Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Chậu lan thầy cho ngày Tết

Thế là Tết này trong vườn cây cảnh nhà tôi lại không có lan rồi! Cái thú chơi hoa lan ai cũng biết là nó cao sang, thanh nhã, nên xưa đã có câu: Vua chơi địa lan, quan chơi cây cảnh và chỉ có ai có duyên mới có được cái thú tao nhã ấy. Tôi thì vô duyên với lan hay sao mà chăm chút thì lan không ra hoa. Và được dò lan nào thầy giáo Trinh của tôi tặng cho là mất dò lan ấy.

Thầy Dương Xuân Trinh dạy tôi ở bậc trung học và đại học. Thầy nguyên là Chủ nhiệm khoa Hoá, Đại học Sư phạm Hà Nội. Về hưu ít lâu, thầy trở thành nhà Lan học, giờ thầy là Chủ tịch Hội Lan học Hà Nội.

Thầy Trinh yêu hoa lắm! Và tình yêu thì như hương hoa, nó có sức lan toả, thành ra thầy không ngơi dụ tôi hãy yêu hoa, trồng hoa, thưởng hoa và chẳng có tết nào thầy không cho tôi hoa. Những năm xa xưa thì thầy cho tôi thuỷ tiên rồi dạy tôi cách dâm củ thuỷ tiên trong cát, cách bóc vỏ, cách hãm, cách thúc để đúng đêm Ba mươi Tết, đặt thuỷ tiên vào cái thấu thuỷ tinh trong suốt, nhìn thấy củ thuỷ tiên mập mạp, trắng nõn, cùng bộ rễ trắng muốt uốn mềm như râu tiên ông, với bộ lá cong như đuôi công múa và nhất là có được những đoá thuỷ tiên xoè cánh trắng tinh, lòng nhị hoen hoen sắc vàng thơm lừng cả gian nhà đúng lúc giao thừa!

Minh họa Trần Nhương
Minh họa Trần Nhương

Năm kia thầy cho tôi một khóm hoàng điệp, đúng dịp Tết nẩy một dò hoa vàng chíu chít như đàn bướm đậu. Nhưng sắp đến ngày tết thì một tên trộm yêu hoa leo qua cổng vào nẫng mất. Năm nay đến lượt chậu lan bạch ngọc cũng của thầy Trinh cho. Lan bạch ngọc! Ôi, thứ lan quý của kinh thành Thăng Long xưa! Lan bạch ngọc được văn sĩ Nguyễn Tuân ví như đứa con cầu tự, nó khó nuôi nhưng vẻ đẹp và hương thơm của nó thì ít có loài nào sánh kịp. Tất nhiên, giờ thì với kĩ thuật mới, người ta đã khám phá cơ chế ra hoa bí mật của nó. Và bây giờ thì nó phần nào cũng có thể là dễ trồng như đào cơ, tuý lan, ô tử thuý, thanh lan, thanh trường, cẩm tố thôi. Tôi đã chăm chỉ tưới tắm chậu bạch ngọc như lời chỉ bảo của thầy tôi và nó cũng đã chẳng phụ lòng tôi.

Chớm vào tháng Chạp ta, cái Tết đã nhìn thấy lấp ló ở đằng kia, bạch ngọc phun một dò lan cong vút trên đó những đóa hoa nhỏ xinh như bông hoa tai nở năm cánh cum cúp như hình cái móng tay màu trắng ngà thật dịu dàng và thanh tao. Thật dịu dàng và thành tao cả mùi hương của nó nữa. Lúc ẩn lúc hiện, lúc biến, hương bạch ngọc toả xa lan rộng thật bất ngờ, không có ý khoe mà vẫn ngào ngạt không thể giấu giếm được. Vì không thể giấu giếm nên một tên đạo chích đã bất chấp cả gai xương rồng và giây kẽm gai giăng, liều mình leo lên đỉnh tường nhà tôi và từ đó thò chiếc kìm cộng lực xuống cắt mấy sợi thép treo, bê luôn cả chậu hoa quý nọ của tôi đi!

Buồn vì mất chậu hoa quý. Buồn và thêm nữa còn ngượng với thầy giáo cũ. Thầy đã hai lần cho hoa mình, chỉ bảo từ cách trông nom tưới tắm, đánh tan cái định kiến rằng trồng lan là khó lắm, đã gắng công không tiếc sức truyền cho mình tình yêu lan, cùng là bồi dưỡng cho tâm hồn mình cho thêm phần thanh sảng, cho tình yêu đời, yêu thiên nhiên của mình thêm hương sắc. Vậy mà…

Tuy vậy thì sau rốt, áp Tết năm nay, không thể đừng được, tôi đành cố giấu đi nỗi ngượng ngập và lấy thêm lòng can đảm để lại tìm đến nhà thầy với mục đích là trần tình lại sự việc và mong tìm được sự cảm thông từ thầy. Bất ngờ quá với tôi là vừa rụt rụt rè rè bước chân vào cổng nhà thầy, mắt vừa nhìn thấy mấy chậu bạch trà, đỗ quyên, cát lia, en dô ở mảnh vườn nhỏ bên lối đi vào nhà thầy, thì tôi đã nghe thấy tiếng thầy từ trên gác vọng xuống gọi lên gác nhà thầy ngay.

Thì ra, thầy tôi đang dọn nhà, lập góc lan để thưởng lan nhân dịp Tết đến Xuân về. Góc lan của thầy đặt ở ngay trong thư phòng của thầy; nơi có bàn làm việc, bộ bàn trà tiếp khách và chiếc computeur. Ở đó, tôi nhận ra, trước hết là chậu hồng hoàng cánh hoa mỏng như lụa, có màu xanh pha vàng. Kế đó là chậu hồ điệp Đà Lạt cánh hoa rậm roà, với một dò hoa điểm mấy đoá tím biếc, cánh tròn như đồng tiền. Tiếp theo là chậu mặc biên, lá nhọn cong vút, biên lá ở chót đầu viền một đường vàng mờ. Mặc biên quý từ lá đến hoa, trên các chồi hoa lô nhô là những đoá hoa ba lá đài xoè đều, với gam màu cánh gián thật độc đáo. Góp cho sự phong phú của góc lan đón Tết, đổ từ trên cao xuống là hai chùm lan vóc dáng thật lực lưỡng và rất ưa nhìn: Đai châu đỏ Thái Lan và đai châu Trường Sơn phun hai vòng hoa, hình dong giống cái đuôi chồn, nhìn kĩ thấy như cái bờm tóc điểm các hạt châu ngọc của một phu nhân quyền quý.

Ôi, cái góc lan đem sắc xuân vào căn buồng nhỏ của thầy! Một vùng mê hoặc, đẹp kiêu sa lộng lẫy, vừa có cái vẻ phóng khoáng của hoa đồng cỏ nội, vừa có cái mực thước nhã nhặn của sự hoàn tất trọn vẹn. Nhưng mà yêu hoa dễ mấy ai người biết hoa. Là bởi vì theo tôi biết, thầy tôi đã phải công phu tỉ mỉ lắm. Chẳng hạn như cái chậu hồ điệp kia. Thầy tôi bảo, hết đợt hoa này, phải tiếp tục nuôi nó, nhưng muốn có hoa vào dịp Tết Nguyên đán năm tới thì vào quãng tháng Tám năm nay là phải gửi nó vào nhà lạnh, hoặc đưa lên núi cao Tam Đảo rồi. Vì nếu không thế thì đến tận lúc gió mùa đông bắc về, hồ điệp mới nhú mầm và tận tháng Hai tháng Ba ta năm sau, nghĩa là Tết đã qua lâu rồi, nó mới bật hoa.

Góc lan của thầy, một vùng vương giả hương, thanh nhã, bất phàm, hỏi có loài hoa thảo nào dám sánh vai! Kì lạ là thế đấy! Vì lan vốn xuất thân từ tự nhiên, mọc lẫn với cỏ dại nơi vách đá rừng xanh, sống với gió núi mây ngàn, với giọt sương chắt chiu và tia nắng dịu hiền chứ đâu có được ai chăm sóc tưới bón! Hương lan không sực nức như hoa ly, hương lan quanh quất, quấn quyến, khi gần khi xa, lúc tỏ lúc mờ. Cứ như là lan cố tình làm ra vậy để cho ta không chỉ biết đến cái hình sắc yêu kiều, quý phái của lan, mà còn thấm thía cái phẩm cách cao diệu, cái thần thái sâu kín, thuần khiết của lan. Thành ra, người xưa coi lan là thứ danh hoa tuyệt phẩm và cho rằng thứ quốc hương này chỉ có thể kết tri với người đại nhã, bậc triết nhân quả là không sai! Bởi vì lúc này, tôi bỗng nhận ra, trong tư thế an toạ thưởng lan, thầy tôi thật sự có cái vẻ ung dung tự tại của một con người đã đạt đến tuyệt đỉnh của hạnh phúc, nghĩa là đang tồn tại ở tầng cao của những giá trị thẩm mĩ có chất lượng tuyệt đối, ở cõi tiên của con người.

Thầy tôi! Một con người đang đứng ở bậc cao của phẩm giá, một bậc đại trí đại nhân đại nghĩa. Vâng, tôi nói thế có gì là đại ngôn đâu nhỉ? Vì tôi biết: Lan chính là tình yêu con người, tình yêu đất nước của thầy tôi. Thầy tôi, người mê đắm lan, tâm huyết với việc nuôi trồng lan, cũng là con người da diết một ước muốn thiết tha được quảng bá cái đẹp, cái cao quý của lan cho mọi người cùng hưởng, cùng làm! Thầy hào hứng, nhưng trong thâm tâm thầy cũng nhiều khắc khoải lắm. Bởi vì theo thầy, thảm rừng nước ta thuộc vùng đa dạng sinh học, phong phú vào bậc nhất địa cầu, hoàn toàn có thể phát triển nghề trồng lan trên quy mô lớn, thế mà dân mình lại phải đi nhập lan của nước khác về, thì thật vô lí! Thậm vô lí! Cậu còn chưa biết hết đâu. Thầy tôi nói. Rồi mắt chớp chớp đầy vẻ xúc động, thầy tiếp: Mình uất lắm, mình cay lắm, cậu ạ! Bởi vì dân mình, nước mình có vốn quý mà không biết phát huy. Mấy năm trước lại còn để người nước ngoài nó đến nó lấy mất giống nữa cơ! Đấy, mặc biên, đại mặc, cẩm tố… của mình, nó ăn cắp giống về, sản xuất quy mô theo công nghệ nuôi cấy mô, rồi đem sang ta bán lại cho dân ta. Hỏi thế thì có uất, có cay không chứ!

Ôi, thầy tôi! Cái tấm lòng của thầy tôi với đất nước dân tộc, cái ngụ ý về thế giáo thiên luân cao cả trong cách xử sự với lan của thầy tôi, tôi đã nhận ra và thật sự tôi đã ứa nước mắt cảm động khi nghe thầy tôi bảo, thôi được rồi, ngồi đây thưởng hoa Xuân với mình rồi thầy sẽ đền cho cậu chậu hoa khác vậy!

* *

*

Thầy lại cho tôi chậu lan khác! Trời! Không phải chỉ là một chậu lan tương tự để thay thế chậu lan đã mất cắp. Mà là một chậu mặc lan. Mặc lan! Đó là một loài lan ở đẳng cấp cao nhất. Nó là tướng soái trong các loài lan.

- Thưa thầy...

Tôi ôm chậu hoa mà run rẩy không nói lên lời. Vì sung sướng, vì xúc động và vì sợ sệt.

- Chà! Thế cậu tưởng chỉ có cậu sung sướng cảm động thôi à? Không đâu! Tôi cũng có niềm vui chưa chắc đã kém cậu đâu nhé!

Chuyện xảy ra đã vài năm. Câu nói cuối cùng của thầy vẫn treo lơ lửng ở trước mặt tôi. Cho tới gần đây tôi mới tìm được sách của E. Fromm, triết gia Đức, cuốn “Phân tâm học tình yêu”. Lần giở từng trang, cuối cùng tôi mới nhận ra rằng, cho đi là một hành vi phổ biến của con người. Tại sao lại thế? Đó là bởi, chỉ khi nào ta thực hiện được sự dung hợp giữa con người và con người thì lúc đó ta mới là con người xã hội. Cũng có nghĩa, đã là con người thì phải yêu thương con người. Cũng tức là phải cho đi. Thêm nữa, còn phải kể: Người cho là người giầu. Hiển nhiên là thế rồi. Vì bạn biết rồi đó, tôi không thể mang đến cho người khác thứ mà tôi không có. Cho là hành vi biểu lộ cao nhất của khả năng và quyền lực, nó diễn tả sức sống linh hoạt của tôi. Chẳng những cho đi là biểu hiện cao nhất của tiềm năng, mà còn là một thể nghiệm đầy thống khoái về tâm trạng của tôi. E. From viết: “Sự cho là biểu lộ cao nhất của tiềm lực, trong hành vi cho tôi cảm nghiệm được sức mạnh tài sản, quyền năng và tình cảm của tôi. Cho vui sướng hơn nhận!”.

Thì ra, cho vui sướng hơn nhận còn là vì trong hành vi cho, thể hiện bốn yếu tố sau đây: Nhận biết, quan tâm, tôn trọng và trách nhiệm với đối tượng. Tuy nhiên, nghĩ cho cùng thì sự cho cũng là điều cần thiết và hợp với lẽ phải thông thường. Cuộc sống của chúng ta là gì nếu không phải là nối tiếp hai quá trình cho đi và nhận lại. Nói cho công bằng ta cho đi nhiều thứ và mặt khác nhận lại cũng không ít đâu. Nguồn ánh nắng mặt trời. Làn hương thơm của hoa sấu bên đường. Bóng mát một cây cổ thụ. Lời khích lệ của bạn bè. Thành ra trong sự cho đi, quan trọng còn là trong hành vi nghĩa hiệp đó không bao giờ kèm theo bất cứ một điều kiện nào. Nghĩa là ở đây không có sự hoán đổi. Không có chuyện ông mất chân giò bà thò chai rượu. Không có chuyện mà cả tính toán lợi riêng. Tôi cho đi không phải là để được cái gì cho riêng tôi. Trong niềm kiêu hãnh lớn lao đó, đã có biết bao liệt sĩ anh hùng của đất nước đã không tiếc đời mình hiến dâng sinh mệnh cho nền độc lập tự do của Tổ quốc. Và như vậy, với khát vọng sống làm việc vì hạnh phúc của nhân dân, dân tộc mình, những con người như thầy tôi đã thực hiện được phẩm chất cao đẹp nhất thuộc thiên tính của con người và như F. Hégel, triết gia vĩ đại Đức, nói, họ là những người đã bước vào miền thanh quang của tự do.

Truyện ngắn của Ma Văn Kháng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Níu giữ hồn quê

Níu giữ hồn quê

Là khách lạ, vòng vo quanh co, hết thôn Nhồi Trên lại đến thôn Nhồi Dưới, qua cổng làng cổ kính rêu phong, được sự chỉ dẫn của người dân địa phương, cuối cùng tôi cũng đã đến được nơi cần đến, đó là nhà bà Nguyễn Thị Nhiên, thôn Dõng Hạ, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, miền quê, nơi có di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa.
Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội

Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.
Sống lại kí ức

Sống lại kí ức

Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.
Đảo ngọc trong tim

Đảo ngọc trong tim

Núi nhấp nhô uốn lượn, những ghềnh đá cheo veo, sóng xanh ôm ấp bờ cát trắng dưới chân hàng phi lao gió hát. Đứng trên boong tàu, tôi đã thấy đảo xa hiện ra như một “viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Nam của đất nước.
Mẹ nghèo

Mẹ nghèo

Chồng vào chiến trường thì ở nhà Hà sinh con. Bác sĩ cho biết, thai đã chết trong bụng mẹ phải mổ gấp để cứu mẹ, nhưng sau mổ, thiếu phụ vĩnh viễn không sinh nở nữa. Ca mổ hoàn thành cứu được mẹ.

Tin khác

Hương vị mùa Hè

Hương vị mùa Hè
Ba mẹ đều là con một, nó không có cô chú hoặc cậu dì ruột. Ông bà nội ngoại lại mất sớm nên với nó, quê nội, quê ngoại chỉ là… khái niệm; không giống như lũ bạn cùng lớp mỗi độ chớm Hè lại nhao nhao tính chuyện về thăm ông bà hoặc cô dì chú bác chỗ nọ chỗ kia. Thấy chúng xắng xở mà… rầu thối ruột; nhà nó có chỗ nào đâu để về??

Tình cha

Tình cha
Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời niềm hạnh phúc khôn tả.

Hai người đàn bà

Hai người đàn bà
Chuyện này xảy ra thời bao cấp. Anh thợ sửa chữa ô tô nhìn thấy phó giám đốc xí nghiệp vận tải nhận tiền đút lót của đám lái buôn nhằm mua rẻ mớ lốp ô-tô thanh lí, đã nhỏ to bàn tán với cánh thợ. Chuyện này đến tai sếp, lập tức anh ta được mời lên phòng riêng sếp. Phó giám đốc hỏi:

Mẹ Loan

Mẹ Loan
Thân đặt phịch tấm thân gầy còm xuống phản. Sao hôm nay người anh có vẻ nặng nề đến vậy? Khiến tấm phản kêu rầm một cái, anh cũng cảm thấy giật thót người. Anh đang gặp phải tình huống rất khó nghĩ, khó đi đến quyết định cho vẹn toàn. Thế nhưng số phận như sắp đặt một cách quy lát, khiến anh cảm thấy rất khó lòng mà từ chối.

Nhà có con gái

Nhà có con gái
Sáng, trong lúc thay quần áo chuẩn bị đi làm, chồng Hằng bảo buổi trưa, và có thể cả buổi tối nữa, anh sẽ không ăn cơm nhà. Anh phải tiếp khách trung ương xuống công tác, họ ở đây hai ngày một đêm. Hằng định cự nự với chồng, nhưng nghĩ thế nào lại thôi.

Vẫn còn tình yêu

Vẫn còn tình yêu
Mới đầu mùa Hè mà sao cái nắng gay gắt đến thế. Mới 6 giờ sáng thôi, những tia nắng đã chiếu qua khe cửa sổ rọi vào giường Hà chói chang.

Mẹ con người đàn bà xa lạ

Mẹ con người đàn bà xa lạ
Tỉnh dậy sau mấy ngày hôn mê, Tuấn đưa đôi mắt mệt mỏi nhìn xung quanh và nhận ngay ra mái đầu lấm tấm bạc của mẹ đang gục xuống ngực mình.

Lời nói dối của ông

Lời nói dối của ông
Tháng Tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, Xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng Tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

Tình xưa

Tình xưa
Tôi tốt nghiệp kĩ sư ngành hoá thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội ra trường được một năm mới xin được việc làm ở một công ty liên doanh với Hàn Quốc.

Gió nồm Nam thổi vào miền kí ức

Gió nồm Nam thổi vào miền kí ức
Mấy hôm nay trời trở nồm, mang theo cái gió vừa oi, vừa đầy hơi nước, khiến đồ đạc trong nhà, tường và sàn nhà lúc nào cũng ướt nhẹp, nhớp nháp. Thứ ghét đặc cái thời tiết này, vì nó chỉ mang lại cảm giác khó chịu, nhớp nháp trong người, dễ khiến người ta bực bội.

Trăng sáng quê nhà

Trăng sáng quê nhà
Liên lấy chồng, cả họ đều mừng! Chồng Liên là một chàng trai, tuy gốc gác nông thôn nhưng rất điển trai và có rất nhiều tài lẻ.

Mưa và em

Mưa và em
Đêm, thành phố chìm trong màn mưa ảm đạm, mưa ồ ạt mỗi lúc thêm nặng hạt. Bên li cà phê nguội lạnh, sống mũi anh cay xè, trái tim nhói lên từng nhịp đau đớn. Tai anh ù đi trong tiếng mưa.

Con gái của ba

Con gái của ba
Từ nhỏ, tôi đã luôn nghĩ ba là người đàn ông lạnh lùng nhất mà tôi biết. Ông cứng nhắc trong tất cả các vấn đề, trong lối sống hằng ngày và cả cách yêu thương vợ con.

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng
Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.

Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương
Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.
Xem thêm
Hãy yêu lấy vầng trăng…

Hãy yêu lấy vầng trăng…

Là một trong những nhà thơ lớn, Chế Lan Viên luôn đồng hành với Tổ quốc, với Nhân dân. Trong các cuộc kháng chiến, kiến quốc, những vần thơ của ông vút lên ở khắp mọi nơi, kịp thời biểu dương chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ngợi ca tính ưu việt của chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”

T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”

Tiếp nối thành công của Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân 2024, ngày 20/9, Tập đoàn T&T Group chính thức phát động Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025.
Ra mắt sách chuyên khảo “Phủ Vân Cát – Nơi Thánh Mẫu giáng sinh” in lần thứ hai

Ra mắt sách chuyên khảo “Phủ Vân Cát – Nơi Thánh Mẫu giáng sinh” in lần thứ hai

Tỉnh Nam Định là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó trọng tâm là khu di tích Phủ Dầy, huyện Vụ Bản, với gần 20 đền phủ lớn nhỏ phụng thờ Mẫu khói hương không dứt và trở thành nơi hành hương của thiện nam tín nữ thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Trong hệ thống di tích đó, Phủ Vân Cát là ngôi phủ đường bệ, cổ kính và có lịch sử lâu đời nhất, gắn liền với thần tích giáng sinh lần thứ hai của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đây cũng là nơi quốc đảo dân cầu, với các nghi lễ đặc sắc được lưu truyền từ hàng trăm năm qua.
Vì sao du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng?

Vì sao du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng?

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 1 trong 7 vùng du lịch của cả nước. Thế mạnh du lịch ĐBSCL là sông nước miệt vườn, biển đảo, lễ hội văn hóa, v.v. Hằng năm, ĐBSCL đón hơn 40 triệu lượt khách, với doanh thu hơn 35 nghìn tỷ đồng, nhưng theo các chuyên gia du lịch tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao thực thi pháp luật về du lịch tại ĐBSCL” vừa tổ chức tại thành phố Cần Thơ thì du lịch ĐBSCL vẫn chưa phát triển xứng tầm. Một trong những nguyên nhân đó là đội ngũ lao động ngành du lịch chưa qua đào tạo chiếm đến 51%, thấp nhất nước.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ngày 30/8/2024, SOJO Hotels chính thức mở cửa đón khách tại số 15 Lê Duẩn, phường Hải Châu, quận Hải Châu, trung tâm thành phố Đà Nẵng, đánh dấu sự có mặt của “Thương hiệu khách sạn phong cách nhất châu Á” tại thành phố đáng sống này.
Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Gần 3.500 runners trong nước và quốc tế tham gia, hơn 300 cây xanh được trồng thêm và gần 500kg rác được dọn sạch, Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024 lan toả giá trị nhân văn, hướng đến phát triển bền vững qua nhiều hoạt động ý nghĩa.
Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Tại Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng quốc gia năm 2024 vừa kết thúc tại Cao Bằng, CLB Bóng bàn CAND – T&T đã giành ngôi vị nhất toàn đoàn.
Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Tập đoàn T&T Group được Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam vinh danh bởi những đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động