của Mẹ hay và ý nghĩa nhất sẽ là món quà tinh thần tuyệt vời gửi tặng mẹ kính yêu.
Phiên bản di động