Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Nỗi lo sợ khi... mất rừng!

Rừng có hai loại: Rừng tự nhiên và rừng trồng. Rừng tự nhiên là rừng đã có cách ta hàng ngàn năm. Từ khi có sự sống trên trái đất, các loài sinh vật từ đơn bào, phát triển thành đa bào, cao hơn nữa là thành các loại thực vật đa dạng, phong phú về chủng loại; phủ rộng trên trái đất, thích nghi với điều kiện sống (khí hậu, nước và thổ nhưỡng).
Rừng phát triển kéo theo nhiều loài động vật phát triển, theo chuỗi thức ăn. Từ động vật rất nhỏ như: Kiến, sâu (loài thân đốt) tới các loài lớn như: Khủng long, voi, ma - mút, sư tử, hổ, báo, trâu, bò, dê, hươu, nai, khỉ, trăn, rắn, vv... Sau này. Tất cả các mắt xích này, tạo thành chuỗi. Cái nọ ràng buộc cái kia. Nếu một sự đứt gãy (ví dụ mất rừng) thì sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều loài, nhiều loài cũng chết theo.

Loài người sinh ra và phát triển cũng nằm trong chuỗi này. Lúc này, nguồn thức ăn, hoa trái có rất nhiều. Vì bạt ngàn cây rừng. Cây cổ thụ to, phát tán mạnh, do các loài ăn hoa quả (như dơi, chuột, khỉ, chim chóc, v.v...) ăn và mang đi "gieo hạt" cho nhiều vùng đất khác nhau. Thời kì này, gió bão nhiều, nhưng cây rừng là tấm bình phong che chắn nên con người cũng được an toàn. Mưa to thì rất nhiều nước, nhưng rừng có nhiều tầng, nhiều tán, nhiều dây leo chằng chịt nên có nước là được chảy dần ra suối, ra sông, không gây ngập lụt lớn. Không có đập chắn nước, nên nước dâng có thể cục bộ ít ngày là trôi, chảy hết ra biển. Con người không chỉ biết sống trong hang đá (thời nguyên thuỷ) mà con người đã biết dựng nhà cửa trên các nền đất cao để tránh lũ lụt...

Nỗi lo sợ khi... mất rừng!

Rừng tự nhiên đúng nghĩa, là lá phổi xanh lọc bụi, nhả khí O2 về ban ngày, hút khí CO2 tổng hợp cùng chất diệp lục để lá cây quang hợp ánh sáng, đêm mới thả ra một phần khí CO2. Cho nên làm cho bầu không khí luôn dịu mát, nhiều dưỡng khí, trong lành. Hơi nước cũng đều đều phả ra từ tán lá, làm cho bầu không khí không bị khô. Có cây mới giữ được đất và nước (nhất là nước ngầm). Ta có thể nhận thấy ngay giữa một nơi có cây xanh và một nơi không có cây xanh, khí hậu nó khắc nghiệt khác biệt nhau sẽ như thế nào? Có cây xanh (có rừng) thì mưa thuận gió hoà hơn; khí hậu ít cực đoan hơn, không quá nóng hay quá lạnh. Có rừng tự nhiên, con người khai thác bền vững được nhiều thứ. Trong đó có chất đốt (cây, củi mục), mật ong, nấm, củ mài, măng tre nứa, rau củ quả, hoa trái và nhiều cây dược liệu làm thuốc. Ngoài ra, có thể săn bắn (thu hoạch) được một lượng thú rừng (làm thực phẩm) nếu như săn bắn có kiểm soát. Đặc biệt hơn là ít xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt trượt các lớp đất đá làm lở núi, lở đồi, ít cướp đi sinh mạng, con người sẽ an toàn hơn khi có rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ...

Rừng nhân tạo là do con người trồng như: Rừng cao su, rừng bạch đàn, rừng thông, rừng keo, "rừng" cà phê, hồ tiêu, mắc ca, v.v... Tuy nhiên, đây là những rừng cây trồng phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lấy gỗ, lấy quả, lấy mủ... Chỉ đơn giản là một loại cây trồng, dưới chân hầu như không có lớp cỏ mọc, độ che phủ thấp nên khi mưa là đất dễ bị trôi, bị lở, cũng là nguồn cơn gây lũ ống, lũ quét, làm đất nhanh bạc màu, thoái hoá, mất đi các loài động vật, mất đi hệ sinh thái ...

Để phát triển kinh tế, người ta đã phá hàng triệu héc ta rừng tự nhiên không thể kiểm soát, thay vào đó là trồng cà phê, cao su, hồ tiêu, mắc ca và bỏ hoang hoá, v.v... Các con sông, suối phải "cõng" rất nhiều đập thuỷ điện vừa và nhỏ. Các đập thuỷ điện này ngăn cản dòng chảy tự nhiên. Mỗi một công trình thuỷ điện thì hàng ngàn héc ta diện tích rừng bị tàn phá. Khi mưa xuống đều rất dễ gây sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, mưa càng to thì càng phải xả nước làm miền hạ du sẽ càng ngập thêm, lở núi như ở các tỉnh miền Trung trong năm 2020 vừa qua, là những thí dụ kinh hoàng. Lở núi, lũ ống, lũ quét sẽ còn xảy ra nhiều những năm sau nữa, do nạn phá rừng bừa bãi, không ngừng. Do làm thuỷ điện, do đào đường, khoét núi đồi làm hoắm chân, mất độ vững chắc của đồi núi. Con người ở nơi đây sẽ phải hứng chịu. Thiệt hại về người và tài sản sẽ khó mà kể hết...

Theo thống kê chưa đầy đủ, sau năm 1975, đất nước thống nhất. Tổng diện tích rừng tự nhiên của ta khoảng 43 triệu ha, nhưng đến nay chỉ còn 28 triệu ha. Trong khi chúng ta nói là đã trồng được 4,1 triệu ha, đây là rừng nhân tạo, chờ để các cây phát tán, thân cây to bằng người ôm thì phải 50-100 năm nữa. Chưa nói là đủ tuổi khai thác nó sẽ bị cưa trụi để khoảng trống về đất. Để có rừng tự nhiên "lá chắn đầu nguồn" phải cả ngàn năm tuổi mới có nhiều tán, nhiều tầng, nhiều dây leo không phải dễ dàng tự nhiên mà có đâu (!)

Việc "lợi ích nhóm", xâu xé, phá rừng làm thuỷ điện, chia bán đất rừng (nhiều báo chí phản ánh trong nhiều năm qua) là những hồi chuông báo động. Rừng có nhiều gỗ qúy như: Lim, sến, táu, chò chỉ, đinh hương, pơ-mu, cẩm lai, nghiến, v.v... đã, đang bị "lâm tặc" và cả một số kẻ được "dân nuôi" để giữ rừng nhưng lại cấu kết phá rừng, chặt phá đem bán làm giàu bất chính, gây hậu quả khôn lường là điều đáng lên án, cần nghiêm trị. Chưa có một tên nào bị "xử trảm" (tử hình), do vậy chúng không sợ!?

Tại nhiều cuộc họp, những người quản lí, đứng đầu vẫn "rất giỏi" né tránh các câu hỏi của đại biểu thay mặt cử tri cả nước. Có thể họ cũng "a dua" với bọn phá rừng hay lơ là nhiệm vụ cùng những người này, nên cho nghỉ việc. Bởi giao nhiệm vụ mà không hoàn thành công việc được giao, thì ngồi đấy để làm gì?!

Không chỉ tài nguyên rừng bị tàn phá, bán chác mà đất đá cũng đang được đào phá để bán, nhiều ngọn núi đẹp bị san phẳng và đào nham nhở không thương tiếc, rất nhiều loài động vật dần diệt chủng vì không còn môi trường sống. Nhiều NCT tự hỏi: "Liệu sau 20 năm nữa thì rừng tự nhiên, rừng phòng hộ có tuổi đời từ vài trăm tới cả ngàn năm tuổi, còn lại được bao nhiêu cây? Có bao nhiêu con người sẽ bị chết, do sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét, do nạn phá rừng gây ra. Phát triển như thế liệu có bền vững hay không? Việc xoá đói giảm nghèo của dân vùng lũ có bảo đảm? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm việc này ?".

Nguyễn Việt Tiến

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Tin khác

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...
Xem thêm
Phiên bản di động