Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Linh hồn của đá

Thánh thót như tiếng của tiền nhân, rì rào róc rách như dòng thác chảy, miên man miệt mài như tiếng loài chim trên đại ngàn tấu lên những khúc hòa ca đầy cảm xúc của Raglay...

Những thanh âm của đá

Bo Bo Hùng, cán bộ Trung tâm Văn hóa huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, dìu dặt nhịp búa gỗ, những thanh âm từ đá vang lên như hồn thiêng nguồn cội ngàn năm dội về. Tiếng đá kêu như tiếng của linh hồn ẩn trong đá, khắc khoải đến ngây người. Đá vang lên những thanh âm riêng biệt, tha thiết, trữ tình như những làn điệu dân ca của đồng bào Raglai. Ấy là hồn thiêng nguồn cội. Có giọng mẹ, giọng cha. Có giọng sông, giọng núi. Hết thảy hòa thành tiếng vọng thâm u của đại ngàn; tấu lên những khúc hòa ca Raglai nhiều cảm xúc.

Có lẽ, đó là sự dồn nén của ngàn triệu năm trước trong lòng đá, tạo nên một linh hồn vĩnh cửu hóa thân vào đá, để bây giờ người đời nhọc nhằn tái tạo lại thanh âm ấy. Dưới những lớp đất đá của núi rừng Khánh Sơn, chẳng biết từ bao giờ người Raglay xứ này đã biết nghe tiếng đá kêu. Những tiếng đá khi va vào nhau thánh thót như tiếng của tiền nhân, miên man miệt mài, tấu lên khúc nhạc dặt dìu của đại ngàn vĩnh cửu.

Linh hồn của đá
Bo Bo Hùng biểu diễn đàn đá.

Người bây giờ gọi là đàn đá, còn với người Raglay gọi đó là “goong lu”, có nghĩa là cồng đá, đá kêu như những chiếc cồng. Đã bao đời người Raglay làm bạn cùng đá, vui buồn cùng đá. Đá cũng như thay cho lời kể, niềm an ủi, lúc vui, lúc buồn trong cuộc sống của người dân xứ này.

Theo tư liệu tại Phòng Truyền thống huyện Khánh Sơn, năm 1949, những người làm đường phát hiện tại Ndut Liêng Krak, tỉnh Đắk Lắk, một bộ 11 thanh đá xám có dấu hiệu ghè đẽo bởi bàn tay con người, kích thước từ to đến nhỏ. Nhà dân tộc học người Pháp Georges Condominas cho rằng, nó không giống bất cứ một nhạc cụ bằng đá nào trên thế giới và đưa về Pháp để nghiên cứu và hiện được trưng bày tại Bảo tàng Museé de l’Homme ở Paris. Các nhà khảo cổ kết luận, đây là bộ đàn đá của tộc người Raglai, có niên đại từ 2.000 -5.000 năm.

Nhưng căn cứ vào loại đàn đá tìm được ở di chỉ khảo cổ Bình Đa, các nhà khoa học cho biết, những thanh đá để làm đàn này có tuổi đời khoảng 3.000 năm. Các nhà nghiên cứu sau khi khai quật và khảo sát tại đỉnh núi Dốc Gạo, thuộc địa phận thôn Tô Hạp, xã Trung Hạp, huyện Khánh Sơn,cho thấy, nơi đây chính là một xưởng chế tác đàn đá khổng lồ của người tiền sử, bởi vì người ta không chỉ phát hiện những thanh đó nguyên vẹn, mà còn những mảnh đá vương vãi trong quá trình con người ghè đẽo vẫn còn xung quanh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây chính là cái nôi phát tích ra các bộ đàn đá, nơi có nhiều dấu tích chứng tỏ người xưa đã chế tác đàn đá tại đây và dân tộc Raglai là những người chủ thực sự của những bộ đàn đá.

Đàn đá Raglay được chế tác từ loại đá đen, chỉ có tại huyện Khánh Sơn.
Đàn đá Raglay được chế tác từ loại đá đen, chỉ có tại huyện Khánh Sơn.

Năm 1979, Việt Nam chính thức công bố việc phát hiện bộ đàn đá Khánh Sơn, loại nhạc cụ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của dân tộc khiến thế giới kinh ngạc. Sau đó, đàn đá đã được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ độc đáo trong không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên kiệt tác truyền khẩu, phi vật thể của nhân loại.

Bo Bo Hùng, người Raglay và là nghệ nhân chơi đàn đá nhiều năm thủ thỉ rằng, đàn đá như biểu hiện cho tiếng lòng của người Raglay, mỗi âm thanh khi được đánh lên, người nghe như cảm nhận được người Raglay đang gửi lòng mình vào đá, tiếng đàn đá như âm thanh vang vọng từ quá khứ. Trong tâm thức người dân Raglay, âm thanh của đàn đá không chỉ là tiếng động để vật xua đuổi tà ma, mà còn là âm thanh thúc giục mọi người chăm làm nương rẫy, cầu bình an cho bản làng và cầu mưa thuận gió hòa. Nhưng có một điều khó hiểu, đó là dẫu người xưa không biết nhạc lí, không có phương tiện đo tần số âm thanh, nhưng vẫn chính xác với từng thanh âm của những phiến đá. Bo Bo Hùng giảng giải, thang âm của đàn đá Khánh Sơn phỏng theo cao độ của tầm cỡ dân ca, có giọng nam, giọng nữ; có giọng trống, giọng mái hòa điệu cùng nhau. Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm, thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì có âm vực cao và thanh, như những tiếng vọng thâm u của đại ngàn. Có lẽ thế, nên nghệ nhân Bo Bo Hùng mới bảo, mỗi thanh đá có một linh hồn riêng.

Hồn trong tiếng đá

Đàn đá, những tưởng có một số phận êm đềm là thế từ khi phát hiện, nhưng chẳng ai ngờ cũng nhiều thăng trầm lắm lắm. Thời chiến tranh, bộ đàn đá được coi là tiêu biểu của đàn đá Việt Nam, là 12 thanh đá kêu có kích thước, hình khối và âm thanh khác nhau được gia đình ông Bo Bo Ren cất giấu trong chiến tranh tại núi Dốc Gạo, xã Trung Hạp. Nhiều năm sau đó, đàn đá vẫn chìm trong quên lãng, và chỉ đến khi Cồng chiêng Tây nguyên được thế giới công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, thì tiếng đàn đá mới được sống dậy, được quan tâm nhiều hơn và nhiều người thực sự kinh ngạc với đàn đá.

Linh hồn của đá

Nhà nghiên cứu Mấu Quốc Tiến sau nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu về đàn đá cho hay, với những bộ đàn đá này, khi đánh lên không theo âm luật nào cả, mà có một thang âm riêng biệt, như cách thể hiện các làn điệu dân ca của đồng bào Raglai. Người Raglai từ xưa lắm, họ đã biết sử dụng âm thanh do các phiến đá kêu tạo ra để xua đuổi thú dữ, bảo vệ nương rẫy, buôn làng bằng cách treo những phiến đá gắn với một chiếc búa trên dòng suối. Sức nước chảy làm cho búa gõ vào đá, phát ra âm thanh. Tiếng đàn đá kết nối cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất, thần linh, giữa hiện tại với quá khứ… Trong các lễ hội của người Raglai như lễ bỏ mả, lễ ăn mừng lúa mới hay những dịp hội vui của buôn làng, bao giờ đàn đá cũng được đưa ra diễn tấu đầu tiên.

Bo Bo Hùng khẳng định, đàn đá chính là “linh hồn” của người Raglai. Người Raglay xưa hay treo đá lên bên suối, khi dòng nước chảy qua kéo theo những sợi dây buộc một viên đá va vào phiến đá mà tạo nên tiếng kêu. Những đêm thanh vắng, tiếng đàn đá vang lên cao trong trẻo, thánh thót, nghe như tiếng chim ca giữa trùng điệp đại ngàn. Lại có những tiếng trầm như rừng núi chuyển mưa, như gió núi rung cây, như tiếng đàn trâu, đàn bò mỗi chiều rầm rập đi về.

Nhà nghiên cứu Mấu Quốc Tiến thì bảo, ngày trước người Raglai lấy đá tấu lên âm thanh giống cồng chiêng, và chơi theo kiểu của cồng chiêng. Vì thế, đàn đá Khánh Sơn nguyên thủy chỉ đánh được một số giai điệu ngắn của người Raglai. Các bộ đàn đá chế tác sau này có thể đáp ứng được các yêu cầu của các loại nhạc cụ hiện đại, khi mỗi phiến đá một nốt nhạc. Chính vì thế, đàn đá bây giờ không chỉ có hát dân ca Raglai mà còn có thể gõ lên những bản nhạc hiện đại với thanh âm độc đáo.

Có một điều khiến nhiều người tiếc nuối, đó là đàn đá không chỉ mang trong mình nét đẹp văn hóa, tâm hồn của đồng bào mà còn là niềm tự hào của người Raglai. Nhưng hiện nay, những bộ đàn đá để biểu diễn còn rất ít, người biết đánh đàn đá cũng ít, còn người biết chọn đá để làm đàn lại càng ít hơn.

Hiện toàn huyện Khánh Sơn có 2 bộ đàn đá nguyên thủy dùng để biểu diễn. Một bộ đặt tại Phòng Truyền thống huyện Khánh Sơn, còn một bộ do xã Sơn Hiệp quản lí. Trước nguy cơ mai một tiếng đàn đá, từ năm 2020, UBND huyện Khánh Sơn đã tiến hành khảo sát, phục dựng 3 hệ thống đàn đá nước giữ nương rẫy nguyên bản của người Raglai để bố trí tại các dòng chảy tự nhiên ở thôn Dốc Gạo (thị trấn Tô Hạp), xã Ba Cụm Nam và xã Thành Sơn. Đối với đàn đá dùng biểu diễn, chính quyền địa phương cũng tiến hành chế tác 10 bộ để bổ sung cho Phòng Truyền thống huyện và 8 xã, thị trấn, mỗi địa phương 1 bộ. Cùng với việc phục dựng các bộ đàn đá, huyện Khánh Sơn cũng đã tổ chức tập huấn về phương pháp bảo tồn và kĩ năng biểu diễn đàn đá cho 16 nhạc công người Raglai tại địa phương, tổ chức quảng bá giá trị về loại nhạc cụ cổ truyền người Raglai gắn với phát triển du lịch...

Chiều bên triền núi dốc, Bo Bo Hùng vẫn chơi đàn đá. Trong mênh mang âm thanh của đá, có tươi vui lẫn u buồn của đời người Raglay, có suối khe lẫn ghềnh thác, có cánh chim rừng bay hay tiếng đàn trâu về bản. Đàn đá Raglay vẫn còn đó, và vẫn tiếp tục tấu lên những khúc nhạc mang chở hồn thiêng của đá, của tấm lòng người Raglay.

Tiêu Dao

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ưu tú cả khi nghỉ hưu

Ưu tú cả khi nghỉ hưu

Sau gần 40 năm làm nghề dạy học, trong đó có trên 30 năm từng làm nhiều việc như làm cán bộ quản lí ở Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Phòng GD&ĐT huyện Phúc Thọ và Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội; tiếng tăm trong nghề của ông Trần Huy Thành được khẳng định từ lâu, không chỉ ở phạm vi cấp tỉnh và ông đã nổi tiếng trong phạm vi cả nước. Ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 1997.
Vị Thượng tọa có tấm lòng cao quý

Vị Thượng tọa có tấm lòng cao quý

Với nhiều đóng góp tích cực trong công tác từ thiện xã hội nên những năm qua, Thượng tọa Thích Thiện Quý, trụ trì chùa Tâm Thành, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng Bằng khen; các cấp, các ngành địa phương nhiều lần biểu dương, khen thưởng.
Để khuôn viên trường học được an toàn

Để khuôn viên trường học được an toàn

Đó là câu hỏi và nỗi trăn trở về sự an toàn không chỉ của Ban giám hiệu các nhà trường, của toàn xã hội, mà còn là của các bậc phụ huynh - những người có con em đang theo học tại các cơ sở giáo dục!
Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.

Tin khác

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025
Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão
Bộ Xây dựng vừa gửi công văn 5297/BXD-QLN yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Nỗi lo về nước uống đóng chai, nước đá dùng liền

Nỗi lo về nước uống đóng chai, nước đá dùng liền
Mùa Hè, lượng tiêu thụ nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá dùng liền tăng cao.

Nhiều điểm tập kết xe rác chưa hợp lí

Nhiều điểm tập kết xe rác chưa hợp lí
Từ lâu, khi lưu thông trên một số tuyến đường tại TP Hồ Chí Minh, tôi quan sát thấy có nhiều điểm tập kết xe rác của các tổ vệ sinh, trực thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố, được bố trí không hợp lí chút nào; khi không ít nơi xe rác tập kết chiếm dụng phần lòng đường gây cản trở, mất an toàn giao thông; nhiều chỗ các xe rác tập kết kín trên vỉa hè “rào kín” lối đi của khách bộ hành, tạo hình ảnh nhếch nhác, mất mĩ quan đô thị…

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao
Nhiều người dân, bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại khoa Quốc tế của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tỏ ra vô cùng hài lòng và thích thú khi được trải nghiệm các dịch vụ tại đây.

Nghĩa tình của một cựu chiến binh

Nghĩa tình của một cựu chiến binh
Cựu chiến binh (CCB) Trương Tiến Giai, sinh năm 1957, quê xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, hiện ở ấp Cây Điệp, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước vốn trước đây là y tá thuộc Đại đội 7, Trung đoàn 245, Lữ đoàn 217, Binh đoàn 12.

Bão lũ hãy cảnh giác khi sử dụng điện

Bão lũ hãy cảnh giác khi sử dụng điện
Hiện tại rất nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta đã, đang xảy ra bão lũ triền miên. Mỗi khi có mưa, bão lũ thường xảy ra không ít vụ tai nạn về điện gây chết người.

Bình Thuận: Nhiều đoàn thiện nguyện hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lụt.

Bình Thuận: Nhiều đoàn thiện nguyện hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lụt.
Trong những ngày sau khi cơn bão số 3 vừa qua đi, cùng với nhiều tỉnh thành tại Bình Thuận có rất nhiều đoàn trực tiếp đi về các tỉnh phía Bắc nhằm hỗ trợ cho bà con vượt qua khó khăn sau cơn bão. Các đoàn từ thị xã La Gi, đặc biệt là TP Phan Thiết đã có các đoàn trực tiếp đi cứu trợ.

Trang trọng tổ chức Tết Trung thu và vận động ủng hộ bà con miền Bắc bị bão, lũ

Trang trọng tổ chức Tết Trung thu và vận động ủng hộ bà con miền Bắc bị bão, lũ
Chiều 15/9/2024, Ban Điều hành khu phố 18 phối hợp với Ban Quản lí vận hành nhà chung cư (là đơn vị tài trợ chính), cấp ủy Chi bộ, Ban Quản trị và các đoàn thể tổ chức phát quà Trung thu cho các em thiếu nhi, đồng thời vận động quyên góp ủng hộ, chia sẻ với bà con miền Bắc bị cơn bão số 3 và lũ lụt tàn phá.

Những đổi thay ở thung lũng A Roàng

Những đổi thay ở thung lũng A Roàng
Du lịch đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào người Tà Ôi, ở thung lũng A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hải Phòng thiệt hại khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng do bão số 3

Hải Phòng thiệt hại khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng do bão số 3
Theo cơ quan chức năng, tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại (quy ra tiền) của TP Hải Phòng do bão số 3 khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng.

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận
Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng
Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng
Hơn 95 % khách hàng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã được cấp điện trở lại.

Ánh trăng nơi đầu sóng

Ánh trăng nơi đầu sóng
Tối 13/9, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương; Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn; Câu lạc bộ Dầu khí Trường Sa và Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Chương trình tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con của quân nhân, công nhân quốc phòng đang công tác tại Vùng 3 Hải quân.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Phiên bản di động