Vĩnh Phúc: Tín hiệu khởi sắc kinh tế đầu năm 2022
Kinh tế 14/03/2022 07:46
Ngay từ đầu năm 2022, trước diễn biến của hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn quốc. Trên địa bàn tỉnh ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm Covid-19, xuất hiện các ca lây nhiễm trong cộng đồng và trong một số doanh nghiệp. Với phương châm chủ động, quyết liệt tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều giải pháp, nhằm kiểm soát dịch bệnh, duy trì ổn định phát triển kinh tế, nhất là hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp.
Ngành công nghiệp ô tô Vĩnh Phúc vẫn tăng đều so với cùng kỳ |
Sản xuất công nghiệp mặc dù trong tháng 2 bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các ca lây nhiễm trong cộng đồng có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên với các biện pháp kiểm soát dịch bệnh chủ động, thích ứng an toàn, linh hoạt theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục duy trì ổn định; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn đã chủ động xây dựng kịch bản, thực hiện các phương thức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng tốt với các diễn biến khác nhau nhằm duy trì thông suốt hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh có dịch.
Tín hiệu lạc quan là sau Tết Nguyên đán, đa số người lao động đã quay trở lại làm việc ổn định tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, một số doanh nghiệp có tuyển dụng thêm nhân công để đảm bảo hoàn thành đơn hàng và kế hoạch sản xuất của năm. Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn trong tháng 2 (tăng 2,12% so với tháng trước). Nhờ đó, sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu như giày thể thao, ô tô, xe máy, thức ăn gia súc, gia cầm trong tháng đều tăng khá so cùng kỳ; riêng doanh thu sản xuất linh kiện điện tử ước đạt 13.479,2 tỷ đồng, tăng 37,05%.
Một góc TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc |
Theo số liệu Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến ngày 15/2/2022 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 6.141,1 tỷ đồng, tăng 3,30% so với cùng kỳ. Trong đó nguồn thu từ hải quan đạt 868,3 tỷ đồng (tăng 53,06%); thu nội địa đạt 5.265,6 tỷ đồng, giảm 2,66% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng chi ngân sách nhà nước đến ngày 15/2/2022 đạt 1.710,3 tỷ đồng, giảm 24,08% so với cùng kỳ. Chi thường xuyên đạt 1.253,8 tỷ đồng, giảm 5,75%; chi đầu tư phát triển (bao gồm cả chi tạm ứng đạt 441,5 tỷ đồng, giảm 51,27%
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có tín hiệu tích cực ngay từ đầu năm, đặc biệt trong thu hút các dự án đầu tư trong nước (DDI). Tính đến ngày 15/02/2022, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 07 dự án DDI (03 dự án cấp mới, 04 dự án điều chỉnh vốn) với tổng vốn đăng ký đạt 1.335 tỷ đồng, tăng mạnh về số vốn đăng ký điều chỉnh (đạt 1.305 tỷ đồng, tăng 715,83% so với cùng kỳ); 13 dự án FDI (04 dự án cấp mới, 09 dự án điều chỉnh vốn) với tổng vốn đăng ký đạt 103,85 triệu USD, tăng chủ yếu ở các dự án điều chỉnh vốn với tổng số đăng ký điều chỉnh đạt 39,85 triệu USD, tăng 23,93% so với cùng kỳ. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tiếp tục là ngành mũi nhọn về thu hút đầu FDI.
Theo thống kê đến tháng 2/2022, toàn tỉnh có 145 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 2.268 tỷ đồng, tăng 5,07% về số doanh nghiệp, tăng 53% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 15,64 tỷ đồng, tăng 45,61% so với cùng kỳ.
Một góc phía Nam TP Vĩnh Yên ngày càng văn minh, hiện đại |
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thê nên số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể vẫn có chiều hướng gia tăng với 294 doanh nghiệp, tăng 38,68% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục được duy trì ổn định; hoạt động ngân hàng, tín dụng thông suốt; Lĩnh vực Y tế và giáo dục được quan tâm đặc biệt. Trong đó công tác phòng, chống, điệu trị dịch bệnh Covid-19 tiếp tục được triển khai quyết liệt và đồng bộ. Tính từ ngày 27/4/2021 đến ngày 24/2/2022, trong tỉnh đã phát sinh 71.250 ca mắc Covid-19; trong đó, có nhiều ca xảy ra trong cộng đồng và các đơn vị sản xuất kinh doanh. Toàn tỉnh có 51.463 bệnh nhân đang điều trị, số bệnh nhân đã điều trị khỏi là 22.077 người và có 11 bệnh nhân tử vong.
Bên cạnh đó, chương trình tiêm vắc xin, toàn tỉnh đã tiêm được 783.051 người, đạt trên 99,1% dân số trên 18 tuổi, với tổng số liều được tiêm 2.130.905 liều (tiêm mũi 1: 783.051 người, mũi 2: 772.905 người, mũi 3: 574.949 người); đã tiêm được 114.135 người người từ 12-17 tuổi, đạt 98,4% dân số từ 12-17 tuổi với tổng số liều được tiêm là 226.235 (tiêm mũi 1: 114.135 người, mũi 2: 112.100 người).
Về giáo dục, do ảnh hưởng và diễn biến của phức tạp của dịch bệnh Covid-19, cùng với thời tiết không khí lạnh tăng cường, chuyển rét đậm, rét hại, tỉnh Vĩnh Phúc đã cho , trung học cơ sở chuyển trạng thái từ học tập trực tiếp sang từ ngày 21/2/2022, cho đến khi có thông báo mới của Ban Chỉ đạo các huyện/thành phố; các tiếp tục mở cửa đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh, tạo điều kiện để phụ huynh yên tâm lao động, sản xuất; các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên tiếp tục trì dạy học trực tiếp; đồng thời tổ chức dạy học trực tuyến đối với học sinh thuộc diện F0, F1.
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII với 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá, chủ động thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid – 19, vừa phát triển KT – XH, năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc đề ra một số mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội, trong đó GRDP tăng từ 8,5 – 9%, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 31,2 nghìn tỷ đồng; thu hút 450 triệu USD vốn FDI và 10,5 nghìn tỷ đồng vốn DDI; giải quyết việc làm cho khoảng 16 – 17 nghìn lao động...