Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Chung một dòng trôi

Chẳng ai biết tại sao ve sầu ưa đậu trên cây phượng vĩ, có thể nơi đó không có cây gì khác hoặc có thì cũng không có được màu đỏ hừng hực, quyến rũ như những cánh phượng hồng.

Tiếng ve nhịp nhàng, du dương trầm bổng theo một thang âm đồng điệu như đã được lập trình sẵn trong óc của loài côn trùng này. Không ai tin nổi, chúng là những nghệ sĩ tài hoa của một dàn nhạc giao hưởng vĩ đại cùng hoà âm khúc nhạc đồng quê. Những nghệ sĩ ấy rồi cũng sẽ già, tiếng hát không còn sung mãn như xưa, âm thanh lí nhí buồn buồn của chúng khi đó báo cho người ta biết là hè sắp hết, thu sắp về.

Màu chiều đỏ ối hắt xuống dòng sông nhiều nỗi ưu tư, lũ ve chừng như đã mệt, tiếng hát thưa dần rồi tắt lịm. Thi trượt vào lớp mười, nhiều đứa con gái bỏ học đã thành lệ ở cái làng chài này. Có lẽ, cuộc đời sông nước không cần nhiều đến cái chữ hay quan niệm con gái “đái không qua đầu ngọn cỏ” mà người ta bằng lòng với việc con cái biết đọc, biết viết là được rồi. Mặc cho cánh cửa tương lai khép lại, mơ ước không còn bầu trời để tung cánh bay xa, có tiếc nuối bao nhiêu thì cũng là tiếc nuối.

Nụ uể oải kéo thuyền ra sông:

- Mày làm cái quái gì mà xơ vơ xất vất như ma hớp hồn vậy hả.

Tiếng cha nó la oai oải. Rồi ông xa xôi:

- Đừng có mà làm chuyện bá láp nghe mầy, học bấy nhiêu cũng được rồi, con gái mà, cần gì mầy.

Ông quẳng bó lưới sồng sổng trên vai vào lòng thuyền. Chiếc thuyền giãy nẩy lên phản kháng dữ dội rồi cũng chấp nhận nằm im khi con Nụ đưa cây sào tre cắm xuống sông ghìm nó vào bờ. Mười lăm tuổi nhưng nó phốp pháp như cô gái mười tám, đôi mươi. Mắt đen lay láy, mái tóc bó đuôi gà để lộ tấm lưng căng tròn nữ dáng. Gia đình nó sống nghề sông nước, quanh năm cha mẹ nó bì bõm trên dòng kênh này cũng chỉ đủ nuôi bốn miệng ăn. Cuộc sống sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như mẹ nó không phải nằm một chỗ như bây giờ. Hồi ấy bà còn trẻ, chắc khoảng bốn mươi. Ở cái tuổi đó, đàn bà rất là già dặn, sung mãn. Tuổi ăn nên làm ra mà. Tuy nghèo, nhưng biết chăm chút nhan sắc, thoáng nhìn chẳng mấy ai nghĩ là bà đã hai mặt con. Càng chẳng ai tin là mới ngần ấy tuổi mà bà đã phải bệnh tật hiểm nghèo, bà bị tai biến mạch máu não liệt nửa người khi cùng mấy bà bạn dùng bữa trưa với món bánh tráng, lòng lợn chấm mắm nêm. Hồi đó, có ai biết tăng-xông là gì đâu. Khi bị ngất xỉu người ta thường đổ thừa cho gió máy chứ có biết tai biến mạch máu não là gì. Thế nên, họ tha hồ chích, lể mà đâu biết đó là điều cấm kị khi mắc phải bệnh này. Mẹ của Nụ cũng vậy, ăn xong bà kêu nhức đầu, rồi đi nằm. Người ta bắt gió cạo lưng chán rồi thôi, biết bệnh gì đâu mà thuốc thang cũng chẳng phải nằm viện ngày nào. Mà cũng ngộ, bà có dấu hiệu phục hồi sau mấy tháng ân cần chăm sóc của chồng và con cái. Bây giờ, bà có thể tự vệ sinh cho mình được rồi, tự múc cơm ăn, không như lúc trước việc gì cũng phải nhờ bà ngoại nhờ con chu toàn.

Giờ, thì Nụ phải gánh vác cái công việc của mẹ nó trước đó, móc mồi để cha nó vừa chèo đạp vừa giăng câu. Chỉ giăng nửa mặt sông thôi để còn chỗ cho tàu thuyền qua lại, giăng xong thì chèo thuyền ra xa xua cá vào. Ngày trước Nụ thích lắm, coi đó là trò chơi khi được cha cho lên thuyền, còn giờ, nó chán rồi. Những cái vỗ, cái đập xuống mặt sông kia là bắt buộc, nó không còn hứng thú với công việc này nữa. Nó thích nghề may, dẫu biết là cha nó sẽ vất vả hơn nhiều khi không có nó.

- Mày đang nghĩ gì mà thừ người ra thế, nhớ trường hả.

- Không, cha.

Đúng là không thể qua mắt người lớn được, con Nụ quay về với công việc, cây dầm trong tay nó vung lên, đập xuống rào rào. Làm thì làm, nhưng nó không thể không nghe tiếng trống lân dập dồn sau rặng tre làng, nơi mà năm trước con Nụ còn tung tăng cộ đèn với bạn bè trang lứa. Tiếng trống ấy làm cho khuôn ngực nó bồn chồn, háo hức. Nó nghĩ tới lớp, tới trường, tới những đêm trung thu đầy ắp hương vị. Với đủ loại đèn lồng tự làm, với đủ loại đuốc tre tự chế, con đường làng bỗng chốc thành rực rỡ lạ thường. Ai bảo Trung thu là tết trẻ nhỏ. Cứ nhìn đi thì biết. Chẳng có trẻ nhỏ nào làm ra được cái tết trung thu khi mà không có bàn tay người lớn. Từ chuyện vót nan tre làm ra cái khung đèn cho tới việc dán giấy kính lên đó, là một nghệ thuật chớ đâu phải giỡn. Muốn cho mặt giấy kính căng bóng thì trước khi dán phải phun một ít nước lên đó. Rồi chuyện cắt rua tua, uốn chân đèn, trẻ con thì làm sao được. Mấy hôm nay Nụ tất bật các công việc ấy, chỉ để cho con Nẫm em nó có cái lồng đèn ông sao đi cộ với bạn bè. Nụ dặn nó, tối trung thu mới được đốt đèn lên và xách đi chơi vì chỉ có một cây đèn cầy duy nhất. Nhưng con Nẫm chẳng biết xin của ai mà tối tối nó vẫn thắp đèn và xách đi loanh quanh trong nhà. Nụ lo em nó vụng về sẽ làm hư mất lồng đèn trước khi đem ra thi thố với người ta. Hơn nữa, con Nụ sợ người ta thấy mẫu mã đèn của nó đẹp rồi cuỗm mất kiểu dáng và làm đẹp hơn thì uổng công nó lắm.

Số là, hằng năm nhà làng có phần quà cho ai có chiếc lồng đèn ông sao đẹp nhất. Phải là đèn ông sao làm bằng thủ công chứ không phải loại đèn hiện đại nào khác. Phần thưởng cho chiếc lồng đèn đẹp nhất xóm đó, chỉ là gói bánh trung thu nho nhỏ giá chẳng là bao nhưng tinh thần mới là chuyện lớn. Anh phụ trách Đoàn sẽ giơ cao chiếc đèn lồng được giải lên trước đám đông, người đoạt giải sẽ được đứng trên bục cao nhất, được người ta vỗ tay tán thưởng xôm trò. Ôi, sướng biết nhường nào. Con Nụ ao ước được một lần như thế. Nó hi vọng và chắc như đinh đóng cột là năm nay nó sẽ đoạt giải, bởi chiếc lồng đèn ông sao của nó quá đẹp và quá kì công. Nó và em nó nhìn hoài vẫn không biết chán, bố nó cũng khen đẹp còn mẹ nó thì khỏi phải nói, bà rối rít khen chẳng tiếc lời. Đó là chiếc lồng đèn năm cánh, hai màu. Năm cánh màu vàng đính lên năm cạnh của khối ngũ giác màu đỏ. Phía ngoài cùng của năm cánh là hai cái vòng tròn bằng tre vót bằng cỡ cán bút bi, dán giấy màu ngũ sắc. Hai vòng tròn đó nối nhau bằng những thanh tre vuông cỡ một cen-ti-mét, dài mười cen-ti-mét sơn màu nhũ đồng. Năm khoảng trống giữa các cánh của ngôi sao đó nó gắn những chiếc chuông nô-en nho nhỏ rất đẹp. Khi đốt đèn lên và đi thì những chiếc chuông đó sẽ đung đưa, sẽ phát ra thứ ánh sáng lấp lánh trông thật diệu kì. Niềm hi vọng của nó là thế, nên nó treo lên xà nhà, em nó chẳng thể nào với tới. Còn bây giờ thì phải làm sao đây, muốn lấy xuống cho em nó cầm đi chơi cũng chẳng thể. Nó trách mình, sao không giao đèn cho em nó từ chiều, em nó chắc buồn mà khóc lên rồi. Nó thương em quá. Nó muốn xin cha cho nó về chốc lát nhưng không dám. Trống lân càng thúc giục lòng nó càng rối tung. Nó lâm râm khấn vái đất trời.

Thường thì thả xong lưới khi trời đã tối mịt, cha nó neo thuyền gần đó để ngủ và canh chừng kẻ trộm. Khuya ông thức dậy, kéo lưới lên, gỡ cá ra xếp vào thúng mủng rồi gánh cá ra chợ là vừa kịp sáng. Hôm nay ông không làm thế, ông bảo con thả lưới sớm:

- Móc mồi nhanh để chạng vạng về là vừa.

- Ủa, về hả cha. Ai coi lưới.

- Bộ mày không đi cộ đèn với em hả.

Rồi ông tiếp:

- Khuya tao ra gỡ cá cũng được.

Vậy là con Nụ có dịp tụm năm, tụm ba với bạn bè rồi. Nó say sưa hát bài “Tết trung thu em xách đèn đi chơi…” làm cha nó phải phì cười. Trong ông, đang trào dâng niềm xúc động thật sự. Nghèo quá, ông chẳng lo cho con được gì, nghĩ mà buồn. Ở tuổi nó, con người ta đã quần là áo lượt, má phấn môi son này nọ. Còn nó thì lủi thủi một mình chẳng biết đua đòi với ai, có gì ăn nấy, có gì mặc nấy. Nghĩ mà tội. Bạn bè ông cũng chỉ đám dân chài, cũng nghèo xơ xác như ông. Ông sợ, mai này con ông cũng sẽ khổ như mẹ nó. Nó cũng sẽ ôm sóng mà sống như vợ chồng ông, rồi con cái, rồi khó khăn hơn bây giờ bởi sông càng ngày càng ô nhiễm, cá càng ngày càng ít đi. Ông muốn cho nó ăn học tới nơi tới chốn để có cuộc sống khá hơn nhưng đành chịu, lực bất tòng tâm. Ông có nỗi khổ riêng của mình. Ông cắm cây sào thật chắc xuống lòng sông rồi buộc một đầu lưới vào đó, đầu kia ông neo vào một nhánh rễ loà xoà phía bờ bên nhà. Ông cũng cột chiếc thuyền của mình vào đó và treo chiếc đèn bão lên mui như thường ngày.

Con Nẫm reo lên khi thấy cha và chị về:

- Mẹ bảo em đi chơi đi, chị không về đâu. Em đang tính đi thì chị về.

Nụ không trả lời, lấy đèn xuống trao cho em, em nó liếng thoắng:

- Vào thay đồ nhanh đi chị. Em đốt đèn lên nhé.

- Ừ.

Khi hai con đi rồi, vợ ông nhìn ông trìu mến:

- Tui nghĩ thế nào ông cũng về, mỗi năm có một cái trung thu mà ông, bắt nó làm lụng quần quật suốt ngày cũng tội…

Nói được bấy nhiêu thì nước mắt đã tuôn ra rồi, để mặc chúng chảy dài xuống chiếu, bà giữ nguyên bàn tay của mình trong bàn tay ông. Ông lau nước mắt cho vợ, mắt ông cũng âng ấng nước. Ông xoay mặt nhìn ra đường, hình như ông không muốn bà thấy ông cũng yếu lòng như bà.

Trăng đêm nay sáng quá, trời trong và cao. Tiếng trống lân vẫn dập dồn thôi thúc. Hai vệt sáng, một trên đường làng, một dưới mặt sông cùng song hành, ông hình dung trong vệt sáng đó có chiếc đèn lồng của các con ông. Rồi khi vệt sáng đó nhoè đi, tiếng trống lân không còn thôi thúc, ông kéo mền đắp thêm cho vợ:

- Tui ra sông đây bà.

Lý Thị Minh Châu

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội

Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.
Sống lại kí ức

Sống lại kí ức

Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.
Đảo ngọc trong tim

Đảo ngọc trong tim

Núi nhấp nhô uốn lượn, những ghềnh đá cheo veo, sóng xanh ôm ấp bờ cát trắng dưới chân hàng phi lao gió hát. Đứng trên boong tàu, tôi đã thấy đảo xa hiện ra như một “viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Nam của đất nước.
Mẹ nghèo

Mẹ nghèo

Chồng vào chiến trường thì ở nhà Hà sinh con. Bác sĩ cho biết, thai đã chết trong bụng mẹ phải mổ gấp để cứu mẹ, nhưng sau mổ, thiếu phụ vĩnh viễn không sinh nở nữa. Ca mổ hoàn thành cứu được mẹ.
Hương vị mùa Hè

Hương vị mùa Hè

Ba mẹ đều là con một, nó không có cô chú hoặc cậu dì ruột. Ông bà nội ngoại lại mất sớm nên với nó, quê nội, quê ngoại chỉ là… khái niệm; không giống như lũ bạn cùng lớp mỗi độ chớm Hè lại nhao nhao tính chuyện về thăm ông bà hoặc cô dì chú bác chỗ nọ chỗ kia. Thấy chúng xắng xở mà… rầu thối ruột; nhà nó có chỗ nào đâu để về??

Tin khác

Tình cha

Tình cha
Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời niềm hạnh phúc khôn tả.

Hai người đàn bà

Hai người đàn bà
Chuyện này xảy ra thời bao cấp. Anh thợ sửa chữa ô tô nhìn thấy phó giám đốc xí nghiệp vận tải nhận tiền đút lót của đám lái buôn nhằm mua rẻ mớ lốp ô-tô thanh lí, đã nhỏ to bàn tán với cánh thợ. Chuyện này đến tai sếp, lập tức anh ta được mời lên phòng riêng sếp. Phó giám đốc hỏi:

Mẹ Loan

Mẹ Loan
Thân đặt phịch tấm thân gầy còm xuống phản. Sao hôm nay người anh có vẻ nặng nề đến vậy? Khiến tấm phản kêu rầm một cái, anh cũng cảm thấy giật thót người. Anh đang gặp phải tình huống rất khó nghĩ, khó đi đến quyết định cho vẹn toàn. Thế nhưng số phận như sắp đặt một cách quy lát, khiến anh cảm thấy rất khó lòng mà từ chối.

Nhà có con gái

Nhà có con gái
Sáng, trong lúc thay quần áo chuẩn bị đi làm, chồng Hằng bảo buổi trưa, và có thể cả buổi tối nữa, anh sẽ không ăn cơm nhà. Anh phải tiếp khách trung ương xuống công tác, họ ở đây hai ngày một đêm. Hằng định cự nự với chồng, nhưng nghĩ thế nào lại thôi.

Vẫn còn tình yêu

Vẫn còn tình yêu
Mới đầu mùa Hè mà sao cái nắng gay gắt đến thế. Mới 6 giờ sáng thôi, những tia nắng đã chiếu qua khe cửa sổ rọi vào giường Hà chói chang.

Mẹ con người đàn bà xa lạ

Mẹ con người đàn bà xa lạ
Tỉnh dậy sau mấy ngày hôn mê, Tuấn đưa đôi mắt mệt mỏi nhìn xung quanh và nhận ngay ra mái đầu lấm tấm bạc của mẹ đang gục xuống ngực mình.

Lời nói dối của ông

Lời nói dối của ông
Tháng Tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, Xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng Tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

Tình xưa

Tình xưa
Tôi tốt nghiệp kĩ sư ngành hoá thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội ra trường được một năm mới xin được việc làm ở một công ty liên doanh với Hàn Quốc.

Gió nồm Nam thổi vào miền kí ức

Gió nồm Nam thổi vào miền kí ức
Mấy hôm nay trời trở nồm, mang theo cái gió vừa oi, vừa đầy hơi nước, khiến đồ đạc trong nhà, tường và sàn nhà lúc nào cũng ướt nhẹp, nhớp nháp. Thứ ghét đặc cái thời tiết này, vì nó chỉ mang lại cảm giác khó chịu, nhớp nháp trong người, dễ khiến người ta bực bội.

Trăng sáng quê nhà

Trăng sáng quê nhà
Liên lấy chồng, cả họ đều mừng! Chồng Liên là một chàng trai, tuy gốc gác nông thôn nhưng rất điển trai và có rất nhiều tài lẻ.

Mưa và em

Mưa và em
Đêm, thành phố chìm trong màn mưa ảm đạm, mưa ồ ạt mỗi lúc thêm nặng hạt. Bên li cà phê nguội lạnh, sống mũi anh cay xè, trái tim nhói lên từng nhịp đau đớn. Tai anh ù đi trong tiếng mưa.

Con gái của ba

Con gái của ba
Từ nhỏ, tôi đã luôn nghĩ ba là người đàn ông lạnh lùng nhất mà tôi biết. Ông cứng nhắc trong tất cả các vấn đề, trong lối sống hằng ngày và cả cách yêu thương vợ con.

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng
Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.

Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương
Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.

Bà già nhà quê

Bà già nhà quê
Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
Xem thêm
Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Đặc sắc tinh hoa võ thuật quốc tế

Đặc sắc tinh hoa võ thuật quốc tế

Tối 2/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bình Định tổ chức chương trình trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế”. Hoạt động này nằm trong chuỗi các sự kiện của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”.
Đánh thức tài nguyên điện ảnh của Bình Định

Đánh thức tài nguyên điện ảnh của Bình Định

Sáng 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao: Kiến tạo tương lai – đường dài chung bước”. Đây là một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào Bản sắc Việt”
Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ngày 30/8/2024, SOJO Hotels chính thức mở cửa đón khách tại số 15 Lê Duẩn, phường Hải Châu, quận Hải Châu, trung tâm thành phố Đà Nẵng, đánh dấu sự có mặt của “Thương hiệu khách sạn phong cách nhất châu Á” tại thành phố đáng sống này.
Đà Nẵng: Phố lồng đèn tại Da Nang Downtown hút khách dịp Quốc khánh

Đà Nẵng: Phố lồng đèn tại Da Nang Downtown hút khách dịp Quốc khánh

Ngay từ dịp Tết Độc lập, du khách tới Da Nang Downtown (công viên Châu Á cũ) tại Đà Nẵng đã có thể đón trung thu sớm với những tiểu cảnh rực rỡ sắc màu trên con phố lồng đèn vừa kịp ra mắt ngay trước kỳ nghỉ lễ dài 4 ngày.
Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Tại Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng quốc gia năm 2024 vừa kết thúc tại Cao Bằng, CLB Bóng bàn CAND – T&T đã giành ngôi vị nhất toàn đoàn.
Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Tập đoàn T&T Group được Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam vinh danh bởi những đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.
Khỏe để xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Khỏe để xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Sáng 3/8, Hội NCT huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện tổ chức khai mạc Hội thao NCT huyện năm 2024. Theo Ban tổ chức, đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỉ niệm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9; chào mừng Ngày Quốc tế NCT (1/10) và kỉ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10).
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động