Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Ngày Thế giới phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (15/11): Hơi thở là cuộc sống - Hành động sớm hơn

Phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh nguy hiểm, được coi là “sát thủ vô hình” vì diễn biến âm thầm, tiến triển nặng dần và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh khá cao ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

COPD là bệnh lý được đặc trưng bởi sự hạn chế luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Với đặc điểm là bệnh mạn tính, tiến triển nặng dần với nhiều biến chứng sẽ làm cho người bệnh suy giảm chức năng phổi, hạn chế hoạt động thể lực, suy giảm chất lượng cuộc sống, tàn phế và có thể tử vong.

Chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD năm 2023 là “Hơi thở là cuộc sống - Hành động sớm hơn" nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của chăm sóc, chẩn đoán và can thiệp sớm các bệnh lý ở phổi.

Giữ cho lá phổi khỏe mạnh là một phần không thể thiếu cho sức khỏe trong tương lai và điều quan trọng hơn bao giờ hết là phải hành động sớm. Hiện nay, có nhiều yếu tố khác ngoài việc hút thuốc lá có thể góp phần gây nên COPD. Đây là bệnh có thể phát sinh sớm và ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi.

Ngày Thế giới phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (15/11): Hơi thở là cuộc sống - Hành động sớm hơn

Chiến dịch này sẽ tập trung vào việc nêu bật tầm quan trọng của việc hành động sớm để bảo vệ sức khỏe phổi. Điều này có thể bao gồm ngăn ngừa sớm các yếu tố nguy cơ, theo dõi sức khỏe phổi từ khi sinh ra, chẩn đoán COPD ở trạng thái tiền ung thư và điều trị kịp thời. COPD phát triển dần dần theo thời gian, thường do sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ:

- Tiếp xúc với khói thuốc lá.

- Tiếp xúc nghề nghiệp với bụi, khói hoặc hóa chất.

- Ô nhiễm không khí trong nhà: Nhiên liệu sinh khói (gỗ, phân động vật, phế phẩm thực vật) hoặc than thường được sử dụng để nấu ăn và sưởi ấm.

- Các sự kiện đầu đời ngăn cản sự phát triển tối đa của phổi như thai chậm tăng trưởng trong tử cung, sinh non và nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên hoặc nghiêm trọng.

- Hen suyễn ở trẻ em.

- Di truyền (thiếu hụt alpha-1 antitrypsin có thể gây ra bệnh COPD khi còn trẻ).

Các dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ban đầu có thể bao gồm:

– Cảm thấy khó thở, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất.

– Thở khò khè.

– Tức ngực.

– Ho có đờm kéo dài.

– Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên.

– Thiếu năng lượng.

– Sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân hoặc chân.

– Sốt nhẹ và cảm giác ớn lạnh.

Những người mắc bệnh cũng có khả năng trải qua các đợt cấp trong đó các biểu hiện trên có thể trở nên tồi tệ hơn so với sự thay đổi thông thường hàng ngày và kéo dài ít nhất vài ngày. Trong những trường hợp nặng có thể phải nhập viện, điều trị kháng sinh, thở máy, corticoid…chức năng hô hấp giảm sút, thời gian sống còn bị rút ngắn lại.

Để đánh giá mức độ khó thở, có thể sử dụng thang phân mức độ theo tác giả Sadoul:

Mức độ 0: Không khó thở khi leo cầu thang

Mức độ 1: Khó thở khi leo cầu thang từ tầng 2 trở lên.

Mức độ 2: Khó thở khi leo dốc

Mức độ 3: Khó thở khi đi lại tốc độ bình thường trên đường bằng cùng người khác

Mức độ 4: Khó thở khi đi lại với tốc độ bình thường và thường xuyên phải dừng lại để nghỉ

Mức độ 5: Khó thở khi thực hiện các công việc hàng ngày như mặc quần áo, đánh răng rửa mặt

Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, bệnh COPD có thể gây ra một số biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí nguy hiểm tính mạng như:

– Tràn khí màng phổi.

– Tâm phế mạn.

– Giảm tuổi thọ: Khoảng 30% bệnh nhân chết vì suy hô hấp cấp và mạn tính, sau đó là suy tim (13%). Các nguyên nhân gây tử vong tiếp theo bao gồm: Nhiễm trùng hô hấp, nhồi máu phổi, rối loạn nhịp tim, ung thư phổi.

– Tàn phế: COPD là bệnh có khả năng gây tàn phế cao. Đối chiếu tiêu chuẩn tàn phế của Tổ chức Y tế Thế giới, tàn phế của bệnh do các điểm chính sau: Tàn phế hô hấp: tình trạng khó thở và đau cơ sẽ làm giảm khả năng vận động.Tàn phế về mặt xã hội: người bệnh sẽ có cảm giác như bị tách biệt khỏi xã hội, hoạt động thường ngày phải phụ thuộc người khác.

Các biện pháp phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ngày Thế giới phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (15/11): Hơi thở là cuộc sống - Hành động sớm hơn

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Ảnh: Minh họa

– Không hút thuốc là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa và thay đổi diễn tiến ở tất cả các giai đoạn của bệnh kể cả ở mức độ chưa có triệu chứng hay mức độ rất nặng.

– Hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như: khí, hóa chất, khói độc hại, bụi. Nếu công việc buộc phải làm việc trong môi trường khói bụi thì cần có bảo hộ lao động để bảo vệ đường hô hấp đúng tiêu chuẩn.

– Ngoài ra, tiêm phòng cũng là biện pháp được các chuyên gia khuyến khích sử dụng. Người lớn tuổi là đối tượng cần chú ý tiêm phòng để tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là tiêm vắc xin phòng cúm và phế cầu. Viêm phổi do phế cầu khuẩn không chỉ nguy hiểm với trẻ nhỏ mà còn là nguyên nhân gây tử vong nhanh ở người cao tuổi, đặc biệt người có bệnh lý mạn tính ở phổi.

– Bên cạnh đó, mỗi người cần tập thể dục đều đặn hàng ngày, tập các bài tập phù hợp với thể trạng, đặc biệt là các bài tập thở đúng cách, tốt cho hệ hô hấp. Một số bài tập hô hấp tốt cho các bệnh nhân COPD:

+ Hít thở kiểu thở chúm môi

Hít vào bằng mũi (mím môi), thở ra từ từ bằng miệng (chúm môi lại như thổi sáo). Thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Lặp đi lặp lại 5-10 lần.

Mỗi ngày ít nhất 3 lần, mỗi lần 15 phút. Sau khi quen rồi có thể dùng cách thở này liên tục hằng ngày.

+ Tập hít vào với sự tham gia tích cực của bụng (thở bụng)

Nằm thẳng lưng, đặt một tay lên ngực, một tay lên bụng. Hít sâu, chậm và đều qua mũi, cảm nhận bụng nhô lên. Thở ra và cảm nhận bụng xẹp xuống. Thực hiện từ 5 – 10 nhịp thở.

Tương tự với tư thế đứng hoặc ngồi thẳng, một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng. Hít sâu, chậm và đều qua mũi, cảm nhận bụng nhô ra. Thở ra và cảm nhận bụng xẹp lại. Cố gắng giữ nguyên tay trên ngực. Thực hiện từ 5 – 10 nhịp thở.

+ Tập ho có điều khiển

Hít vào thật sâu rồi thở ra thật nhanh và mạnh. Động tác này giúp tăng lưu lượng nhỏ, do vậy giúp đẩy đờm từ phía dưới đường thở lên bên trên.

Hà Lê

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Danh sách 3 loại vaccine mới được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Danh sách 3 loại vaccine mới được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Bộ Y tế vừa ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vaccine, sinh phẩm, trong đó có 3 vaccine mới lần đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.
Việt Nam: Nỗ lực loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Việt Nam: Nỗ lực loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Gần 5 tháng đầu năm, sốt rét tăng hơn 107%. Thống kê toàn quốc có khoảng 7 triệu người dân sống trong vùng bệnh sốt rét lưu hành tại 1.030 xã, chủ yếu là người nghèo, dân tộc thiểu số sống ở các vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, vùng Tây Nguyên, vùng biên giới.
Bệnh viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh: Cấp cứu thành công trường hợp tổn thương dương vật do bị heo tấn công

Bệnh viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh: Cấp cứu thành công trường hợp tổn thương dương vật do bị heo tấn công

Ngày 14/5, Bệnh viện Bình Dân cho biết mới đây đã cấp cứu thành công cho một trường hợp bị tổn thương dương vật do heo tấn công.
Bộ Y tế vào cuộc vụ hơn 300 công nhân ở Vĩnh Phúc nghi bị ngộ độc

Bộ Y tế vào cuộc vụ hơn 300 công nhân ở Vĩnh Phúc nghi bị ngộ độc

Khoảng 15h30 ngày 14/5, sau khi ăn bữa trưa, các công nhân của Công ty TNHH Shinwon ebenezer Việt Nam (KCN Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau bụng, nôn, đau đầu... và được đưa đi cấp cứu tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP. Vĩnh Yên.
Bộ Y tế ra hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19

Bộ Y tế ra hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc hướng dẫn tiêm vaccine phòng Covid-19, đặc biệt là ở các nhóm nguy cơ cao.

Tin khác

Quảng Nam: Thông tin mới nhất vụ chẩn đoán u buồng trứng phải, bệnh viện mổ bên trái

Quảng Nam: Thông tin mới nhất vụ chẩn đoán u buồng trứng phải, bệnh viện mổ bên trái
Sở Y tế tỉnh Quảng Nam vừa có báo cáo gửi Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, UBND tỉnh Quảng Nam các nội dung liên quan sự cố y khoa tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam.

Nữ bác sĩ bị kính rơi vào người ở quán cà phê có thể xuất viện trong 2-3 tuần tới

Nữ bác sĩ bị kính rơi vào người ở quán cà phê có thể xuất viện trong 2-3 tuần tới
Sau 3 tuần kể từ khi gặp tai nạn tại The coffee house Thái Hà (Hà Nội), hiện bác sĩ Hoàng Minh Lý (29 tuổi, quê Nghệ An) vẫn đang được điều trị tại Khoa Ngoại thần kinh - cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Sức khỏe của bệnh nhân có chuyển biến tích cực, có thể trò chuyện dù còn khó khăn.

Bộ Y tế thông tin chính thức về việc tiêm chủng vaccine AstraZeneca

Bộ Y tế thông tin chính thức về việc tiêm chủng vaccine AstraZeneca
Mới đây, hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ hiếm gặp gồm tình trạng huyết khối đi kèm hội chứng giảm tiểu cầu. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin chính thức về vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca. Theo đó, Việt Nam đã tiêm chủng 70 triệu liều vắc xin này.

Người đã tiêm vaccine AstraZeneca không cần thực hiện xét nghiệm đông máu

Người đã tiêm vaccine AstraZeneca không cần thực hiện xét nghiệm đông máu
Bộ Y tế cho biết, vaccine của AstraZeneca là 1 trong 14 loại vaccine ngừa Covid-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp (WHO vào ngày 15/2/2021, Cơ quan Dược phẩm châu Âu - EMA cấp phép sử dụng có điều kiện trên toàn châu Âu từ ngày 29/1/2021).

Bộ Y tế vào cuộc vụ chẩn đoán u buồng trứng bên phải, mổ bên trái

Bộ Y tế vào cuộc vụ chẩn đoán u buồng trứng bên phải, mổ bên trái
Tối 9/5, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam sau khi có thông tin phản ánh sự việc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam người "bệnh được chẩn đoán bị u bì buồng trứng phải, bác sĩ lại phẫu thuật buồng trứng trái".

Việt Nam không còn sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca

Việt Nam không còn sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca
Trước thông tin từ hãng dược AstraZeneca cho biết đang thực hiện quy trình xin rút giấy phép vaccine COVID-19 tại các khu vực, quốc gia còn lại trên toàn thế giới, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, hiện Việt Nam đã không còn sử dụng loại vaccine này.

Đồng Nai: Xác định nguyên nhân khiến hơn 500 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đồng Nai: Xác định nguyên nhân khiến hơn 500 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai Võ Thị Ngọc Lắm cho biết đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở TP. Long Khánh.

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng
Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.

Chuyên gia y tế đề nghị cấm sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử

Chuyên gia y tế đề nghị cấm sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử
Là một bác sĩ làm chuyên môn, hàng ngày trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân bị ngộ độc do thuốc lá điện tử, TS.BS.Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: Việt Nam cần khẩn cấp cấm việc sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử, có như vậy mới phòng tránh được một loạt vấn đề khổng lồ và nghiêm trọng về sức khỏe với người dân.

Đảm bảo công tác y tế ở lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo công tác y tế ở lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Để đồng hành cùng ngành y tế Điện Biên trong công tác đảm bảo y tế phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác do TS Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh làm trưởng đoàn cùng các thành viên của cục lên Điện Biên.

Đẩy mạnh phòng chống nguy cơ bệnh không lây nhiễm

Đẩy mạnh phòng chống nguy cơ bệnh không lây nhiễm
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất cấm kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử

Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất cấm kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử
Tổ chức Y tê thế giới (WHO) định nghĩa thuốc lá điện tử là sản phẩm có hệ thống phân phối điện tử (e-cigarette) dạng thiết bị hay tách riêng các bộ phận, được thiết kế để tạo ra sol khí mà người dùng hít vào, được vận hành bằng cách làm nóng dung dịch các chất chứa nicotine hoặc không chứa nicotine, chất tạo hương vị, thường hòa tan thành propylene glycol và/hoặc glycerine, không chứa thành phần thuốc lá.

Người tiêm vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đã được tổ chức vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng

Người tiêm vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đã được tổ chức vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hầu hết mọi người đã tiêm vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đã được tổ chức vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng, do đó, cũng không cần phải quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu.

Khẩn trương điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến hơn 300 người nhập viện ở Đồng Nai

Khẩn trương điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến hơn 300 người nhập viện ở Đồng Nai
Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai triển khai các nội dung liên quan đến vụ ngộ độc sau ăn bánh mì trên địa bàn phường Xuân Bình, TP. Long Khánh khiến hơn 300 người nhập viện.

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Minh An

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Minh An
Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với Phạm Minh An (60 tuổi, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”
Xem thêm
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm; Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố ban hành kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương (tình hình kinh tế - xã hội, tình hình dịch bệnh)…
“Cục máu đông” và cách dự phòng

“Cục máu đông” và cách dự phòng

Trước thông tin AstraZeneca đã lần đầu tiên thừa nhận có thể gây cục máu đông
Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe NCT

Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe NCT

Chăm sóc sức khỏe NCT không bao giờ dễ dàng, nhưng cũng sẽ không quá khó khăn nếu chúng ta đủ yêu thương và thấu hiểu, ghi nhớ.
Phiên bản di động