Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.
Trang sử chói lọi đó đã và đang được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta biến thành khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Thế nhưng, một số người vì sự thù hận đã phủ nhận, xuyên tạc giá trị và ý nghĩa sự kiện 30/4/1975.

Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc sự kiện 30/4/1975 vẫn nguyên vẹn

Cách đây 49 năm, đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng của quân Giải phóng đã tiến vào dinh Tổng thống, sào huyệt cuối cùng của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng 30/4/1975 là thiên anh hùng ca bất hủ của chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh, kết thúc hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta. Đây là trang sử hào hùng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Đánh giá về tầm vóc và ý nghĩa sự kiện lịch sử trọng đại này, Đại hội lần thứ IV của Đảng đã nhận định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

49 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc, ý nghĩa và giá trị của Ngày Chiến thắng 30/4/1975 vẫn tiếp tục tỏa sáng rực rỡ, niềm tự hào của dân tộc ta; toàn thể nhân loại tiến bộ đều hướng đến Việt Nam với tấm lòng kính phục, cùng chia sẻ niềm vui, dành nhiều lời hay, ý đẹp ca ngợi chiến thắng vĩ đại của Nhân dân Việt Nam.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975
Ảnh tư liệu

Nhận diện luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị, ý nghĩa Ngày 30/4/1975

Sự thật lịch sử hiển nhiên, không ai có thể phủ nhận. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều chia sẻ niềm vui chiến thắng với dân tộc Việt Nam và xem đó như là chiến thắng của đất nước mình. Đến cuối năm 1975 đã có hàng trăm bức điện, diễn văn, bài phát biểu của trên 100 quốc gia, các tổ chức đảng cộng sản, công nhân, dân chủ quốc tế, các nhà hoạt động chính trị nổi tiếng chúc mừng, ca ngợi chiến thắng huy hoàng của dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, vẫn có những kẻ cố tình ngụy biện, bịa đặt, phủ nhận những thắng lợi vĩ đại đó của dân tộc ta. Họ cố tình đưa ra những luận điệu xuyên tạc, sai lệch cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta. Từ việc phủ nhận ý nghĩa lịch sử của sự kiện 30/4/1975, họ lấn sang phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; “du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam dẫn đến tình cảnh “huynh đệ tương tàn” giữa hai miền Nam - Bắc, nồi da xáo thịt 1954-1975”; còn mỉa mai, suy diễn rằng: Cuộc kháng chiến này “hoàn toàn vô nghĩa, lẽ ra dân tộc Việt Nam đã có thể tránh được cuộc chiến tranh này”, cuộc “nội chiến”, “không có kẻ thua, người thắng, chỉ Nhân dân là chịu thiệt thòi”, cuộc chiến tranh Việt Nam là “không cần thiết” và hoàn toàn “có thể tránh khỏi”… Song, họ lại hết lời ca ngợi Việt Nam cộng hòa mà không hề nhận thấy bản chất “Cõng rắn cắn gà nhà”, “Rước voi về giày mả tổ”.

Hoặc gần đây, trên một số trang mạng, website, blog cá nhân như: Việt Tân, BBC News tiếng Việt, RFAVietnam, Chân trời mới Media, tiengdanbao,... các phần tử cơ hội, chính trị phát tán nhiều tin, bài xuyên tạc lịch sử. Họ còn có luận điệu sai lệch, đòi “định danh lại ngày 30/4 cho phù hợp”, vì không chấp nhận 30/4 là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; còn đưa tin “không nên gọi ngày 30/4 là ngày giải phóng”; xuyên tạc “người Việt trẻ gọi 30/4 là một biến cố buồn”; nếu không có ngày 30/4/1975 thì miền Nam Việt Nam ngày nay phát triển không kém gì Hàn Quốc, vượt xa Thái Lan… Đây là những luận điệu hoàn toàn sai trái, bịa đặt, đã phủ nhận sự thật lịch sử một cách trắng trợn và lố bịch của các thế lực thù địch chống đối Đảng, Nhà nước ta.

Chiến thắng 30/4/1975 - Mốc son chói lọi bằng vàng!

Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là điều sự thật của lịch sử, không ai phải bàn cãi. Để rộng đường dư luận, chúng ta phân tích, chứng minh vấn đề này để thêm tự hào về Đảng ta, Nhân dân ta, dân tộc ta và vạch trần những kẻ bán nước, phản bội Tổ quốc, bọn cơ hội, chính trị thù địch luôn chống phá sự nghiệp phát triển đất nước Việt Nam.

Sau Hiệp định Giơnevơ (1954) được kí kết, với mưu đồ biến Việt Nam thành thuộc địa, Mỹ đã nhảy vào miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm; thực hiện chính sách độc tài và tàn bạo “giết sạch, đốt sạch, phá sạch” đối với Nhân dân miền Nam. Chỉ trong năm 1959, toàn miền Nam có 400.000 người bị tù đày và 68.000 người bị giết hại. Với cuồng vọng nghiền nát lực lượng cách mạng ở miền Nam và “quyết đưa miền Bắc trở lại thời kì đồ đá”, đế quốc Mỹ đã tung vào nước ta gần 55 vạn quân viễn chinh, nhiều chuyên gia, cố vấn quân sự và 7 vạn quân chư hầu trực tiếp tham chiến và làm nòng cốt cho khoảng 1 triệu quân của quân đội Sài Gòn; riêng về quân đội Mỹ, chúng đã huy động lúc cao nhất tới 68% bộ binh, 60% lính thủy đánh bộ, 32% lực lượng không quân chiến thuật, 50% lực lượng không quân chiến lược, kể cả “pháo đài bay-B52”. Mỹ đã dội xuống Việt Nam hơn 7,8 triệu tấn bom, so với chiến tranh thế giới thứ hai là gấp hơn 3 lần số bom đạn Mỹ sử dụng và so với chiến tranh Triều Tiên gấp 12 lần; rải khoảng 85 triệu lít chất độc hóa học (chủ yếu dioxin). Mỹ tiêu tốn 676 tỉ USD cho cuộc chiến tranh Việt Nam, đưa chiến tranh Việt Nam trở thành một trong những cuộc chiến “đắt tiền” nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Khẳng định những giá trị sâu sắc của chiến thắng 30/4/1975, các thế hệ người Việt Nam càng cảm nhận sâu sắc và biết ơn sự mất mát, hi sinh to lớn của thế hệ những người đi trước, họ đã dành trọn cả thanh xuân, cả cuộc đời của mình để phụng sự đất nước không gì bù đắp được. Hơn 3 triệu đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống hàng ngàn làng mạc, thành phố bị san phẳng đến nay vẫn còn hàng vạn người dân Việt bị di chứng của chất độc diôxin, phải gánh chịu hậu quả nặng nề đầy thương tâm. Song, với cuộc chiến tranh này, chính sự anh dũng, gan dạ, kiên cường, bất khuất của quân và dân Việt Nam, chiến thắng đã thuộc về dân tộc Việt Nam. Đó là sự khẳng định bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, chỉ sau 55 ngày đêm tiến công thần tốc, quân và dân ta đã đập tan bộ máy chiến tranh khổng lồ của quân ngụỵ đông đến hơn 1.350.000 người, xóa bỏ toàn bộ bộ máy ngụỵ quân, ngụỵ quyền, quét sạch chế độ thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Có thể thấy, với cuộc chiến này chỉ có quân và dân Việt Nam chiến đấu chống kẻ thù xâm lược là đế quốc Mỹ và lực lượng ngụy quân, ngụy quyền, chứ không có chuyện miền Bắc xâm lược miền Nam, hay một cuộc “nội chiến”, “huynh đệ tương tàn”. Đồng thời, Ngày 30/4/1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vì đây là sự kiện miền Nam thoát khỏi ách thống trị của kẻ thù xâm lược của đế quốc Mỹ cùng với bè lũ tay sai và là sự kiện đánh dấu lãnh thổ đất nước Việt Nam được trả lại đúng nghĩa đã có trong lịch sử, đáp ứng nguyện vọng ngàn đời của cả dân tộc Việt Nam.

Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng. Điều này đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng. Trí tuệ Việt Nam đã thắng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến của Đảng ta đã thắng. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã khẳng định sức mạnh của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.

Nhớ đến Đại thắng mùa Xuân 1975, chúng ta không thể nào quên những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ “nằm gai, nếm mật” nhưng đầy hào hùng của dân tộc. Đó là Có những ngày vui sao, cả nước lên đường/ Xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục/ Xóm dưới làng trên, con trai con gái/ Xôi nắm cơm đùm, ríu rít theo nhau/ Súng nhỏ súng to, chiến trường chật chội/ Tiếng cười hăm hở, đầy sông đầy cầu; cái thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng”, lòng tràn đầy phơi phới tương lai. Đó là những tháng mà con người có thể vì “cái ta chung” mà sẵn sàng quên đi “cái tôi riêng”, con tim của một người hòa nhịp đập cùng triệu triệu con tim của đồng bào, đồng chí với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “tất cả vì tiền tuyến”. Trong các ngả đường trường chinh của cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại, biết bao anh hùng liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống. Máu của các anh hùng liệt sĩ đã đổ cho đất nước nở hoa độc lập, kết quả tự do.

Đây là một cuộc chiến đấu giành lấy những điều cao quý là độc lập, tự do, hạnh phúc, chứ không phải là cuộc chiến đấu vô nghĩa và những người con anh hùng của dân tộc đã nguyện hi sinh tất cả để cho “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, tạo thành nguồn sức mạnh cho cả dân tộc có thêm bản lĩnh, niềm tin để vượt lên mọi khó khăn, xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng. Khát vọng đó của dân tộc rất thiêng liêng và mãnh liệt mà không thế lực nào có thể ngăn cản nổi.

Tờ báo hàng đầu Nhật Bản Asahi Shimbun, ngày 29/4/2006 có bài “Việt Nam: Vinh quang và thiện ý”. Bài viết chỉ rõ: Người Việt Nam đã dũng cảm đứng lên trong cuộc đấu tranh chính nghĩa, giành lại quyền sống của Nhân dân, nền độc lập của nước nhà, song họ đã giành lấy vinh quang đó bằng tất cả sự nhân đạo, nhân ái của mình.

Các thế lực thù địch đòi bẻ cong lịch sử nhưng phải nhớ rằng, không phải ngẫu nhiên mà tờ báo hàng đầu ở một quốc gia đồng minh của Mỹ dành những lời đánh giá, lời thán phục, tôn vinh cuộc chiến đấu chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam. Bởi đây là cuộc chiến, quân dân Việt Nam đã thể hiện sự chính nghĩa, cao thượng và nhân văn.

Sự thật lịch sử về Đại thắng mùa Xuân 1975 đã đánh dấu bước chuyển mình vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong dòng chảy của lịch sử thế giới. Điều này đã quá rõ ràng, không thể phủ nhận. Mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân cần kiên quyết, kịp thời tuyên truyền đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, thù địch, phản động, uốn nắn những nhận thức, quan điểm lệch lạc của những kẻ cố tình xuyên tạc, bóp méo ý nghĩa của sự kiện Ngày 30/4, làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Chiến thắng 30/4 là mốc son chói lọi bằng vàng, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cả thế giới ngưỡng mộ và tôn vinh. Mọi sự chống phá, xuyên tạc của kẻ thù, của các phần tử cơ hội chính trị đều không làm phai nhạt giá trị, ý nghĩa sự kiện 30/4/1975.

ThS Nguyễn Thanh Hoàng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bác Hồ căn dặn về cần, kiệm, liêm, chính

Bác Hồ căn dặn về cần, kiệm, liêm, chính

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên kêu gọi toàn dân thực hiện cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng đời sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Học tập tinh thần trách nhiệm, khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Học tập tinh thần trách nhiệm, khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của Người đã trở thành di sản lớn lao của dân tộc Việt Nam. Học tập và làm theo Bác, đặc biệt học tập và làm theo tấm gương tinh thần trách nhiệm, phong cách khoa học của Người có ý nghĩa vô cùng quan trọng...
Hãy yêu thương “thế giới ngày mai”

Hãy yêu thương “thế giới ngày mai”

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Những gì tốt đẹp nhất hãy dành cho trẻ em… Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, để làm tròn trách nhiệm đó không dễ dàng, bởi đâu đó vẫn còn những trẻ em chưa thực sự được hưởng một cuộc sống trọn vẹn, đủ đầy yêu thương…
Bác Hồ, Bác Tôn, tình sâu, nghĩa nặng

Bác Hồ, Bác Tôn, tình sâu, nghĩa nặng

Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu làm lao công đi tìm đường cứu nước. Một năm sau, cũng tại nơi này, người thợ trẻ Tôn Đức Thắng cũng xuống tàu làm thợ và sang Pháp tìm cách giúp đồng bào mình thoát khỏi kiếp nô lệ, lầm than.
Chọn lọc thông tin trong kỉ nguyên số

Chọn lọc thông tin trong kỉ nguyên số

Mạng xã hội (MXH) là nơi để tìm kiếm thông tin nhanh nhất. Tuy có đủ các loại thông tin nhưng thật giả lẫn lộn, có cả sự bịa đặt hay vu khống. Vấn đề đặt ra là phải hết sức thận trọng khi tiếp nhận thông tin và phải biết chọn lọc thông tin qua MXH...

Tin khác

Bác Hồ với việc đọc và học suốt đời

Bác Hồ với việc đọc và học suốt đời
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên kêu gọi cán bộ và Nhân dân đọc sách để nâng cao kiến thức và lí luận cách mạng. Bản thân Người cũng là một tấm gương sáng về việc đọc sách.

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ
Trong dòng chảy số của thời đại 4.0, phim về đề tài chiến tranh vẫn có những tiềm năng để phát huy hết giá trị. Tuy nhiên vẫn có những điểm nghẽn khiến việc đầu tư làm phim và phổ biến rộng rãi đến công chúng gặp nhiều khó khăn.

Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh
Ngày 7/5/2024, tại tỉnh Điện Biên diễn ra Lễ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) quy mô cấp quốc gia với lễ diễu binh, diễu hành của 12.000 người, có pháo lễ, không quân bay chào mừng, các khối nghi trượng, lực lượng Quân đội, Công an, Dân công hoả tuyến trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đông đảo Nhân dân vùng Tây Bắc.

Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT

Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

Đọc lại hồi kí “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Đọc lại hồi kí  “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”
Hồi kí “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do nhà văn Hữu Mai thể hiện là một hiện thực rộng lớn gồm nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều địa điểm, nhiều thời điểm khác nhau. Nhân kỉ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024, chúng tôi xin được góp chút suy nghĩ và sự thán phục tài cầm quân của vị Đại tướng huyền thoại…

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi
80 năm trước, vào ngày 24/5/1944, biết không thể khuất phục được người tù cộng sản Hoàng Văn Thụ nên thực dân Pháp đã đưa ông ra trường bắn. Năm đó ông vừa tròn 35 tuổi.

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) là ngày lễ quan trọng nhất của người lao động toàn thế giới. Đó là ngày tôn vinh, bảo vệ những người công nhân, đồng thời để giai cấp vô sản biểu dương sức mạnh của mình. Tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động mãi mãi đồng hành với ước mơ của giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới về một xã hội không có áp bức, bóc lột.

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng
Trung đoàn 1 thuộc Quân khu Hữu Ngạn, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các đơn vị trực thuộc được thành lập ngày 15/3/1965, tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tháng 6/1965, Trung đoàn lên đường vào miền Nam chiến đấu.

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu
Cuộc đời đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng dù dừng lại ở tuổi 27 nhưng thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng và chí khí, cốt cách của người cộng sản trẻ tuổi ấy với câu nói nổi tiếng “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” luôn sống mãi với thời gian và là hình mẫu để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ và nhân dân học tập noi theo; mãi mãi là niềm tự hào của hai miền quê Hà Tĩnh và Phú Yên...

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình
Văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là vấn đề cần được quan tâm và coi trọng. Đặc biệt trong các gia đình Việt, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, đó là sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hi sinh cho con cái; tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ và hòa thuận các anh, chị, em. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt.

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp
Khi chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với quân ta tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã xuất phát từ ưu thế vượt trội về quân sự; đồng thời, ỷ vào khả năng tiếp tế hậu cần hơn hẳn đối phương.

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại
Vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng
Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam
Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.
Xem thêm
Phiên bản di động