Phản ứng!
Trong mắt người già 06/05/2024 15:05
Sáng ngày 30/4, Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn 74,8 - 76,5 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 200.000 đồng/lượng so với sáng ngày 29/4. Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn trơn 74,68 - 76,28 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 100.000 đồng/lượng.Trong khi đó, giá vàng miếng SJC vẫn đứng quanh mốc 85 triệu đồng/lượng. Đến 18h45, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Những ngày qua, hình ảnh từng đoàn xe đủ kiểu chở nước ngọt trợ giúp bà con Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khiến dư luận quan ngại.
Người dân lấy nước từ các xe bồn |
Mấy năm gần đây, đặc biệt là từ đầu năm 2024, ĐBSCL đứng trước thực tế nghiệt ngã: Hạn hán, nhiễm mặn rất nghiêm trọng. “Bức tranh” ấy sẽ còn xấu hơn khi tới đây, con kênh Funan Techo của Campuchia (dài 180 km, rộng 100m, sâu 5,4m, với trữ lượng lên tới 80 triệu mét khối nước lấy từ sông Mekong) đi vào hoạt động, chắc chắn tình trạng hạn hán, nhiễm mặn tại ĐBSCL của Việt Nam sẽ càng khốc liệt bội phần.
Vì ở cuối dòng Mekong, nguồn tài nguyên về nước, phù sa… của ĐBSCL đang bị các con đập thuỷ điện phía thượng nguồn uy hiếp, nay lại đứng trước nguy cơ bị “mất nước” từ kênh đào Funan Techo nên tài nguyên nước, môi trường sinh thái bị đe doạ, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của hàng chục triệu người dân.
Mới đây, một số nhà khoa học Hà Lan xác định: Chưa đến 5% lượng nước mặn xâm nhập ĐBSCL là do biến đổi khí hậu, còn nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển của các đập thủy điện. Các con đập ở thượng nguồn là nguyên nhân chính khiến nguồn cung cấp phù sa ở ĐBSCL giảm hơn 90%. Kể từ năm 2010, ĐBSCL hứng chịu những đợt hạn hán tái diễn và kỉ lục.
Như vậy, 4 năm sau khi kênh Funan Techo hoạt động, mực nước trên các sông ở ĐBSCL sẽ xuống thấp hơn nữa và tình trạng xâm nhập mặn sẽ càng nghiêm trọng.
Vàng “nhảy múa” rất mạnh nhưng mãi đến cuối tháng 4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới mở lại phiên đấu thầu vàng miếng nhằm tăng cung cho thị trường, tiến tới giảm chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới. Hoạt động này cũng là một bước thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp bình ổn thị trường vàng. Tuy nhiên, để giải quyết rốt ráo vấn đề này, Chính phủ cần thay đổi Nghị định 24/2012 về quản lí thị trường vàng. Bởi hình như cách quản lí thị trường vàng hiện nay không còn phù hợp. Nhà nước nên dùng công cụ thông qua các công ty được phép nhập khẩu vàng; hoặc có thể quản lí qua việc NHNN là chủ thể mua - bán cuối cùng trên thị trường vàng. Cạnh đó, NHNN nắm bắt chặt chẽ, kịp thời các biến động thị trường vàng để có giải pháp xử lí tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới. Mặt khác, cần kiểm tra, thanh tra các cửa hàng, doanh nghiệp vàng để lập lại sự minh bạch, ổn định cho thị trường vàng.
Và một vấn đề cũng cần sự cấp bách là phải có nhiều phương án căn cơ, linh hoạt, hiệu quả để đối phó với nạn thiếu nước và xâm nhập mặn tại ĐBSCL, bởi “nước là một phần tất yếu của cuộc sống”!