Bàn về chữ thọ
Cùng suy ngẫm 17/01/2024 09:48
Sĩ (士) là học trò, ý là sự hiểu biết, tư duy, ý là muốn sống lâu thì bộ não phải luôn hoạt động. Đọc sách, xem thời sự giúp người già mở mang kiến thức để hiểu hơn, cập nhật tin tức hơn. Từ đó kéo gần khoảng cách giữa các thế hệ để việc chung sống trong cùng một gia đình cho người già, kích thích thần kinh não bộ, giải tỏa căng thẳng, giấc ngủ dễ dàng hơn.
Bộ nhị 二 nghĩa là hai, là số nhiều. Hiểu rộng ra là không thể sống cô độc một mình mà phải sống cùng với người thân, với cộng đồng, có bạn bè tâm giao chí cốt, có con cháu ngoan, chí hiếu, bên cạnh có bạn đời, trân trọng những giây phút quý giá bên cạnh vợ con, bạn bè, người thân và cộng đồng.
Bộ công (工) là vận động, làm việc, ý là muốn sống lâu, sống khỏe cần vận động thường xuyên, để tăng trao đổi chất, giảm teo cơ, chống loãng xương, hoặc thoái hóa khớp, cải thiện lưu thông máu, điều hòa huyết áp, làm giảm lipid máu, chống thừa cân, béo phì, đồng thời giảm sự tăng đường huyết… Việc vận động thể lực thường xuyên sẽ kích thích cơ thể sản xuất các loại hormone có lợi cho não, sự hưng phấn tinh thần, giảm stress, gia tăng lòng tự tin.
Bộ khẩu (口), khẩu là cái miệng để ăn và nói. Tục ngữ ta có câu: "Bệnh theo miệng mà vào/ Vạ từ miệng mà ra". 3 điều không nên nói: Không nói những lời tiêu cực, ngạo mạn, thiếu khiêm tốn; không nói những lời oán thán đời, trách người vì không ai muốn nghe những lời oán trách của bạn, nếu bạn cứ nói thì chỉ làm cho người ta xa lánh. Vậy thay vì oán trách thì nên chuyển tải đến người nghe thông tin có chứa những năng lượng tích cực để làm người nghe vui vẻ; không nói những lời vô ích, không có giá trị vì nói vậy chỉ làm người nghe mất thời gian. Bộ cuối cùng trong chữ “Thọ” là bộ thốn (寸) là tấc, là sự lường ý là sự chừng mực.
Sống ở đời 3 điều đừng can thiệp: Đừng can thiệp vào cuộc sống của người khác, làm chuyện bao đồng; đừng can thiệp vào chuyện tình cảm của người khác, vì hôm nay họ chia tay nhau mai họ có thể dàn hòa nhau, ta đâu phải là người trong cuộc; đừng can thiệp vào gia đình người khác vì ta đâu có quyền hạn.
Sống ở đời có 3 điều không nên giúp: Không giúp người những việc quá sức mình; không giúp người những việc vượt quá giới hạn mình; không giúp người những gì vượt quá nguyên tắc, mọi thứ nên giữ ở một chừng mực nhất định, ở một mức độ phù hợp với mỗi người.
Người xưa quan niệm “lão giả an tri”. Tuy nhiên hiện nay, người già/nghỉ hưu muốn sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội cần phải năng động trong cuộc sống, nhìn nhận thời cuộc sao cho phù hợp, hoà hợp với thời cuộc, để vui cùng con cháu, bạn bè, nếu không dễ bị trầm cảm, tự kỉ.
Người ta đã đúc kết: Sống thọ nhưng nếu không biết sống tốt, sống có chất lượng thì sống như thế chưa hẳn là thọ. Thực hiện được càng nhiều các yếu tố trong chữ THỌ sẽ sống càng THỌ, tiềm năng người cao tuổi còn rất dồi dào nếu tập hợp và phát huy.
Đấy là quan niệm của những nhân sinh thức tự, của các bậc trí thức xin bàn luận để mọi người cùng suy ngẫm.