Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Cần điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTD&MN), phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện, do vậy cần thiết phải điều chỉnh chủ trương đầu tư để phù hợp với thực tiễn...

Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030. Đây là chương trình mục tiêu quốc gia mới, gồm nhiều dự án, tiểu dự án thành phần với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan Trung ương cùng tham gia chủ trì, quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của các bộ ngành và các địa phương. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện Chương trình, cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư Chương trình. Cụ thể như sau:

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đọc Báo cáo trước Quốc hội
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đọc Báo cáo trước Quốc hội

Thứ nhất, về quy định nguồn vốn của Chương trình, theo điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 120/2020/QH14 quy định: “Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”. Tuy nhiên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, nguồn vốn của Chương trình được bố trí từ ngân sách Trung ương phân bổ cho Chương trình trong những năm qua gồm cả nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn sự nghiệp, đã được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao nguồn vốn hàng năm. Do vậy chưa đảm bảo thống nhất giữa chủ trương đầu tư với các nghị quyết phân bổ vốn của Quốc hội và quyết định phân phổ vốn hàng năm của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, về xác định đối tượng, địa bàn thực hiện đầu tư của một số dự án thuộc Chương trình gồm dự án 4, dự án 5, dự án 6, dự án 7. Tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình quy định đối tượng Chương trình theo quy định của Nghị quyết số 88/2019/QH14 gồm: “Xã, thôn vùng đồng bào DTTS&MN; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn”.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, trong thực tiễn triển khai thực hiện Chương trình, theo báo cáo đề xuất của các tỉnh và một số bộ ngành, chủ các chương trình và dự án thành phần liên quan, có 10 một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực dân tộc, 101 cơ sở giáo dục gồm các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và cấp tỉnh, 3 cơ sở y tế tuyến huyện đang phục vụ trực tiếp cho 42 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, dự kiến có 72 di tích lịch sử quốc gia được đề nghị tu bổ và tôn tạo….

Tuy nhiên, các cơ sở nêu trên không nằm trong các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò rất quan trọng, trực tiếp tác động đến các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình như: phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số… Đồng thời phục vụ cho các đối tượng chính thụ hưởng là người dân tộc thiểu số và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc đối tượng thụ hưởng được quy định tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm

Qua rà soát điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, các cơ sở nêu trên còn thiếu thốn, cần sự đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, do đó gặp khó khăn trong xác định các danh mục đầu tư, lập thẩm định kế hoạch vốn, bố trí vốn và thanh quyết toán trong quá trình thực hiện Chương trình.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Chương trình được phê duyệt điều chỉnh sẽ có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện giải ngân theo đúng quy định nguồn vốn của các dự án, tiểu dự án đã được Quốc hội quyết định, bố trí vốn cho các đối tượng nêu trên với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.142 tỷ đồng.

Việc điều chỉnh chủ trương không làm tăng tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 120/2020/QH14, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn của các địa phương.

Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đề xuất này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm thấy rằng, Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội bảo đảm về số lượng theo quy định tại Điều 20 của Luật Đầu tư công. Bao gồm: (1) Tờ trình, (2) Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư, (3) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước, (4) Các phụ lục kèm theo Tờ trình: Báo cáo tiếp thu, bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của UBTVQH, danh mục đầu tư, báo cáo đánh giá tác động.

Như vậy, Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội đề nghị điều chỉnh Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (sau đây viết tắt là Chương trình DTTS&MN) theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 đã bảo đảm đủ về số lượng, danh mục theo quy định tại Điều 20 và đúng thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật Đầu tư công và đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét cũng như bảo đảm thời gian theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Luật Đầu tư công.

Về tên gọi của Tờ trình Chính phủ, Chính phủ đề xuất với tên gọi trong Tờ trình là: “Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Tuy nhiên, Hội đồng Dân tộc nhận thấy, nội dung đề xuất điều chỉnh chủ yếu liên quan đến một số công trình đầu tư cơ sở vật chất thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa không nằm trong địa bàn vùng DTTS&MN theo quy định hiện nay. Như vậy, tính chất, nội dung điều chỉnh không lớn mà chỉ cụ thể hóa, làm rõ thêm về phạm vi thực hiện. Hội đồng Dân tộc cho rằng tên gọi phù hợp trong Tờ trình Chính phủ nên sửa đổi là: Báo cáo đề xuất điều chỉnh một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Về nội dung đề nghị điều chỉnh, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh 02 nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình DTTS&MN gồm: nguồn vốn của Chương trình và đề xuất điều chỉnh phạm vi đầu tư.

Một là, tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết số 120/2020/QH14 quy định: "Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”, Chính phủ đề nghị Quốc hội điều chỉnh, bổ sung là: “Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kinh phí sự nghiệp được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm theo các nghị quyết của Quốc hội về phân bổ dự toán ngân sách trung ương hằng năm và các quy định hiện hành”.

Xoay quanh vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, hằng năm Chính phủ trình Quốc hội và Quốc hội phân bổ ngân sách rõ từng nguồn vốn đầu tư, vốn sự nghiệp của Chương trình. Phần vốn đầu tư công trung hạn đã được phân bổ giao cho địa phương, vốn sự nghiệp được Chính phủ phân bổ năm 2022, 2023, 2024 và thông báo dự kiến mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2024-2025 để các địa phương có căn cứ, chủ động trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Mặt khác, đến nay đã hơn 03 năm triển khai thực hiện, qua giám sát chuyên đề của Quốc hội, báo cáo của các địa phương không phản ánh vướng mắc liên quan đến nội dung này.

Các Đại biểu tham dự
Các đại biểu tham dự

Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhiều ý kiến tham gia thẩm tra, thực tế qua giám sát, không có vướng mắc trong quá trình thực hiện và các Nghị quyết của Quốc hội đã giao, ghi rõ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm đủ cơ sở pháp lý. Nội dung đề nghị này sẽ được điều chỉnh cụ thể cho giai đoạn sau (2026-2030) trên cơ sở xem xét báo cáo tổng kết Chương trình giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ vào cuối năm 2025.

Hai là, về đề xuất điều chỉnh phạm vi đầu tư, tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình, quy định đối tượng Chương trình theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 là: “Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn”.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, các nội dung đề xuất đầu tư trên không thuộc phạm vi được quy định trong Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phần lớn xuất phát từ việc xác định địa bàn vùng DTTS&MN tại các Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 và Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 về phân định vùng DTTS&MN theo trình độ phát triển của Chính phủ.

Để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành Chương trình trong bối cảnh thời gian thực hiện còn rất ít, Hội đồng Dân tộc thống nhất về nguyên tắc điều chỉnh một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình DTTS&MN như đề xuất của Chính phủ, để bảo đảm cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho việc thực hiện. Mặt khác, việc đầu tư cho các nội dung trên là cần thiết, có vai trò quan trọng, tác động đến các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống và đối tượng thụ hưởng trực tiếp là đồng bào sinh sống ở vùng DTTS&MN.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng để quyết định các danh mục đầu tư trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; các công trình, dự án văn hóa gắn với phát triển du lịch, bao gồm cả trong và ngoài địa bàn vùng DTTS&MN theo quy định hiện hành, ưu tiên vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Việc điều chỉnh này không vượt quá tổng mức vốn của Chương trình đã được Quốc hội phân bổ.

Về hình thức điều chỉnh, Hội đồng Dân tộc nhất trí và đề nghị Quốc hội cho bổ sung nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp lần thứ 7.

Hoàng Nam

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Sáng 23/9, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khánh thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, với tổng vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.
Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

Sáng 23/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ khánh thành cầu Bạch Đằng 2 tại xã Bạch Đằng, TP.Tân Uyên. Cây cầu mới này là tuyến kết nối quan trọng giữa tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, góp phần cải thiện giao thông liên vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Vào lúc 17h05 chiều 21/9 theo giờ địa phương (sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ, bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.
Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Nằm trong chuỗi sự kiện công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, từ ngày 25 đến 27/9/2024, Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo Bình Dương tổ chức Triển lãm Điện và Năng lượng, Triển lãm Tự động hóa Việt Nam 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 19/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo để thông báo về Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng với triển lãm điện, năng lượng và tự động hóa Việt Nam 2024, dự kiến diễn ra vào ngày 26/9/2024.

Tin khác

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo
Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.

Những chuyển động mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng

Những chuyển động mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng
Ngày 18/9, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với nhiều điểm đổi mới đặc biệt.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.

Tuyên bố chung Việt Nam - Lào

Tuyên bố chung Việt Nam - Lào
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 13/9/2024. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra "Tuyên bố chung Việt Nam - Lào".

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở 2 tỉnh An Giang và Cà Mau
Sáng 12/9, HĐND tỉnh An Giang khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp thứ 21, để xem xét, quyết định tờ trình về việc đề nghị bầu bổ sung Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thủ tướng: Chậm nhất 31/12 tới phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ

Thủ tướng: Chậm nhất 31/12 tới phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ
Chiều 12/9, ngay sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.

Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh

Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xả tràn hồ nước Thanh Lanh
Vào hồi 18 giờ ngày 11/9/2024, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Vĩnh Phúc ban hành văn bản số: 17/L-PCTT về xả tràn hồ nước Thanh Lanh.

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3

Bình Thuận: Ủng hộ 3 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3
Chiều 11/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã tổ chức Lễ Phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hoài Anh, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí trong Bộ CHQS tỉnh ủng hộ trực tiếp.

Nhiều bài học về chính sách cho NCT

Nhiều bài học về chính sách cho NCT
Được sự đồng ý của Ban Đối ngoại Trung ương, Hội NCT Việt Nam cử Đoàn công tác nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về chăm sóc, bảo vệ, phát huy vai trò NCT tại Cộng hòa Liên bang Đức, từ ngày 8 đến 15/9/2024. Đoàn do TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội làm Trưởng đoàn; tham gia đoàn có lãnh đạo, chuyên viên Ban Đối ngoại, Ban Chăm sóc NCT, Ban Phát huy vai trò NCT.

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Hà Nội hỗ trợ khẩn cấp 112 tỉ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Ngày 10/9, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tại lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 3, TP Hà Nội đã trao tặng 61 tỉ đồng, cùng Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ. Trước đó, ngày 9/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng quyết định trích 51 tỉ đồng từ Quỹ Cứu trợ của thành phố hỗ trợ 11 tỉnh, thành phố bị thiệt hại khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Tổng số tiền TP Hà Nội ủng hộ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 lên đến 112 tỉ đồng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Chiều 10/9, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.

Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết
Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối trực tuyến với một số điểm cầu tại các tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
Ngay sau Lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Xem thêm
Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Sáng 23/9, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khánh thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, với tổng vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.
Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ khánh thành cầu Bạch Đằng 2 là tuyến kết nối quan trọng giữa tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo tổ chức Triển lãm Điện và Năng lượng, Triển lãm Tự động hóa Việt Nam 2024.
Phiên bản di động