Cần xem xét lại vụ án tranh chấp nhà đất tại phường Phương Liên
Pháp luật - Bạn đọc 21/05/2022 10:12
Nguồn gốc thửa đất
Tòa soạn game bài đổi thưởng tiền that nhận được đơn kêu cứu của gia đình ông Đào Giang Thao, ở tổ 7, phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP Hà Nội về việc mảnh đất số 88 phố Kim Hoa nơi gia đình ông mua và sinh sống ổn định hơn 50 năm qua nay bỗng dưng bị mất. Đây là thửa đất được nhận chuyển nhượng bằng văn bản và giấy tờ, tuy nhiên TAND các cấp chỉ dựa vào bản đồ trích lục thửa đất, buộc gia đình ông phải trả lại đất cho người thân của chủ cũ.
Nội dung đơn của ông Thao cho biết: Diện tích đất tranh chấp nêu trên thuộc thửa đất số 57, tờ bản đồ 6H-III-04 (bản đồ năm 1966) có diện tích 219,249m2, vốn của ông Đinh Trọng Trung (mất năm 1958) và bà Nguyễn Thị Tý (mất năm 1968). Ông Trung, bà Tý có 4 người con là Đinh Thị Hợp, Đinh Trọng Hưng (mất năm 1971), Đinh Thị Vượng và Đinh Thị Hải. Theo biên bản nghị quyết của Hội đồng gia tộc ngày 18/3/1970, các thành viên gia đình đều thống nhất phần diện tích trên thuộc về ông Đinh Trọng Hưng.
Trong biên bản này có đoạn: “Trong đó công nhận nữa là để cháu Đinh Trọng Hưng, chủ nhiệm sở đất mang số nhà 81, tổ 4, khối 58 khu Đống Đa là chính thức được quyền sử dụng theo ý kiến riêng của cháu Hưng”.
Gia đình nhà ông Đào Giang Thao bức xúc cho rằng, thửa đất mà bố mẹ ông để lại nay được chia cho các anh chị em và ông là đúng tình, đúng lí nhưng gia đình bà Hợp nay đòi lại là trái tình, trái lí. |
Đến ngày 1/4/1970, ông Đinh Trọng Hưng lập Giấy ủy quyền giao diện tích đất nêu trên cho ông Nứa và bà Cát (bố mẹ của ông Thao) với nội dung: “Tôi Đinh Trọng Hưng là chủ thửa đất số 81, tổ 4, khối 58 khu Đống Đa, Hà Nội cùng chị tôi (con bác gái ruột) là Nguyễn Thị Nứa có chồng là Đào Gia Cát… Nguyên vợ chồng chị tôi chưa có nhà ở, xét hoàn cảnh của gia đình tôi hoàn toàn giao thửa đất đó cho chị tôi để làm nhà ở vĩnh viễn. Nay tôi làm giấy ủy quyền chính thức giao cho chị tôi có quyền sử dụng”. Sau đó, ông Nứa và bà Cát cũng đã thanh toán đầy đủ tiền mua diện tích đất, bao gồm 2 vòng xuyến và một số nhẫn vàng tương đương với 2 cây vàng.
Tiếp đó, ngày 20/12/1973, bà Hợp, bà Vượng và bà Hải lập Giấy ủy quyền tại Lạng Sơn xác nhận diện tích đất trên là của riêng ông Đinh Trọng Hưng.
Cũng trong năm 1973, ông Vũ Đình Khiêu và bà Đỗ Thị Bằng sử dụng bất hợp pháp một phần diện tích đất mà ông Hưng đã chuyển nhượng cho bố mẹ ông Thao. Tuy nhiên, do bố mẹ ông Thao chưa hoàn tất thủ tục sang tên nên phải nhờ bà Hợp, bà Vượng và bà Hải đứng tên trên đơn kiện để đòi lại phần diện tích đất mà ông Khiêu, bà Bằng đang sử dụng tại TAND khu Đống Đa. Sau đó, Tòa án khu Đống Đa đã ra Bản án số 16/DS ngày 1/4/1976 xác định diện tích đất thuộc về nguyên đơn là bà Hợp, bà Vượng và bà Hải.
Cũng theo đơn của ông Thao, trên thực tế người khởi kiện là bố mẹ ông Thao, bởi sau khi lấy lại được diện tích đất nêu trên, bố mẹ ông Thao đã trả cho bà Hợp, bà Vượng, bà Hải 1,2 cây vàng để cảm ơn và cũng là thanh toán tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho họ.
Gia đình ông Thao đang sử dụng ổn định từ năm 1970 thì đến năm 2012, bà Hợp, bà Vượng đã nộp đơn khởi kiện tới TAND quận Đống Đa, yêu cầu ông Thao và các anh chị em ruột của ông Thao phải trả lại toàn bộ diện tích 219,249m2 cho bà Hợp và bà Vượng.
Giấy uỷ quyền của ông Đinh Trọng Hưng giao cho gia đình ông Thao sử dụng vĩnh viễn thửa đất. |
Tòa án giải quyết liệu đã thuyết phục?
Ngày 22/8/2014, TAND quận Đống Đa mở phiên tòa, với Bản án sơ thẩm số 11/2014/DS-ST xác định, diện tích đất tranh chấp của bà Hợp, bà Vượng và bà Hải, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Hợp, bà Vượng và yêu cầu gia đình ông Thao phải trả lại toàn bộ diện tích đất tranh chấp cho 3 bà trên.
Đồng thời, bà Hợp và bà Vượng sẽ hỗ trợ gia đình ông Thao mỗi người 80.000.000 đồng sau khi gia đình ông Thao trả lại quyền sử dụng đất cho các bà. Ngoài ra, bà Hợp và bà Vượng sẽ phải trả số tiền xây dựng nhà tại diện tích đất tranh chấp là 1.106.570.000.
Đến ngày 10/2/2015, gia đình ông Thao có đơn đề nghị Giám đốc thẩm tới Chánh án TAND TP Hà Nội và Viện trưởng Viện KSND TP Hà Nội với lí do Bản án sơ thẩm đã đưa ra nhận định và kết luận không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.
Tiếp đó, ngày 21/8/2017, TAND Cấp cao tại Hà Nội có Thông báo giải quyết Đơn đề nghị là không chấp nhận đề nghị Giám đốc thẩm, vì cho rằng Giấy ủy quyền ngày 1/4/1970 và Biên bản họp của Hội đồng gia tộc ngày 18/3/1970 là không đủ cơ sở để xác định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Hưng sang bố mẹ ông Thao (cụ thể là ông Nứa và bà Cát).
Ngoài ra, TAND Cấp cao tại Hà Nội dựa vào bản đồ trích lục thửa đất đứng tên ông Đinh Trọng Trung để xác định diện tích đất tranh chấp thuộc về bà Hợp và bà Vượng; đồng thời cho rằng, việc bà Hợp, bà Vượng đồng ý trả mỗi người 80.000.000 đồng là đã phù hợp và tương xứng với công tôn tạo đất của gia đình ông Thao.
Trao đổi với phóng viên, ông Thao bức xúc cho biết, cha mẹ và gia đình ông đã sử dụng diện tích đất nêu trên từ năm 1970 đến nay, kê khai nhà cửa và nộp thuế đầy đủ theo quy định, làm nhà ở kiên cố trên đất để ở. Gia đình bà Hợp, bà Vượng không hề đăng kí, kê khai đối với diện tích đất nêu trên từ năm 1970 đến nay, vì thực tế gia đình ông đã nhận chuyển nhượng đất từ năm 1970.
Ông Thao khẳng định: “Do bà Vượng và bà Hợp biết được diện tích đất đã chuyển nhượng cho gia đình tôi chưa đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật, thêm nữa giá đất đai ngày nay tăng cao nên những người này đã bội tín, không công nhận giao dịch chuyển nhượng đất mà cho rằng chúng tôi ở nhờ. Trong khi gia đình tôi có đầy đủ các tài liệu nêu trên và đã đăng kí, kê khai tại chính quyền địa phương”.
Cũng theo ông Thao, việc UBND phường Phương Liên cho rằng, chỉ lưu trữ tài liệu kê khai đối với diện tích đất nêu trên của gia đình ông là những bản phô-tô, không có bản chính để đối chiếu nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không thông báo cho gia đình ông về việc cung cấp các chứng cứ nêu trên nên ông Thao không có điều kiện để đưa ra chứng cứ, ý kiến để bảo vệ quyền lợi cho mình.
“Việc TAND quận Đống Đa cho rằng, gia đình chúng tôi ở nhờ trên diện tích đất tranh chấp là không đúng với sự thật khách quan của vụ án”, ông Thao cho biết.
Liên quan đến sự việc, đại diện UBND phường Phương Liên cho biết, vụ việc của gia đình ông Thao đã kéo dài nhiều năm. Phường là đơn vị thực hiện theo quyết định của Toà án. Nếu bên bị đơn (gia đình ông Thao) có hồ sơ, chứng cứ mới thì làm đơn gửi Toà án. Khi đó Toà án họ sẽ xem xét vụ việc.