Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Mở rộng quyền lợi BHYT: giảm gánh nặng chi tiêu cho các hộ gia đình

Ngày 1/7 - Ngày BHYT Việt Nam năm nay cũng đúng 15 năm triển khai thực hiện Luật BHYT đầu tiên của Việt Nam. Trải qua 15 năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, hướng tới mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, chính sách BHYT của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Với tỷ lệ người tham gia tăng, quyền lợi được mở rộng và số chi khám chữa bệnh BHYT tăng, BHYT đã trở thành nguồn tài chính chủ yếu cho chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta...

Mở rộng quyền lợi BHYT: giảm gánh nặng chi tiêu cho các hộ gia đình
Cùng với sự gia tăng về tỷ lệ người tham gia, BHYT đã trở thành nguồn tài chính chủ yếu cho chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ảnh: IT

Luật BHYT là cơ sở pháp lý cao nhất thể chế hóa quan điểm của Đảng và nhà nước ta về phát triển BHYT toàn dân nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em và người cao tuổi.

Theo ThS Trần Thị Trang - Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế cho biết, năm 2009 là năm đầu tiên thực hiện Luật BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT là 58% dân số, tăng 11% so với năm 2008.

Năm 2015, năm thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, số người tham gia BHYT là 68,5 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 74,9% dân số; năm 2019 số người tham gia BHYT là 85,7 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ đạt 89,1% dân số.

Tính đến 31/12/2023, số người tham gia BHYT là hơn 93,307 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 93,35% dân số.

Số lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh tăng nhanh qua từng năm. Năm 2010 có 102 triệu lượt (93,7 triệu lượt khám chữa bệnh ngoại trú và 8,3 triệu lượt điều trị năm nội trú).

Năm 2015, có 130,2 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT, trong đó số lượt khám chữa bệnh ngoại trú là 118,2 triệu lượt, số lượt khám chữa bệnh nội trú là 12 triệu lượt.

Năm 2019, số lượt khám chữa bệnh BHYT là 184 triệu lượt, trong đó, số lượt khám chữa bệnh BHYT ngoại trú là 166,9 triệu lượt, số lượt khám chữa bệnh BHYT nội trú là 17,1 triệu lượt đều tăng so với năm 2018.

Trong giai đoạn 2020 - 2022, do ảnh hưởng của dịch COVID-9, số lượt khám chữa bệnh BHYT giảm so với giai đoạn 2015 - 2019. Năm 2022, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đã ổn định hơn, số lượt khám chữa bệnh BHYT tăng lên 150,4 triệu lượt, tăng 24 triệu lượt so với năm 2021.

Cùng với sự gia tăng về tỷ lệ người tham gia, BHYT đã trở thành nguồn tài chính chủ yếu cho chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nếu như số thu quỹ BHYT năm 2010 đạt 25.540 tỷ đồng, thì đến 31/12/2015, tổng số tiền đóng từ người tham gia BHYT đã tăng lên là 59,7 nghìn tỷ đồng. Trong giai đoạn 2015 - 2019, số thu BHYT từ các đối tượng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2017 (năm thực hiện Quyết định số 1167/QĐ-TTg điều chỉnh giao chỉ tiêu bao phủ BHYT tới từng tỉnh). Số thu BHYT hàng năm tăng do tăng tỷ lệ bao phủ BHYT và tăng mức đóng do tăng mức lương cơ sở.

Giai đoạn 2020 - 2022 là giai đoạn có nhiều khó khăn do chịu tác động của dịch COVID-19, số tiền đóng BHYT vẫn gia tăng nhưng ở mức độ hạn chế. Cụ thể, năm 2020, tổng số tiền đóng BHYT là 108,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7 nghìn tỷ đồng so với năm 2019. Năm 2021, tổng số tiền đóng BHYT là 110,0 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3 nghìn tỷ đồng so với năm 2020. Năm 2022, tổng số tiền đóng BHYT là 113,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8 nghìn tỷ đồng so với năm 2021.

Năm 2010 số chi của quỹ BHYT là 19.666 tỷ đồng. Đến năm 2015, số chi khám chữa bệnh BHYT đã tăng lên là 47,9 nghìn tỷ đồng;

Số chi khám chữa bệnh BHYT năm 2018 là 96,5 nghìn tỷ đồng, năm 2019 là 104,8 nghìn tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 3 năm số chi khám chữa bệnh BHYT đã cao gấp hơn 2 lần so với số chi khám chữa bệnh BHYT của năm 2015.

Giai đoạn 2020 - 2021, do tác động của dịch COVID-19, số lượt khám chữa bệnh BHYT giảm mạnh, số chi khám chữa bệnh BHYT giảm mạnh so với năm 2019.

Năm 2020, số chi khám chữa bệnh BHYT là 101,7 nghìn tỷ đồng, giảm 3,1 nghìn tỷ (tương ứng giảm 3%) so với năm 2019, năm 2021 giảm 17,9 nghìn tỷ (tương ứng giảm 15%) so với năm 2019.

Đến năm 2022, cả nước bước vào giai đoạn "bình thường mới" sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đã ổn định hơn, hoạt động khám chữa bệnh trở lại bình thường, số chi khám chữa bệnh BHYT của năm 2022 là 105,8 nghìn tỷ đồng, tăng gần 19 nghìn tỷ đồng (tương ứng tăng 22%) so với năm 2021 và đã cao hơn mức chi của năm 2019.

Theo Vụ trưởng Trần Thị Trang, nhìn chung, phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT tương đối toàn diện, bao gồm: chi phí dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh, thuốc, máu, dịch truyền, vật tư y tế, hóa chất khi người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con tại cơ sở khám chữa bệnh.

Ngoài ra quỹ BHYT còn chi trả chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh và tuyến trung ương đối với một số đối tượng ưu tiên như người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi… trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật;

Quỹ BHYT cũng trích một phần chi phí từ số thu BHYT cho các đơn vị trường học, cơ quan/tổ chức để phục vụ công tác khám chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Hàng năm, bình quân quỹ BHYT chi trả từ 87% - 89% tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT, người tham gia BHYT có trách nhiệm đồng chi trả từ 11% - 13%.

Mở rộng quyền lợi BHYT: giảm gánh nặng chi tiêu cho các hộ gia đình
Ảnh: Minh họa

"Quyền lợi về khám chữa bệnh BHYT có xu hướng ngày càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT, sự thay đổi về mô hình bệnh tật, sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế, khả năng cân đối quỹ BHYT và khả năng chi trả của người tham gia, đồng thời hướng tới mục tiêu giảm chi tiền túi từ hộ gia đình cho chi tiêu y tế"- bà Trang nhấn mạnh.

Cũng theo bà Trần Thị Trang, danh mục thuốc (bao gồm cả thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế), vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật BHYT luôn được rà soát để cập nhật phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và năng lực thực hiện dịch vụ kỹ thuật vừa để đảm bảo quyền lợi của người có thẻ khi đến cơ sở y tế, vừa là yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế.

PV

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật bản tại 200 trung tâm

VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật bản tại 200 trung tâm

Ngày 20/9, Hệ thống trung tâm tiêm chủng vác xin cho trẻ em và người lớn (VNVC) chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc. Kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ trong giai đoạn cao điểm.
Khoa Sản đẻ thực hiện mô hình "Đổi mới phong cách thái độ hướng tới sự hài lòng người bệnh"

Khoa Sản đẻ thực hiện mô hình "Đổi mới phong cách thái độ hướng tới sự hài lòng người bệnh"

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", thời gian qua chi bộ Khoa Sản đẻ thuộc Đảng bộ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác Dân vận khéo.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội quyết tâm xây dựng, bảo vệ môi trường không khói thuốc lá

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội quyết tâm xây dựng, bảo vệ môi trường không khói thuốc lá

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của TP Hà Nội trong lĩnh vực Sản phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình. Với đặc thù của Bệnh viện chiếm số đông là phụ nữ và trẻ em nên Ban Giám đốc luôn xác định được mối nguy hại từ thuốc lá tới sức khỏe của bệnh nhân. Ngay từ các phòng, ban, khu vực chờ khám, khu điều trị và đặc biệt là tại khu phẫu thuật, đỡ đẻ của bệnh viện đã xây dựng mô hình “Bệnh viện không khói thuốc lá”.
Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9: "Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!"

Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9: "Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!"

Đây là thông điệp của Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm nay do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
Bộ Y tế: Triển khai các biện pháp phòng chống dịch, vệ sinh môi trường sau mưa lũ

Bộ Y tế: Triển khai các biện pháp phòng chống dịch, vệ sinh môi trường sau mưa lũ

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, nhất là tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ xảy ra tình trạng ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở nhiều địa phương đã gây các thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân.

Tin khác

Bộ Y tế: Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng do bão, lũ

Bộ Y tế: Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng do bão, lũ
Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão
Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa bão.

Bộ Y tế: Khẩn trương tìm nguyên nhân gây bệnh cho nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

Bộ Y tế: Khẩn trương tìm nguyên nhân gây bệnh cho nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên
Nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên sống cùng ký túc xá phải nhập viện với triệu chứng sốt chưa rõ nguyên nhân, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.

Bộ Y tế: Bảo đảm công tác khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ Lễ

Bộ Y tế: Bảo đảm công tác khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ Lễ
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có văn bản về việc đảm bảo công tác khám, chữa bệnh trong dịp lễ Quốc khánh 2/9.

Vaccine phế cầu 23 mới đặc biệt hiệu quả ở người cao tuổi, bệnh nền

Vaccine phế cầu 23 mới đặc biệt hiệu quả ở người cao tuổi, bệnh nền
Vaccine phế cầu 23 có phổ bảo vệ rộng, tiêm cho trẻ từ 2 tuổi và không giới hạn độ tuổi trần, hiệu quả đặc biệt cao ở người cao tuổi (NCT), người có bệnh nền, người từng mắc Covid-19. Vaccin được triển khai tiêm lần đầu ở Việt Nam tại gần 200 Trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch sởi

Bộ Y tế đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch sởi
Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.

Hải Phòng: Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân trên đảo Cát Bà

Hải Phòng: Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân trên đảo Cát Bà
Bệnh viện Mắt Hải Phòng vừa phối hợp với Đồn Biên phòng Cát Bà, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho Nhân dân tại 2 xã Việt Hải và Hiền Hào, huyện đảo Cát Hải.

TP. Hồ Chí Minh: Khai trương Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quy mô lớn nhất

TP. Hồ Chí Minh: Khai trương Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quy mô lớn nhất
Sáng 23/8, được sự thẩm định, cấp phép của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh và chính quyền sở tại, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7 - Trung tâm khám chữa bệnh trong ngày chuyên sâu, hiện đại, công nghệ cao có quy mô lớn nhất tại TP. Hồ Chí Minh.

Bộ Y tế: Bệnh viện K khẩn trương phát hiện và xử lý nghiêm sai phạm

Bộ Y tế: Bệnh viện K khẩn trương phát hiện và xử lý nghiêm sai phạm
Liên quan đến một số phản ánh của dư luận về những lùm xùm trong công tác khám, chữa bệnh tại Bệnh viện K được đăng tải trên mạng xã hội thời gian gần đây. Nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bệnh, với tinh thần cầu thị, lắng nghe, lấy người bệnh làm trung tâm, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh...Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu Bệnh viện K tăng cường kiểm tra, giám sát không để xảy ra tiêu cực, nhũng nhiễu, phát hiện và xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm.

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh mùa tựu trường

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh mùa tựu trường
Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia tính tới thời điểm hiện tại của năm 2024, nhiều địa phương đã ghi nhận gia tăng các ca mắc bệnh sởi, ho gà và một số bệnh truyền nhiễm khác. So với cùng kỳ năm 2023, số mắc sởi tăng hơn 8 lần, số mắc ho gà tăng hơn 25 lần...

Cả nước đã ghi nhận gần 53.000 ca mắc sốt xuất huyết, 6 ca tử vong

Cả nước đã ghi nhận gần 53.000 ca mắc sốt xuất huyết, 6 ca tử vong
Chỉ trong 1 tuần (từ 6-13/8), cả nước ghi nhận hơn 3.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Tích lũy từ đầu năm, cả nước ghi nhận 52.957 trường hợp.

Sinh viên nước ngoài thích thú khi được học tập và thực hành tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Sinh viên nước ngoài thích thú khi được học tập và thực hành tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
Là một trong năm bệnh viện phụ sản hàng đầu của Việt Nam, ngoài việc thực hiện chuyên môn khám chữa bệnh, bệnh viện Phụ sản Hải Phòng còn là cơ sở thực hành cho hàng trăm học viên, sinh viên mỗi năm và có nhiều mối quan hệ hợp tác quốc tế với các bệnh viện, các trường đại học trên thế giới.

Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng được trao tặng hai Bằng Lao động Sáng tạo

Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng được trao tặng hai Bằng Lao động Sáng tạo
Tại Hội nghị biểu dương Lao động sáng tạo, lao động giỏi năm 2023. PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hải Phòng và TS.BS Lưu Vũ Dũng, Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng bằng “Lao động sáng tạo” năm 2023.

Thanh Hóa công bố dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn thị trấn Mường Lát

Thanh Hóa công bố dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn thị trấn Mường Lát
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận các ca mắc bệnh bạch hầu.

Cảnh báo nhiều ca sốt xuất huyết với những biến chứng nguy hiểm

Cảnh báo nhiều ca sốt xuất huyết với những biến chứng nguy hiểm
Trong tháng 7, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận những ca sốt xuất huyết Dengue nặng với nhiều dấu hiệu cảnh báo và biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao; đặc biệt ở người cao tuổi, có bệnh nền.
Xem thêm
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Nguy cơ té, ngã và các biện pháp dự phòng tại nhà

Nguy cơ té, ngã và các biện pháp dự phòng tại nhà

Ngã là một vấn đề y tế quan trọng, đặc biệt ở NCT. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, có 684.000 trường hợp tử vong do té ngã xảy ra mỗi năm, khiến cho té ngã trở thành nguyên nhân tử vong do thương tích không chủ đích đứng thứ hai (sau tai nạn giao thông).
Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao

Nhiều người dân, bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại khoa Quốc tế của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tỏ ra vô cùng hài lòng và thích thú khi được trải nghiệm các dịch vụ tại đây.
Dinh dưỡng hợp lí cho NCT mắc bệnh nền

Dinh dưỡng hợp lí cho NCT mắc bệnh nền

Sáng 22/8, Trung tâm Chăm sóc NCT (Trung tâm) Nhân Ái tổ chức “Diễn đàn tuổi Bạc” số 10, với chủ đề “Dinh dưỡng hợp lí cho NCT mắc bệnh nền”. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc tế Nhân Ái chủ trì chương trình.
Phiên bản di động