Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Minh Chuyên - người có duyên với sách giáo khoa Ngữ văn

... Tôi phải nêu khá chi tiết “con đường” của một tác phẩm ngoài nhà trường vào trong sách giáo khoa như thế nào để bạn đọc có thêm thông tin cần thiết.
Và cũng để nói rằng, những tác phẩm của nhà văn Minh Chuyên từ ngoài nhà trường đã bước vào sách giáo khoa Ngữ văn - Tiếng Việt là một dấu mốc lớn, bắt đầu một giai đoạn mới: Tác phẩm sống lại và nhân lên trong lòng hàng triệu học trò. Hội đồng Quốc gia sách giáo khoa (Bộ Cánh Diều) đã chọn 3 tác phẩm văn học của nhà văn Minh Chuyên gồm: Truyện kí “Vào chùa gặp lại” vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11. Truyện kí “Chuyện ông Hoàng Cầm” vào sách văn bản đọc hiểu, Ngữ văn 11 và bút kí “Bác học của ruộng đồng”, trích vào sách Tiếng Việt lớp 4. Điều giản dị nhưng rất giàu ý nghĩa ấy không phải nhà văn nào cũng có được. Âu cũng là cái duyên của Minh Chuyên với sách giáo khoa trong nhà trường.

Nhân tác phẩm “Vào chùa gặp lại” được chọn vào sách Ngữ văn 11 (bộ Cánh Diều), tôi nhớ lại, cách đây hơn 20 năm, từ lần làm chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông năm 2000 (do GS Trần Đình Sử làm Tổng chủ biên), chúng tôi đã định chọn tác phẩm Người không cô đơn của Minh Chuyên vào chương trình... Nhưng rồi do nhiều nguyên nhân, cuối cùng tác phẩm ấy vẫn không có mặt trong sách giáo khoa Ngữ văn 12.

Gần 20 năm sau, khi xây dựng chương trình Ngữ văn 2018, tôi được chỉ định làm Tổng chủ biên trong việc thiết kế chương trình Ngữ văn mới. Khi ấy chúng tôi lại nghĩ đến Minh Chuyên. Vấn đề không phải là sửa chữa cho việc làm chương trình lần trước, mà là xuất phát từ yêu cầu mới. Chương trình Ngữ văn 2018 đòi hỏi dạy học đọc hiểu theo thể loại. Với lớp 11 cần có tác phẩm để dạy cách đọc thể loại truyện kí. Ngoài ra tác phẩm ấy còn phải phản ánh được thành tựu văn học thời kì đổi mới, văn học thời hậu chiến, các tác phẩm viết về những cảnh ngộ xót đau, bi kịch; những số phận éo le, oan trái; những di họa khủng khiếp của chiến tranh... để giáo dục và nhắc nhở thế hệ trẻ. Với yêu cầu ấy, nhà văn nào có thể đáp ứng được? Đầu tiên chúng tôi đã nghĩ đến Minh Chuyên với hàng loạt tác phẩm kí và truyện kí sinh động, đầy ám ảnh. Tôi đã lần lượt đọc các tác phẩm của anh, từ “Thủ tục để làm người còn sống”(1988) làm xôn xao dư luận cả nước; đến “Người không cô đơn”, “Nước mắt làng”, “Vào chùa gặp lại”, “Đứa con màu da thú”, “Cha con người lính”…

Nhà văn Minh Chuyên.
Nhà văn Minh Chuyên.

Ban đầu, chúng tôi định chọn tác phẩm Thủ tục làm người còn sống, viết về anh thương binh Trần Quyết Định, chịu bao cảnh cực kì bi đát. Từ một liệt sĩ trở về, phải mất bao năm tháng, công sức để chạy thủ tục làm người còn sống... Sau đó, đọc lại nhiều tác phẩm khác của Minh Chuyên, tác phẩm nào cũng nêu lên một thực trạng khủng khiếp, nhiều cảnh, nhiều chi tiết rùng rợn... Chuyện đều xúc động nhưng khó đưa vào sách giáo khoa để tránh những ý kiến cực đoan cho rằng sách giáo khoa toàn cảnh bi đát, u ám, nặng nề... Cuối cùng chúng tôi chọn “Vào chùa gặp lại” - một câu chuyện xúc động, vừa nói lên một cách nhẹ nhàng, lặng lẽ những hi sinh mất mát của người lính, vừa thể hiện rõ những đặc điểm của thể loại truyện kí.

Truyện kí là thể loại giao thoa giữa truyện và kí, trong đó, nhà văn dựa vào những con người và sự việc có thật, lựa chọn, sắp xếp và tổ chức thành câu chuyện hấp dẫn, làm nổi bật đối tượng được phản ánh bằng ngôn ngữ văn học. Truyện kí phát triển mạnh trong các cuộc kháng chiến do yêu cầu cổ vũ động viên, ca ngợi những người anh hùng, người thật, việc thật,... Những tác phẩm như “Sống như anh” của Trần Đình Vân viết về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi viết về cuộc đời chị Út Tịch,... là những truyện kí tiêu biểu của thời kì chống Mỹ, cứu nước.

Truyện kí có sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu, một mặt chú trọng tính xác thực về con người và sự kiện,... mặt khác sử dụng hư cấu với các chi tiết, tâm lí nhân vật, sự việc,... do nhà văn tưởng tượng ra khiến câu chuyện hiện lên vừa chân thực, khách quan, vừa sinh động theo cách nhìn độc đáo của tác giả. Tác phẩm “Vào chùa gặp lại” của Minh Chuyên là một truyện kí như vậy.

“Vào chùa gặp lại” là những trang viết về: Sư thầy Đàm Thân vốn là Lương Thị Thân - một cô gái xinh đẹp quê Thái Bình tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trở thành một nữ quân y đường dây 559 Trường Sơn và từng bị thương, bị phơi nhiễm chất độc da cam. Sau chiến tranh, trở về quê hương, cô vào chùa tu hành và làm việc nghĩa vì không muốn để lại gánh nặng và nỗi đau cho gia đình, xã hội.

Người kể câu chuyện là nhà văn Minh Chuyên, người đã từng “qua gần chục ngôi chùa”, rồi dừng lại một ngày để đến chùa Đông Am, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình - ngôi chùa có sư Đàm Thân. Đến đây, anh phải thốt lên: “Tôi thật không ngờ, Thân vừa tu hành, vừa nhận nuôi dưỡng những đứa trẻ tàn tật, con của những người đồng đội bị nhiễm chất độc da cam, bố mẹ đều đã chết. Người quân y mà tôi gặp ở Binh trạm 31 hơn 20 năm trước, giờ đây đã trở thành vị “bồ tát” nhân từ đang ngồi trước mặt chúng tôi... Đàm Thân vừa đi giám định nâng loại thương tật về. Cùng đến thăm chùa, tôi mời cả chị Vũ Thị Bích có một thời sống với nhà sư ở Trường Sơn”.

Đoạn văn kể vừa nêu đã nói lên tính hiện thực của câu chuyện, một đặc điểm nổi bật của tất cả các thể loại thuộc tác phẩm kí. Nhưng “Vào chùa gặp lại” không chỉ là bài kí ghi lại chuyện người thực, việc thực mà nó còn là truyện, tức có vai trò của nhà văn trong việc hư cấu, tưởng tượng (the fiction). Yếu tố hư cấu ở đây là sự lựa chọn chi tiết, cách sắp xếp câu chuyện và những chi tiết do nhà văn tưởng tượng, bổ sung, dàn dựng làm cho câu chuyện trở nên sinh động, nhân vật và sự việc có hồn mà vẫn đúng bản chất.

Câu chuyện tình yêu giữa Nguyễn Hồng Quân và Lương Thị Thân được nhà văn khéo léo để Đàm Thân kể lại với chị Bích người đã từng sống với Thân ở chiến trường. Để những người trong cuộc tự kể lại làm tăng tính thuyết phục. Cách sắp xếp và lựa chọn chi tiết, cách kể của tác giả khiến người đọc tin có một thời chiến tranh khốc liệt như thế. Một thời đạn bom, hai người yêu nhau cùng ra mặt trận, mỗi người một nơi, cả hai bị thương nặng và đều sống sót trở về... Nhưng cả hai đều nghe tin và nghĩ người yêu mình đã hi sinh, mãi mãi không trở lại. Và mỗi người đi một hướng tiếp tục cuộc sống sau chiến tranh... Bản thân câu chuyện ấy đã là một tác phẩm nghệ thuật, vừa thực và vừa mang tính hư cấu.

Nhưng “Vào chùa gặp lại” của Minh Chuyên không chỉ có thế, không dừng lại đơn giản thế. Từ chất liệu sự thực ấy, nhà văn đã hình dung, tưởng tượng và dựng lên một màn diễn có “cao trào”, đầy kịch tính. Người con gái trở thành nhà sư ngày ngày tụng kinh gõ mõ và làm việc thiện cứu đời. Rồi bỗng một đêm, thật bất ngờ người con trai trở lại chùa tìm người yêu sau khi biết người ấy vẫn còn sống. Quân trở lại tìm đến Thân trong một đêm như một giấc mơ. Cuộc gặp lại đầy bất ngờ và xúc động. Những tưởng họ tìm lại được hạnh phúc đã mất, nhưng rồi người đọc lại hẫng hụt chấp nhận nỗi đau của hai người: Thân từ chối trở về cùng người yêu. Lí do ban đầu để Thân từ chối là cô đã trở thành người của nhà Phật, đã theo đạo Phật... nhưng lí do thực chất mới tạo nên sự đau đớn, phẫn uất trong lòng người đọc: “Đó là do hậu quả di chứng chất độc da cam và vết thương cột sống. Nó thường xuyên làm nửa người phía dưới của Thân tê dại. Bác sĩ đã kết luận Thân không còn khả năng... Thân không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Quân được”.

Người đọc chưa hết bất ngờ, chưa hết đau về sự mất mát mà Thân phải chịu thì lại chuyển sang một bất ngờ khác, một nỗi đau khác. Thân gặp lại Quân ở một ngôi chùa. Quân cũng đi tu, đi tu vì Quân cũng bị nhiễm chất độc đi-ô-xin ngày còn ở núi Bà Đen. “Khi về quê nhìn thấy cảnh “tật nguyền quái dị” của những đứa con người đồng đội cùng bị nhiễm độc như anh”. Khi Thân từ chối, ra về, “anh quyết không xây dựng tổ ấm gia đình nữa, vì biết mình cũng sẽ gây đau khổ cho vợ con như bạn mình”.

Một câu chuyện mà bản thân cốt truyện đã mang cả tính hiện thực và hư cấu; với nội dung vừa nhân văn cao cả, vừa giàu tính hiện thực và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc... lại được một nhà văn có nhiều kinh nghiệm trong mảng đề tài hậu chiến tranh chấp bút, tác phẩm ấy đã có đầy đủ tư cách để dạy trong nhà trường về thể loại truyện kí theo yêu cầu của Chương trình. Cũng cần nói thêm, thể loại này ở thời kì đổi mới không có nhiều tác phẩm thành công.

*

* *

Chọn bối cảnh nhà chùa, thanh tao, yên tĩnh, để nhà sư kể lại câu chuyện của chính mình... lời văn trong “Vào chùa gặp lại” cứ thủ thỉ tâm tình như những lời tụng kinh vang lên nhẹ nhàng mà sâu lắng. Kể rất êm đềm về những tháng ngày dữ dội; những ngày tháng gian khổ không chỉ ở chiến trường mà ngay cả khi đã vào chùa, khi đã trở thành “sư bác, “sư thầy”; khi trở thành sư trụ trì vẫn thế. Vẫn “ngày ngày làm việc cần mẫn từ sáng sớm tinh mơ đến tận sao khuya, ngoài đọc kinh, hành đạo còn phải “xắn tay” xốc vác những công việc của người đời”.

Thông điệp nhân văn từ truyện kí “Vào chùa gặp lại” của Minh Chuyên vang lên từ chính nội dung câu chuyện - chuyện về “những con người con gái con trai - đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép” (thơ Nam Hà); chuyện của một thời đạn bom và khói lửa chiến tranh với biết bao hi sinh, mất mát. Những người lính không chỉ ngã xuống chiến trường mà ngay khi còn sống sót trở về cũng mang trên mình đầy những vết thương, cả thể xác lẫn tinh thần; nhức nhối hơn cả là nỗi đau về hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.

Thế hệ trẻ cần biết, hiểu và ghi nhớ về một thời chiến tranh như thế, có những con người như thế... để sống cho xứng đáng với lớp cha anh đã từng hiến dâng tuổi trẻ một thời.

Với “Vào chùa gặp lại”, nhà văn Minh Chuyên đã dành hết tình cảm trân trọng, yêu thương, mến phục của anh đối với những con người như thế. Tình cảm, thái độ ấy thể hiện ở hành động đi đến tận nơi, gặp gỡ từng người, tìm hiểu cặn kẽ mọi sự... và hiển hiện ra trong từng lời văn, trang viết. Hầu hết câu chuyện được kể một cách khách quan theo lời người trong cuộc, nhà văn khéo léo ẩn mình, bộc lộ thái độ và tình cảm một cách gián tiếp... nhưng rồi cuối truyện cũng không kìm nén được tình cảm trân trọng ấy. Câu văn kết thúc văn bản đã thể hiện rõ điều đó: “Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau cánh cửa Tam bảo, tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người”.

*

* *

Tôi luôn cho rằng, nhà trường có một vai trò hết sức to lớn trong việc tạo ra một công chúng văn học có văn hóa, một lớp người đọc có trình độ, hiểu biết. Không nơi nào có điều kiện và cơ hội trang bị những tri thức cơ bản để hiểu văn học và thực hiện sứ mệnh giáo dục cho một công chúng đông đảo như nhà trường phổ thông.

Walt Whitman từng nói: “Để có những nhà thơ lớn, cần phải có những độc giả lớn”. Sự tương tác giữa bạn đọc, tác phẩm và nhà văn là một trong những yếu tố quyết định tạo nên tầm vóc và diện mạo của một nền văn học. Ai viết và viết cho ai? Ai đọc và đọc ai? Đó luôn là những câu hỏi của mọi thời.

Khi một tác phẩm vào sách giáo khoa, câu trả lời ai đọc, ai học đã rất rõ: Hàng triệu người đọc, và học trong hàng chục năm. Câu hỏi ai đọc trở nên rất quan trọng. Tác phẩm đưa vào sách giáo khoa sẽ có tác động rất lớn đến nhiều phương diện và yêu cầu giáo dục. Cái tốt, điều hay sẽ được cất cánh, nâng cao, trải rộng đến nhiều nơi, qua nhiều năm tháng liên tục...

Bắt đầu từ tháng 9/2023, học sinh lớp 11 sẽ học sách này, sẽ được đọc truyện kí “Vào chùa gặp lại”. Hi vọng việc lựa chọn tác phẩm này của nhà văn Minh Chuyên vào sách Ngữ văn11 (bộ Cánh Diều) sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho giáo dục văn học trong nhà trường.

PGS -TS Đỗ Ngọc Thống
Chủ biên chương trình Ngữ văn 2018, Đồng Tổng chủ biên sách Ngữ văn cấp THPT Bộ Cánh Diều.

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vụ bữa ăn bán trú bị cắt xén: Khai trừ Đảng Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Thu Phố 1

Vụ bữa ăn bán trú bị cắt xén: Khai trừ Đảng Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Thu Phố 1

Mới đây, Huyện ủy huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thông tin về việc khai trừ Đảng đối với Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 do đã vi phạm các quy định “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác; sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước nhằm trục lợi”.
“Sinh hoạt dưới cờ”...  một hoạt động bổ ích!

“Sinh hoạt dưới cờ”... một hoạt động bổ ích!

Nằm trong chuỗi kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử và 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024), Đảng uỷ, Hội CCB, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Trường Tiểu học Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội đã có buổi “sinh hoạt dưới cờ” thật bổ ích.
Hội đồng Anh cấp sai phép hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh

Hội đồng Anh cấp sai phép hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh

Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa công bố kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH British council (Việt Nam) hay còn gọi là Hội đồng Anh (Việt Nam).
Hà Nội: Xử lý nghiêm các trường vận động học sinh không thi lớp 10 công lập

Hà Nội: Xử lý nghiêm các trường vận động học sinh không thi lớp 10 công lập

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các phòng GD&ĐT tạo quận, huyện, thị xã về việc tổ chức dạy học trong học kỳ II, tổng kết năm học 2023-2024 cấp THCS và chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025.
IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam

IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam

Ngày 8/5, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã công bố kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài với Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam - đơn vị đồng sở hữu bài thi IELTS tại Việt Nam.

Tin khác

Yêu cầu thẩm định lại cuốn sách "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian"

Yêu cầu thẩm định lại cuốn sách "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian"
Cục trưởng Cục Xuất bản, in và phát hành Nguyễn Nguyên cho biết, Cục đã gửi công văn yêu cầu nhà xuất bản thẩm định lại cuốn sách "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" của Ocean Vuong.

Chung kết sân chơi Chinh phục tiếng Anh - English Beat tại Thanh Hóa

Chung kết sân chơi Chinh phục tiếng Anh - English Beat tại Thanh Hóa
Chung kết sân chơi Chinh phục tiếng Anh - English Beat đã diễn ra sôi nổi tại Thanh Hóa, với kết quả chung cuộc gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 2 giải Ba.

Chi tiết đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024

Chi tiết đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024
Thực hiện nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ Công an giao, Trưởng Ban chỉ đạo công tác đề thi đánh giá của Bộ Công an đã có Quyết định số 1535/QĐ-BCĐ ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024.

Đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội

Đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội
Theo quyết định của UBND TP. Hà Nội, thành phố sẽ tổ chức thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ trong kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024.

Trường Tiểu học Hà Bình tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Trường Tiểu học Hà Bình tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Từ khi thành lập đến nay, Trường Tiểu học Hà Bình, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND, Uỷ ban MTTQ và nhân dân địa phương. Nhà trường luôn phát triển về quy mô trường lớp, số lớp giao động từ 12 đến 15 lớp.

Những lưu ý thí sinh cần biết khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Những lưu ý thí sinh cần biết khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024
Từ ngày 2/5, thí sinh đang học lớp 12 trên toàn quốc sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tuyến.

Trên 6.500 thí sinh phải thi lại kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội

Trên 6.500 thí sinh phải thi lại kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội
Trong 2 ngày 27-28/4, Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục tổ chức bài thi đánh giá tư duy với quy mô lớn, cho gần 14.000 thí sinh đăng ký dự thi, tại 29 điểm thi ở 11 tỉnh, thành phố.

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 trực tuyến
Ngày 28/4 là hạn cuối học sinh lớp 12 thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024 trực tuyến.

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các trường học trên toàn quốc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các công trình nước sạch, công trình vệ sinh trong trường.

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký quyết định về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo
Ngày 22/4, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai.

Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp
Tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp, học sinh lớp 12 được tư vấn về các ngành nghề và xu hướng phát triển trong tương lai; thông tin về thị trường lao động và các chương trình du học nghề sau khi tốt nghiệp THPT.

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025
Mới đây, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đã chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại 113 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.

Tuyên truyền Luật giao thông, phòng ngừa tai nạn đuối nước cho học sinh

Tuyên truyền Luật giao thông, phòng ngừa tai nạn đuối nước cho học sinh
Hơn 700 học sinh Trường THCS Cù Chính Lan, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa hào hứng tham gia buổi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, phòng chống tai nạn đuối nước và bạo lực học đường năm 2024.

Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội năm học 2024-2025

Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội năm học 2024-2025
Ngày 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của 115 trường THPT công lập.
Xem thêm
Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao bắt 2 cán bộ Công an xã ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao bắt 2 cán bộ Công an xã ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao cho biết, đã bắt giữ hai đối tượng là cán bộ Công an xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai để điều tra về tội "Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội".
Trường Đai học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh: Chung kết cuộc thi khởi nghiệp kinh doanh – “Wake Up Your Talent” năm 2024

Trường Đai học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh: Chung kết cuộc thi khởi nghiệp kinh doanh – “Wake Up Your Talent” năm 2024

Ngày 11/ 5/ 2024, Khoa Marketing – Kinh doanh Quốc tế, trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH) tổ chức vòng chung kết cuộc thi “Wake Up Your Talent” năm 2024. Đây là cuộc thi về Marketing cấp thành phố, được tổ chức thường niên tại HUTECH, với mục tiêu thu hút đa dạng học sinh, sinh viên cùng tham gia; tạo dựng một môi trường trải nghiệm thú vị để áp dụng kiến thức vào thực tiễn xã hội.
Chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn, dông lốc và hiện tượng thời tiết cực đoan

Chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn, dông lốc và hiện tượng thời tiết cực đoan

Trưa 15/5, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có văn bản số 183/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ khẩn trương ứng phó với mưa lớn kèm theo dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bài 1: Nỗi lo cơm áo, gạo tiền

Bài 1: Nỗi lo cơm áo, gạo tiền

Lẽ ra ở cái tuổi được nghỉ ngơi để tận hưởng cuộc sống an nhàn, sum vầy bên con cháu. Nhưng hiện nay, trong xã hội vẫn còn rất nhiều người cao tuổi (NCT) phải bận tâm đến nỗi lo cơm áo gạo tiền, hằng ngày vẫn phải nhọc nhằn mưu sinh ngoài đường để lo cho
Đẩy mạnh Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Đẩy mạnh Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã quyết liệt triển khai.
Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã đi vào lịch sử, là một trong những chiến thắng oanh liệt nhất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta, mở màn thắng lợi cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Chiến thắng vẻ vang ngày ấy là ý chí, lòng quyết tâm của thế hệ trẻ hôm nay đã và đang nỗ lực lao động phát triển kinh tế - xã hội – an ninh – quốc phòng xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
Phiên bản di động