Lời cảm ơn từ trái tim…
Cuộc sống vốn thăng trầm, đầy gian nan và đầy thử thách. Để có được thành công, không mấy ai không phải trả giá cho những bài học làm hành trang vào đời… |
Song, đến ngày hôm nay, nhìn lại chặng đường đã qua, tôi đã có thể tự hào và bằng lòng với thành quả bản thân mình đạt được. Hai tấm Kỉ niệm chương của nghề: “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” và “Vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi Việt Nam” là phần thưởng lớn mà “nghề” dành cho những nỗ lực của tôi. |
Phóng viên trong những lần tác nghiệp tại cơ sở
Vâng, làm báo được ghi nhận bằng kỉ niệm chương báo chí, công tác trong lĩnh vực người cao tuổi được nhận kỉ niệm chương của người cao tuổi. Thật không gì vinh dự và tự hào hơn. Tôi thấy mình xứng đáng. Đó là kết quả sự đam mê, tình yêu vô bờ bến và những nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân với nghề mà tôi yêu trong suốt mấy chục năm qua. Tuy cũng phải trải qua mấy cơ quan báo chí trước khi về bến đậu “Báo Người cao tuổi”, nay là “game bài đổi thưởng tiền that ”, song, từ ngày “bén duyên” nghề báo thì tôi đã gắn bó máu thịt với công việc “mài chữ nuôi phong trào” này… |
Nơi tôi đến…
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng căn dặn: “Muốn viết bài báo khá thì cần gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực”. Ngài Robert Mahoney, Phó Giám đốc Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), một tổ chức phi lợi nhuận, độc lập nhằm bảo vệ quyền tự do báo chí trên toàn thế giới cũng từng khẳng định: “Cách duy nhất để ghi lại sự thật vẫn là phải đến gần nó”. |
Trong những lần tác nghiệp |
Vâng. Thành công lớn nhất trong nghề làm báo Hội của tôi là tình cảm, sự ghi nhận và ủng hộ nhiệt tình, tích cực của các cấp lãnh đạo và cán bộ, hội viên Hội Người cao tuổi các địa phương. Yêu nghề, gắn bó với cơ sở, tôi không bỏ lỡ bất kì cơ hội nào có thể để về địa phương, theo dõi, nắm bắt hoạt động Hội. Nơi tôi đến có thể là vùng đồng bằng cò bay mỏi cánh, là dòng sông in bóng tre xanh uốn cong như dải lụa mềm. Nơi tôi đến là những vùng trung du xanh ngát đồi chè, những vườn trái cây lúc lỉu vào mùa hái quả, những trang trại trồng trọt, chăn nuôi mà chỉ nhìn thôi cũng thấy cả tình yêu lao động lẫn trách nhiệm đối với gia đình, xã hội của lớp người “cây cao bóng cả”. Nơi tôi đến, có những “lão nông” tuổi bảy, tám mươi vẫn phăm phăm lội ruộng, thoăn thoắt đi về chỉ đạo hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nơi tôi đến, người cao tuổi rộn rã tiếng cười, tưng bừng múa ca, dân vũ, thể thao. Nơi tôi đến còn có cả những vùng sâu vùng xa, người cao tuổi cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, nhà thì tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát, nói gì đến hoạt động phong trào, tham gia sinh hoạt Hội? Và tôi cứ đi. Cứ thâm nhập, cứ đến với các cụ. Xem các cụ nhảy múa, hát ca; xem các cụ sinh hoạt câu lạc bộ và làm những việc có ích cho đời; chia sẻ với những khó khăn của phong trào người cao tuổi ở địa phương hay những hoàn cảnh éo le, mảnh đời bất hạnh. Để rồi, những bài viết phản ánh hoạt động, phong trào của người cao tuổi cứ sinh sôi, nảy nở trên báo in, báo điện tử, trên cả các trang mạng xã hội, đem đến niềm vui, thiết thực động viên, khích lệ để cán bộ, hội viên tiếp tục sống vui, khỏe, có ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng... |
Yêu người...
“Người” tôi muốn nhắc đến chính là những cán bộ, hội viên người cao tuổi trên khắp mọi miền Tổ quốc, nơi tôi đã, đang và sẽ tiếp tục tiếp cận, trao đổi, giao lưu, lấy thông tin. Đó là những tấm gương sáng trong các lĩnh vực như xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng tổ chức Hội Người cao tuổi vững mạnh, làm kinh tế giỏi, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa, khuyến học khuyến tài... Mỗi người một phong cách, các phương pháp làm việc cũng khác nhau, nhưng tựu chung lại, họ đều có một phẩm chất cao quý và tâm nguyện lớn nhất của họ là được sống vui, sống khỏe và tiếp tục cống hiến. |
Ông Nguyễn Thế Toàn (thứ hai từ phải sang), Trưởng BĐD Hội Người cao tuổi TP Hà Nội và bà Nguyễn Thị Hà (ngoài cùng bên phải), Trưởng BĐD Hội NCT huyện Chương Mỹ thường xuyên ủng hộ hỗ trợ chương trình tuyên truyền của phóng viên |
Vì thế, dù ở cương vị nào, có tham gia cấp ủy, chính quyền, làm lãnh đạo mặt trận, các đoàn thể, làm chủ doanh nghiệp, trang trại hay chỉ là hội viên bình thường, người cao tuổi vẫn luôn tỏa sáng trong gia đình, cộng đồng về nhân cách, lối sống, đức hi sinh. Trong gia đình, các cụ thường xuyên động viên, hỗ trợ, khích lệ con cháu làm ăn chân chính, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; biết kính già yêu trẻ, đoàn kết, yêu thương nhau; tôn trọng bà con lối xóm. Ông Nguyễn Hồng Lam (giữa), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đã cao tuổi vẫn tâm huyết, đau đáu vì một nền nông nghiệp sạch Tham gia công tác xã hội, tổ chức đoàn thể, người cao tuổi biết lắng nghe, góp ý đúng lúc, đúng người; phát huy kinh nghiệm từng trải suốt hơn nửa cuộc đời để tham gia ý kiến vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ chính trị ở địa phương; giám sát thực thực thi pháp luật trên từng địa bàn; tham mưu với cơ quan chức năng có thẩm quyền hoạch định chính sách an sinh xã hội. CLB Liên thế hệ tự giúp nhau phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội hướng dẫn học sinh Trường Quốc tế gói bánh chưng tặng người cao tuổi nghèo Hòa nhập cộng đồng, các cụ trân trọng kỉ luật, quy chế tập thể, sống chan hòa, chia sẻ, giúp nhau phương pháp giáo dục con cháu; cách làm kinh tế cho giá trị vượt trội, kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, từ đó tăng thu nhập vừa có thể tự trang trải cuộc sống, đỡ đần con cháu, vừa duy trì sức khỏe dẻo dai, nêu gương sáng về tinh thần lao động, ý chí và nghị lực vượt khó. |
Phóng viên Thanh Hà cùng đồng nghiệp... |
Không chỉ yêu lắm những “gương sáng tuổi cao tiêu biểu”, tôi xin được trân trọng và bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các cô bác, anh chị em đang làm công tác Hội Người cao tuổi ở các địa phương. Dù là cấp tỉnh, huyện hay xã, chi hội và các CLB, mọi đề nghị về thông tin của tôi trong quá trình tác nghiệp luôn được ghi nhận và đáp ứng kịp thời. Để có những bài báo chân thực, mang hơi thở cuộc sống, nhịp đập của phong trào người cao tuổi, tôi sẵn sàng lặn lội khi lên rừng xuống biển, lúc ra Bắc vào Nam, không quản ngại đường sá xa xôi, mưa dầm gió bấc hay nắng cháy thịt da. Đáp lại tấm chân tình và niềm đam mê cháy bỏng của phóng viên, đi đến đâu, tôi cũng được các cô bác, anh chị em cán bộ, hội viên tiếp đón nhiệt tình, hỗ trợ tác nghiệp, cung cấp thông tin đến nơi đến chốn. Nhờ đó, tôi được đi thăm mô hình làm kinh tế giỏi, mô hình giữ gìn an ninh an toàn xã hội, xây dựng gia đình văn hóa; được xem hoạt động hiệu quả, sôi nổi của người cao tuổi triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Hội; được sinh hoạt cùng các CLB văn hóa thể thao, dân vũ, dưỡng sinh, liên thế hệ tự giúp nhau; chứng kiến những cách làm sáng tạo, những trái tim tâm huyết “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” của rất nhiều người cao tuổi. |
Giao lưu và tác nghiệp |
Vừa trực tiếp xuống cơ sở với phóng viên, các anh chị cán bộ Hội còn sẵn sàng tương tác trên nhóm, trên email và các trang mạng xã hội như zalo, facebook, viber, nhằm giới thiệu, thông báo cho phóng viên những sự kiện, hoạt động và các tập thể, cá nhân tiêu biểu. Từ đó, tôi có thể tiếp cận nhiều hơn, tìm hiểu kĩ hơn, sâu hơn và có thêm những thông tin chuẩn xác để cho “ra lò” những tác phẩm mang tính thời sự và chân thực. Có những bài phản ánh, phỏng vấn của tôi thực hiện bằng hình thức “chat”. Những phóng sự về xã hội, về phong trào của tôi sinh động hơn, phong phú hơn, hay hơn là nhờ có nhiều ý kiến hay, đóng góp chân tình, thậm chí là ý tưởng sáng tạo của các anh chị cán bộ Hội Người cao tuổi địa phương. |
Ngày của nghề, xin gửi vào đây tất cả yêu thương, trân trọng và lời cảm ơn từ trái tim đến những người tôi gặp; những người anh, người chị, người em đã luôn dõi theo, đồng hành và cổ vũ, để ngọn lửa nghề trong tôi luôn rực cháy đam mê! Thanh Hà |
Ông Lương Anh Tế, Trưởng BĐD Hội NCT tỉnh Hải Dương (thứ năm từ phải sang) luôn tích cực hỗ trợ phóng viên xử lí thông tin kịp thời, chính xác |
Bài: Thanh Hà Ảnh: Thanh Hà và cộng tác viên Trình bày: Thanh Hà |